Bình Dương: Đề thi (hỏi –đáp) dành cho giới tử thọ giới Thức Xoa Ma Na Đại giới đàn Minh Thiện 2019

CÂU HỎI ÔN THI ĐÀN THỨC XOA MA NA NI

I/PHẦN GIÁO HỘI.

1/ HĐCM được suy tôn tại Đại Hội Đại Biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ nhất gồm có bao nhiêu vị? Do ai làm Pháp Chủ?

Tại Đại hội Đại biểu Phật giáo lần I, HĐCM  GHPGVN được suy tôn tất cả là 56 vị do Hòa thượng Thích Đức Nhuận làm Pháp Chủ.

 2/Từ khi được thành lập đến nay, GHPGVN đã trải qua bao nhiêu lần Đại Hội? Lần Đại Hội sau cùng diễn ra vào ngày, tháng, năm nào? Tại đâu?

Từ khi được thành lập đến nay, GHPGVN đã trãi qua 8 lần Đại hội. Đại hội sau cùng là Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 8, diễn ra vào ngày 19, 20, 21 va 22 tháng 11 năm 2017 tại cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội.

3/Đại Hội lần thứ 5 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương diễn ra vào ngày tháng năm nào ? BTS nhiệm kỳ 5 được suy cử gồm có bao nhiêu vị? Do ai làm Trưởng Ban ?

Đại hội Đại biểu Phật giáo tinh Bình Dương nhiệm kỳ 5 diễn ra vào ngày 16-04-1997, Ban Trị sự được suy cử nhiệm kỳ này gồm có tất cả 21 vị do Hòa thượng Thích  Minh Thiện làm Trưởng Ban kiêm Tăng sự.

4/ Theo qui định trong Nội qui Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội, giới tử muốn thọ giới Thức xoa phải hội đủ những điều kiện gì?

Theo qui định của Nội qui Ban Tăng sự Trung ương, giới tử muốn thọ giới Thức xoa phải hội đủ những điều kiện như sau:

  • Tuổi đời từ 18 đến 60 tính theo tuổi khai sinh.
  • Không vi phạm pháp luật nhà nước.
  • Các căn đầy đủ, không tàn tật, không mắc bệnh truyền nhiễm và bệnh tâm thần.
  • Đã thọ giới Sa di ni ít nhất là 2 năm.
  • Có trình độ văn hóa ít nhất là tốt nghiệp phổ thông cơ sở hoặc tương đương đối với các giới tử có tuổi đời dưới 30 tuổi.
  • Phải thuộc các nghi thức tụng niệm tùy theo từng hệ phái.
  • Phải trúng tuyển kỳ thi khảo hạch tại các Đàn giới.

5/ Hiến chương của GHPGVN hiện nay gồm có bao nhiêu chương và bao nhiêu điều?

Hiến chương của GHPGVN hiện gồm có 13 chương và 71 điều.

II/PHẦN SỬ LIỆU.

6/ Theo quan điểm bắc truyền, Thái tử Tất-Đạt- Đa xuất gia năm bao nhiêu tuổi? Thành đạo năm bao nhiêu tuổi? Niết-Bàn năm bao nhiêu tuổi?

Theo quan điểm bắc truyền, Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia năm 19 tuổi, thành đạo năm 30 tuổi, nhập Niết Bàn năm 79 tuổi.

7/ Hai người Thiện tín đầu tiên cúng dường, qui y với Đức Phật là ai?

Hai người thiện tín đầu tiên cúng dường Phật và chỉ Qui y Phật thôi đó là hai nhà thương gia có tên là Tapassu và Bhallika.

8/ Lần đầu tiên Chuyển Pháp Luân tại Vườn Nai Đức Phật đã thuyết pháp cho ai nghe? Kể tên ?

Lần đầu tiên Chuyển Pháp Luân tại vườn Nai, đức Phật đã thuyết pháp cho 5 anh em ông Kiều-Trần-Như nghe, tên của 5 người này là: Kiều-Trần-Như, Ác- Bệ, Bạt-đề, Thập Lực Ca Diếp và MahaNam.

9/ Sau khi dạo 4 cửa thành, Thái tử Tất Đạt Đa đã xin vua cha 4 điều ước, nếu vua cha làm được ngài sẽ ở lại hoàng cung, hãy cho biết 4 điều ước đó là gì?

Sau khi dạo 4 cửa thành, Thái tử đã xin vua Tịnh Phạn 4 điều ước, đó là:

  • Làm sao cho con trẻ mãi không già.
  • Làm sao cho con mạnh khỏe hoài không đau ốm, bệnh hoạn.
  • Làm sao cho con sống hoài không chết.
  • Làm sao cho tất cả mọi người đều được thoát khổ như con.

10/ Qua thời gian tầm đạo, khổ hạnh ép xác, Thái tử Tất Đạt Đa đã giác ngộ được điều gì?

Sau khi trãi qua quá trình tầm đạo và nổ lực tự thân, tu tập khổ hạnh ép, nhưng vẫn không đạt được trạng thái giải thoát, an lạc, Thái tử nhận ra rằng : sự hưởng thọ dục lạc như lúc còn ở trong  hoàng cung hay tu tập khổ hạnh ép xác đều không đem lại sự giải thoát hoàn toàn khổ đau. Đó là 2 cực đoan cần phải tránh xa, đó là chân lý trung đạo giải thoát.

III/ PHẦN KINH TỤNG.

11/ Hãy đọc đoạn vộ đầu của bài tựa kinh Lăng Nghiêm? Diệu trạm…Thủ nê hoàn”.

“Diệu Trạm tổng trì bất đông tôn,

Thủ Lăng Nghiêm vương thế hy hũu

Tiêu ngã ức kiếp điên đảo tưởng

Bất lịch tăng kỳ hoạch pháp thân

Nguyện kim đắc quả thành bảo vương

Hườn độ như thị hằng sa chúng

Tương thử thâm tâm phụng trần sát

Thị tắc danh vi báo Phật ân

Phụng thỉnh Thế Tôn vị chứng minh

Ngủ trược ác thế thệ tiên nhập

Như nhứt chúng sanh vị thành Phật

Chung bất ư thử thủ nê hoàn..”

12/ Hãy đọc (viết) thuộc lòng đoạn kinh Sám Ngã Niệm?(“Ngã niệm tự … đa quá hoạn”)

“Ngã niệm tự tùng vô lượng kiếp

Thất viên minh tánh tác trần lao

Xuất sanh, nhập tử thọ luân hồi

Di trạng thù hình tao khổ sở

Túc tư thiếu thiện sanh nhơn đạo

Hoạch ngộ vi phong đắc xuất gia

Phi truy, trước phát loại sa môn

Hủy giới, phá trai đa quá hoạn”.

13/ Hãy viết đoạn vô đầu của đệ nhất Chú Lăng Nghiêm?

“Nam mô tát đát tha…. ca tăng già nẫm”.

Nam mô tát đát tha tô già đa da, Ara ha đế, Tam miệu tam Bồ đề tả. Tát đát tha Phật đà cu tri sắc ni sam.

Nam mô tát đa nẫm tam miệu tam bồ đà cu tri nẫm.

Ta xá ra bà ca tăng già nẫm”.

14/ Hãy đọc bài Sám Ngã Nguyện?

Ngã nguyện Bổn sư vô lượng thọ

Quan Âm, Thế chí thánh hiền tăng

Đồng triển oai quang phổ chiếu lâm

Cộng tứ minh gia hàm cứu bạt

Vô thỉ kim sanh chư tội chướng

Lục căn tâm nghiệp chúng khiên vưu

Nhất niệm viên quang tội tánh không

Đẳng đồng pháp giới hàm thanh tịnh”.

15/ Hãy đọc thuộc lòng đoạn kinh sau đây: “Ngã kim phát tâm… đồng đắc A nậu đa la Tam miệu tam bồ đề”. Hãy cho biết đoạn kinh trên nằm trong bài kinh nào?

“Ngã kim phát tâm, bất vị tự cầu nhơn thiên phước báu, Thanh văn, Duyên giá, nãi chí quyền thừa chư vị Bồ tát, duy y tối thượng thừa, phát Bồ đề tâm, nguyện dữ pháp giới chúng sanh nhất thời đồng đắc A nậu đa la Tam miệu tam bồ đề”.

Đoạn kinh trên nằm trong đoạn vô đầu của bài kinh Hồng Danh Bửu Sám.

IV/ GIÁO LÝ.

16/ Tam Bảo là gì? Có mấy Loại Tam Bảo? Kể tên và giải thích từng loại Tam Bảo?

 Tam Bảo là 3 ngôi báu của thế gian, đó là Phật – Pháp – Tăng. Tam Bảo có 3 bực:

 a/ Đồng Thể Tam Bảo: gồm có 3:

  • Đồng Thể Phật Bảo: Chỉ cho tất cả chúng sanh và chư Phật đồng một thể tánh sáng suốt như nhau.
  • Đồng Thể Pháp Bảo: Chỉ cho tất cả chúng sanh và chư Phật cùng một pháp tánh Từ- Bi, Bình Đẳng.
  • Đồng Thể Tăng Bảo: Chỉ cho chúng sanh và Chư Phật đồng một thể tánh thanh tịnh như nhau.

b/ Xuất Thế Gian Tam Bảo: có 3.

  • Xuất Thế Gian Phật Bảo: Chỉ cho Đức Phật Thích Ca, Đức Phật A-Di-Đà và Chư Phật trong mười phương 3 đời đã giải thoát khỏi sự ràng buộc của thế gian.
  • Xuất Thế Gian Pháp Bảo: Chỉ cho Chánh Pháp của Phật, có công năng làm cho chúng sanh thoát khỏi sự ràng của thế gian như pháp: Tứ Đế, Bát Chánh Đạo …
  • Xuất Thế Gian Tăng Bảo: Chỉ cho các vị Thánh Tăng đã thoát khỏi sự ràng buộc của tam giới như Ngài Quán- Thế-Âm, Ngài Phổ-Hiền…

 c/ Thế gian trụ trì Tam Bảo: có 3

  • Thế Gian trụ trì Phật Bảo: Chỉ cho xá lợi của Phật tượng, Phật đúc bằng kim loại, làm bằng gỗ, xi-măng, chạm trỗ, thêu vẽ, trên vãi, giấy …
  • Thế gian trụ trì Pháp Bảo: Chỉ cho 3 tạng giáo điển Kinh, Luật, Luận được viết, in, khắc trên vải, giấy, cây …
  • Thế gian trụ trì Tăng Bảo: Chỉ cho các vị tỳ-kheo hiện đang tu hành thanh tịnh, giới luật trang nghiêm.

17/ Bát Chánh đạo là gì? kể ra?

Bát Chánh là một con đường chơn chánh, đưa đến giải thoát và giác ngộ, bao gồm 8 chi phần:

  • Chánh kiến
  • Chánh Tư duy.
  • Chánh ngữ.
  • Chánh nghiệp.
  • Chánh mạng.
  • Chánh tinh tấn.
  • Chánh niệm.
  • Chánh định.

18/ Hãy kể sáu pháp hòa kính?

Thân hòa đồng trụ, Khẩu hoà vô tránh, Ý hoà đồng duyệt, Giới hoà đồng tu, Kiến hòa đồng giải, Lợi hòa đồng quân.

19/ Hãy kể tên các pháp trong Lục độ Ba la mật?

 

  • Bố thí Ba la mật.
  • Trì giới Ba la mật.
  • Nhẫn nhục Ba la mật.
  • Tinh tấn Ba la mật.
  • Thiền định Ba la mật.
  • Trí huệ Ba la mật.

20/ Hãy đọc bài kệ thứ 54 trong Kinh Pháp Cú của Hòa thượng Thích Minh Châu dịch?

 “Hương các loài hoa thơm

Không ngược bay chiều gió

Nhưng hương người đức hạnh

Ngược gió khắp tung bay

Chỉ có bậc chân nhân

Tỏa sáng mọi phương trời”.

V/ PHẦN LUẬT

 21/Sa di có mấy nghĩa? Kể ra?

Sa di có 3 nghĩa :

  • “Tức từ”, nghĩa là dứt ác làm lành.
  • “Cần sách”, nghĩa là cần phải siêng năng, tinh tấn.
  • “Cầu tịch”, nghĩa là dứt hết phiền não.

22/ Hãy đọc bài Kệ lọc nước?

Thiện tai Lự Thuỷ Nan

Hộ sanh hành từ cụ

Xuất nhập thường đới dụng

Phương hợp Bồ tát đạo.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

23/ Khi tắm phải tưởng bao nhiêu bài kệ?

Khi tắm phải tưởng 5 bài kệ: Tẩy dục, Quán chưởng, Tẩy diện, Tẩy túc, Tẩy tịnh.

24/ Ngũ đức của người Sa di là gì? Hãy kể ra?

Ngũ đức Sa di là 5 công đức mà Sa di cần phải nhớ:

Phần âm !

Nhất giả phát tâm xuất gia hoài bội đạo cố

Nhị giả hủy kỳ hình hảo ứng pháp phục cố

Tam giả cắt ái từ thân vô thích mạc cố

Tứ giả ủy khí thân mạng tôn sùng đạo cố

Ngủ giả chí cầu đại thừa vị độ nhân cố.

 Phần nghĩa

         Một là phát tâm xuất gia vì thiết tha với đạo pháp

          Hai là xã bỏ hình tướng tốt đẹp để xứng hợp với pháp phục.

          Ba là cắt đức sợi dây thân ái, vì không còn thân sơ

          Bốn là xả bỏ thân mạng vì tôn sùng đạo pháp

          Năm là chí cầu đại thừa vì muốn cứu độ chúng sanh.

25/ Hãy cho biết “ Tùy Sư xuất hành” là Thiên oai nghi thứ mấy? Đọc ( viết ) một đoạn?

Tùy sư xuất hành là Thiên oai nghi thứ 3 trong 24 Thiên oai nghi.

ÂM

“Bất đắc quá lịch nhơn gia, bất đắc chỉ trú đạo biên cộng nhơn ngữ.

Bất đắc tả hữu cố thị, đương đê đầu tùy sư hậu”

Nghĩa

“..Chẳng nên ghé qua nhà người, chẳng nên đứng dừng bên đường cùng người nói chuyện.

Chẳng nên liếc ngó hai bên, phải cúi đầu theo sau thầy..”

26/ Hãy cho biết oai nghi thứ 6, 8,10 là gì? Hãy đọc (viết) một đoạn trong oai nghi thứ 6?

Oai nghi thứ 6 là Lễ Bái, Oai nghi thứ 8 là Tập Học Kinh Điển, và Oai nghi thứ mười là Nhập Thiền Đường Tùy Chúng.

Nội dung Thiên oai nghi thứ 6:

ÂM:

 “Lễ bái bất đắc chiếm điện trung ương, thị trụ trì vị. Hữu nhơn lễ Phật, bất đắc hướng bĩ nhơn đầu tiền kình quá. Phàm hiện chưởng, bất đắc thập chỉ sâm si…”

Nghĩa:

“Lễ bái chẳng nên đứng chính giữa chùa, đó là chỗ của vị trụ trì. Có người lạy Phật, chẳng nên đi qua trước đầu người kia. Phàm chấp tay, chẳng nên mười ngón so le..”.

27/ Y bảy điều còn gọi là y gì? Hãy đọc bài kệ đắp y bảy điều?

Y bảy điều còn gọi là Uất Đa La Tăng, đây kêu là Thượng trước y cũng kêu là y nhập chúng.

Kệ đắp y bảy điều:

Thiện tai giải thoát phục

Vô thượng Phước điền y

Ngã kim đảnh đới thọ

Thế thế thường đắc phi.

Án độ ba, độ ba ta bà ha.

28/ Hãy đọc bài kệ trãi tọa cụ.

Tọa cụ Ni sư đàn

Trưởng dưỡng tâm miêu tánh

Triển khai đăng Thánh địa

Phụng trì Như  Lai mạng

Án đàn ba, đàn ba ta bà ha.

29/ Hãy đọc ( viết) đoạn Cảnh Sách sau: “ Giả sử bách thiên kiếp…xứ xứ đồng vi pháp lữ”?

ÂM

“Giả sử bách thiên kiếp, sở tác nghiệp bất vong

Nhân duyên hội ngộ thời, quả báo hoàn tự thọ

Cố tri tam giới  hình phạt oanh bán sát nhân

Nổ lực cần tu, mạc không quá nhật

Thâm tri quá hoạn, phương nãi tương khuyến hành trì

Nguyện bách kiếp thiên sanh, xứ xứ đồng vi pháp lữ”

NGHĨA

“Ví dầu trăm kiếp ngàn đời, chỗ làm nghiệp chẳng mất

Nhân duyên khi hội đủ, quả báo lại mình chịu

Cho biết ba cõi, hình phạt ràng buộc giết người

Ráng sức chuyên tu, chớ luống qua ngày

Rất biết tội lỗi, mới bèn khuyên nhau giữ gìn

Cầu trăm đời nghìn kiếp, nơi nơi nguyện làm bạn pháp”.

30/ Sa di có lấy loại ? kể ra?

Sa di có 3 loại:

  • Khu ô Sa di: tuổi từ 7 đến 13 tuổi.
  • Ứng pháp Sa di tuổi từ 14 đến 19.
  • Danh tự Sa di tuổi từ 20 đến 70.

VI/ PHẦN LUẬN TẠNG.

  • Hãy nói lên sự liên hệ mật thiết giữa Giới- Định – Tuệ?
  • Hãy nói lên Suy nghỉ của mình về Bát Kính Pháp?
  • Câu “Đàn tín qui y tăng phước huệ” có nghĩa là gì?

Lưu ý :  Trên là 30 câu hỏi đại cương, giúp cho giới tử ôn lại kiến thức trước khi thọ giới, tuy nhiên khi ra đề thi khảo hạch, Ban tổ chức có quyền thay đổi các bài chú, kệ, thiên oai nghi hoặc kinh tụng trong chương trình học mà Ban Tổ chức đã thông báo.

The post Bình Dương: Đề thi (hỏi –đáp) dành cho giới tử thọ giới Thức Xoa Ma Na Đại giới đàn Minh Thiện 2019 appeared first on Phật Sự Online Miền Đông.
Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Cà Mau: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh khánh thành cầu và tặng quà cho đồng bào nghèo xã Tân Đức

Sáng nay, ngày 22/12/2024 tại huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, Ni sư Thích Nữ Diệu Chánh, Phó Ban Trị sự, Trưởng ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh, phối hợp cùng chánh quyền địa phương tổ chức khánh thành cầu nông thôn và tặng 60 phần quà đến đồng bào xã Tân Đức.

Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online