Bình Định: TT. Thích Minh Nhẫn thuyết trình "Ứng dụng truyền thông mạng trong công tác hoằng pháp” tại Khóa Bồi dưỡng trụ trì năm 2019

PSO – Sáng ngày 7/7/2019, tại Văn phòng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (BTS GHPGVN) tỉnh Bình Định – số 141, Trần Cao Vân, phường Trần Hưng Đạo, Tp. Quy Nhơn, TT. Thích Minh Nhẫn – Ủy viên HĐTS, Phó ban Thông tin Truyền thông TƯ, Phó ban kiêm Chánh thư ký Ban Hoằng pháp TƯ, Tổng Biên tập Kênh Phật Sự Online TV, đã có buổi chia sẻ chủ đề “Ứng dụng truyền thông mạng trong công tác hoằng pháp” cho hơn 300 vị là chư Tôn đức Tăng Ni trụ trì và đông đảo Phật tử tham dự trong Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ hành chánh Giáo hội năm 2019 do Ban Trị sự tỉnh tổ chức. 

Mở đầu, Thượng tọa chia sẻ về những thành tựu về lãnh vực khoa học do cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã đưa nhân loại đến một kỹ nguyên mới đó kỹ nguyên của công nghệ. Có thể nói, mọi ứng dụng sinh hoạt trong đời sống của con người đều được tiện lợi và dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ vào các hệ thống thiết bị thông minh, bộ điều khiển từ xa, trí tuệ nhân tạo Robot vv… Chất lượng công việc được nâng cao, đời sống phát triển. đặc biệt, sự bùng nổ của nhiều phương tiện truyền thông ra đời như: Internet, thư điện tử, các mạng xã hội Facebook, Twitter, Zalo, Youtube,… và các công cụ tìm kiếm như: Google, Yahoo…làm cho thế giới như xích lại gần nhau hơn và mọi thông tin đến với nhau một cách nhanh chóng. Tất cả những điều này cùng tạo nên một thời đại của công nghệ số trên lãnh vực truyền thông đại chúng tự do ngôn luận, dễ dàng và tiện lợi.

Thượng tọa nhấn mạnh, đây cũng chính là một cơ hội tốt nếu người con Phật biết nỗ lực ứng dụng công nghệ để thực hiện nhiệm vụ Hoằng pháp lợi sanh thì sẽ mang đến sự tích cực về cái thiện, tinh thần Từ bi-Trí tuệ, vị tha cho xã hội và cộng đồng công dân mạng. Đó cũng chính là cách chúng ta thực hiện lời Phật dạy về Công xảo minh, một trong năm môn học mà người con Phật cần phải thông suốt. “Thời đại công dân mạng, truyền thông số, ai ai cũng có thể làm truyền thông. Nhưng để truyền thông có hiệu quả, cần sự chung tay góp sức của cộng đồng, và hơn ai hết cần một sự liên kết thực sự hiệu quả, có tổ chức bài bản, chuyên nghiệp mới là điều mà cộng đồng Phật tử mong chờ”. Do vậy, Đại hội Phật giáo toàn Quốc nhiệm kỳ VIII (2017-2022) đã đưa ra chương trình phương hướng hoạt động Phật sự tại điểm 8 là “Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng Pháp”.

Phật giáo phát triển, Thông tin-Truyền thông và Hoằng pháp được phát triển số hóa, thế hệ trẻ là những nhân tố tiềm năng, sử dụng thành thạo công nghệ, internet… Các hoạt động Phật giáo như sinh hoạt gia đình Phật tử, các khóa tu mùa hè, các khóa học và tập huấn về giá trị sống (life values) theo tư tưởng đạo đức Phật giáo chuyên biệt cho sinh viên, giới trí thức, người lao động trẻ đã và đang có giá trị tích cực, thúc đẩy xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ đồng thời góp phần làm cho Phật giáo phát triển trường tồn

Khá đông tu sĩ có khả năng thuyết giảng và tự nguyện làm truyền thông để truyền bá chánh pháp bằng biện pháp tự vận động kinh phí để phục vụ cho công tác truyền thông Phật giáo. Những người Phật tử sử dụng mạng xã hội làm truyền thông đều cùng có một tấm lòng thiện lành là muốn truyền bá lời Phật dạy và làm công tác xã hội – từ thiện nhân đạo vì lợi ích cho xã hội và cộng đồng.

Tuy nhiên, Bên cạnh sự phát triển thuận lợi, thì mạng xã hội đang bị một bộ phận nhỏ cố ý lạm dụng một cách tiêu cực nhằm khai thác mặt trái của các thông tin để câu view (câu lượt xem) thực hiện ý đồ riêng. Từ đó, đã dẫn đến việc mất an ninh trật tự chung, an toàn riêng đối với thanh, thiếu niên khi tham gia mạng xã hội, Internet đồng thời cũng ảnh hưởng đến niềm tin và uy tín của Phật giáo. “Kể từ khi mạng xã hội bùng nổ, các cuộc khủng hoảng truyền thông lan nhanh đến chóng mặt. Nếu như trước đây thông tin hầu như phụ thuộc vào các trang báo chính thống, hoặc được thảo luận gián tiếp thông qua ngòi bút của phóng viên, thì giờ đây, tin tức lan truyền theo từng giây, từng phút thông qua từng kênh cá nhân, cộng đồng trên mạng xã hội”. “Truyền thông báo mạng hiện nay, do tự phát, thiếu nhận thức khách quan và không bị chế tài bởi hiến định nên tung tin vung vít không cần biết đúng sai, không cần biết hậu quả đến đâu, làm tan nhà nát cửa, không ít gia đình ly tán vì những thông tin thiếu chính xác, chưa kiểm chứng”.

Trong thời gian qua, một bộ phận kẻ xấu đã tận dụng khai thác triệt để lãnh vực mạng xã hội với hình thức cá nhân, tự do phát tán mà không cần chịu trách nhiệm. Qua đó, đã đăng tải nhiều thông tin thiếu tính chân thật và khách quan, mang tính xuyên tạc, cố ý bôi nhọ đời sống phạm hạnh của Tăng, Ni với ý đồ làm giảm uy tín của Tăng đoàn, Giáo hội và đạo Phật, để người dân mất niềm tin và không còn thiện cảm; dẫn đến việc từ bỏ, xa rời đạo Phật. Việc Tăng, Ni, cư sĩ thiếu kỹ năng sử dụng mạng xã hội, chưa cẩn trọng khi sử dụng các trang mạng đã bị kẻ xấu lợi dụng để xuyên tạc, từ chuyện không thành có, chuyện nhỏ xé ra to, tạo ra nhiều vụ việc đáng tiếc, tạo ra những khủng hoảng truyền thông không đáng có liên quan đến Phật giáo. “…sinh hoạt của Phật giáo tại nước ta đã nhiều phen đảo lộn làm ảnh hưởng đến niềm tin của tín đồ trước những thông tin liên quan xuất hiện trên các mặt báo chính thống. Trong đó, có những vụ việc được giới truyền thông, mạng xã hội tiếp cận một cách nghiêm túc và đưa tin chuẩn xác đến người đọc, giúp vấn đề được sáng tỏ, nhưng không hiếm các trường hợp là nạn nhân của những con chữ vô cảm, phiến diện, có yếu tố giật gân câu khách và ác ý của người cầm bút vì một lý do nào đó. Đó là chưa kể đến tính tự phát, không thể kiểm soát của các thông tin trên các trang mạng xã hội mà bất kỳ ai cũng có thể là “tội đồ” một khi được đề cập đến”. 

Bằng hình thức lập trang Website Phật giáo, facebook và fanpage để xuyên tạc, rao giảng giáo lý trái với tư tưởng kinh điển Phật giáo. Bên cạnh đó, một số đơn vị tổ chức cá nhân cũng lợi dụng danh nghĩa nhà Phật lập các trang web từ thiện để kêu gọi quyên góp ủng hộ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, nhưng thực chất là làm lợi riêng cho bản thân, gây mất niềm tin trong lòng Phật tử ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín Phật giáo”. Trong đó có việc lợi dụng mạng xã hội đăng và truyền tải hình ảnh với hình thức tu sĩ thiếu hạnh hạnh làm phương hại uy tín của Phật giáo và Giáo hội.

Trong thời đại mà truyền thông chiếm ngự hết mọi sinh hoạt của từng cá nhân con người mỗi Phật tử, Tăng, Ni chúng ta cần ý thức rõ và sử dụng các phương tiện truyền thông, mạng xã hội để hỗ trợ cho công cuộc hoằng pháp và góp phần xây dựng và phát triển con người và xã hội để tất cả cùng sống tốt, sống thiện. Hiện nay, có rất nhiều vấn đề trong xã hội: tham nhũng, tư duy tiêu cực, lợi ích nhóm, vô trách nhiệm, giành giật, tệ nạn… Dân tộc đang rất cần sự bình an, rất cần đến Từ, Bi, Hỷ, Xả. Không ai khác ngoài chúng ta có thể làm được điều này. Không đạo nào khác ngoài đạo Phật có thể giải quyết được những vấn đề này. Chư Tăng, chư Ni cần tăng cường khai thác sức mạnh của mạng xã hội để hướng tới giới trẻ, giúp họ hiểu hơn về đạo Phật, về Phật giáo tại Việt Nam và về những người con Phật xung quanh họ. Từ đó, thu hút giới trẻ đến với Phật giáo chính thống, hướng tới tinh tấn tu tập, tu Thân, tu Khẩu, tu Ý nhằm xây dựng một đời sống an lạc, bền vững.

Chư Tôn đức Tăng, Ni, tín đồ Phật tử sử dụng điện thoại thông minh và thiết bị nghe nhìn có ứng dụng mạng xã hội và có ý thức tự nguyện tuyên truyền hình ảnh hoạt động Phật sự, công tác Xã hội – Từ thiện nhân đạo của Tăng, Ni, Phật tử và tổ chức Giáo hội các cấp. Nhằm nêu cao giá trị Từ bi – Trí tuệ, vô ngã vị tha, hòa bình, hòa hợp của đạo Phật trong sự nghiệp phụng đạo, yêu nước. Thông qua group Zalo Phật sự Online của mỗi tỉnh thành, chúng ta xem và chia sẻ tin tức Phật giáo đến với cộng đồng xã hội qua zalo, Facebook youtube… bằng việc làm nhỏ này chúng ta cũng đang là những người làm truyền thông một cách tích cực.

Sau cùng, Thượng tọa giảng sư gửi lời tri ân đến lãnh đạo Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tạo cơ duyên để thượng tạo trở về đây, được chia sẻ đến toàn thể Tăng Ni trụ trì trong toàn tỉnh. Ban Tổ chức cũng đã dành tặng Thượng tọa giảng sư đóa hoa tươi thắm thay lời cám ơi sâu sắc. Buổi chia sẻ pháp thoại khép lại trong những tràng vỗ tay giòn giã của cả hội chúng.

Tin: Tuệ Tánh, ảnh: Huỳnh Được

The post Bình Định: “Ứng Dụng truyền thông mạng xã hội trong công tác hoằng pháp” tại Khóa Bồi dưỡng trụ trì năm 2019 appeared first on Phật sự Online Miền Trung.
Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Cà Mau: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh khánh thành cầu và tặng quà cho đồng bào nghèo xã Tân Đức

Sáng nay, ngày 22/12/2024 tại huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, Ni sư Thích Nữ Diệu Chánh, Phó Ban Trị sự, Trưởng ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh, phối hợp cùng chánh quyền địa phương tổ chức khánh thành cầu nông thôn và tặng 60 phần quà đến đồng bào xã Tân Đức.

Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online