Bình Dương: Khai mạc Hội thảo Khoa học “Lịch sử hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam và sự đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc”

PSO – Nhằm ghi nhận, tôn vinh và tri ân những bậc tiền bối hữu công một thời đã gầy dựng nên Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam và đã có những cống hiến thiết thực, hiệu quả cho Đạo pháp và Dân tộc, với mong muốn làm đẹp thêm những giá trị lịch sử về nguồn cội của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, vị trí cũng như vai trò của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Đồng thời, nhằm giúp cho các thế hệ hậu học hiểu biết thêm về một số tổ chức Phật giáo yêu nước và tạo điều kiện để các nhà nghiên cứu có được những thông tin hữu ích trong quá trình nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam thời cận hiện đại.

Trên tinh thần đó, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và Viện Nghiên cứu Tôn giáo phối hợp với Hệ phái Phật giáo Cổ truyền Việt Nam tổ chức Hội thảo Khoa học: “Lịch sử hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam và sự đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc”. Sáng nay, ngày 16/6/2020 (nhằm ngày 25/4 nhuận năm Canh Tý), Hội thảo Khoa học đã long trọng chính thức diễn ra lễ Khai mạc tại Trung tâm Văn hoá tượng Phật Niết bàn chùa Hội Khánh (phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương).

Phiên khai mạc với sự quang lâm chứng minh của HT. TS. Thích Trí Quảng – Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM TƯ GHPGVN; HT. Thích Nhuận Thanh – Thành viên Hội đồng Chứng minh (HĐCM), Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Bình Phước; HT. Thích Huệ Thông, HT. Thích Tâm Từ – đồng Thành viên HĐCM, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Bình Dương; HT. Thích Thiện Hiện – Thành viên HĐCM GHPGVN; HT. Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch HĐTS GHGPVN; HT. Thích Thiện Pháp – Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS kiêm Trưởng ban Tăng sự TƯ; HT.Thích Giác Toàn – Phó Chủ tịch HĐTS, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (VNCPHVN), Trưởng ban Tổ chức; HT. Thích Thiện Tâm – Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Viện trưởng VNCPHVN; TT. TS. Thích Đức Thiện – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN; TT. Thích Thiện Thống – Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN; HT. Thích Thiện Đức – Ủy viên Thường trực HĐTS, Phó ban kiêm Chánh Thư ký ban Kiểm soát TƯ; HT.Thích Huệ Trí – Trưởng ban Pháp chế TƯ; HT. Thích Huệ Minh – Trưởng ban Nghi lễ TƯ; HT.Thích Thích Huệ Thông – Phó Tổng Thư ký HĐTS, Chánh Văn phòng II TƯGH, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương; HT. Danh Lung – Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó Văn phòng II TƯ; HT. Thích Minh Thiện – Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Hoằng pháp TƯ, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Long An; TT. TS. Thích Đồng Bổn – Phó Viện trưởng VNCPHVN, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu PGVN, Phó trưởng BTC Hội thảo; cùng chư Tôn Thiền đức HĐCM, HĐTS, các ban ngành viện Trung ương,  chư Tôn đức Tăng Ni BTS các tỉnh, thành đồng trở về tham dự.

 

Về phía Phật giáo Bình Dương có sự tham dự của: HT.Thích Thiện Duyên – Ủy viên Hội đồng Trị sự (HĐTS), Phó ban Thường trực BTS kiêm Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh; TT. Thích Minh Nghĩa – Phó BTS, Trưởng ban Pháp chế Phật giáo tỉnh; TT. Thích Chơn Phát – Uỷ viên HĐTS, Phó BTS, Trưởng ban Giáo dục Phật giáo GHPGVN tỉnh; TT. Thích Minh Lực – Phó BTS, Trưởng ban Thông tin Truyền thông GHPGVN tỉnh; cùng chư Tôn đức Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh; chư Tôn đức các ban ngành chuyên trách và BTS 09 huyện, thị, thành phố trực thuộc Phật giáo tỉnh Bình Dương đồng tham dự.

Về phía đại biểu, khách quý có sự tham dự của: Bà Trương Mỹ Hoa – nguyên Phó Chủ tịch nước CHXHCNVN; ông Trà Quang Thanh – Vụ trưởng vụ Ban Tôn giáo Chính Phủ; PGS. TS Chu Văn Tuấn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo; PGS. TS Nguyễn Hồng Dương – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn Giáo; các nhà nghiên cứu thành viên Viện, quý đại biểu quan khách và Phật tử cùng tham dự. Bên cạnh đó, Hội thảo còn vinh dự đón tiếp: Ông Nguyễn Văn Lộc – Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Bình Dương; ông Trần Đức Thịnh – Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh; ông Phạm Quốc Dũng – Phó Giám đốc Công an tỉnh; ông Huỳnh Văn Thanh – Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch UB MTTQVN TP.Thủ Dầu Một, cùng các ban ngành, đoàn thể, các cơ quan truyền thông báo đài về tham dự và đưa tin.

Thay lời Ban Tổ chức, HT. Thích Giác Toàn – Phó Chủ tịch HĐTS, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đã phát biểu khai mạc và có đôi lời cảm ơn quý thiện hữu tri thức, các nhà khoa học nhà nghiên cứu đã về đây tham dự cũng như kính chúc chư Tôn đức chứng minh, HĐTS, chư Tôn đức Hệ phái Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, GHPGVN tỉnh Bình Dương đã tạo thuận lợi để buổi lễ thành công tốt đẹp. Hòa thượng cũng đã có đôi lời chia sẻ và cảm ơn chư Tôn đức, quý vị đại biểu đã hỗ trợ, đóng góp các bài tham luận để góp phần cho Hội thảo Khoa học lần này thêm phần long trọng.

Hội thảo là một môi trường để ghi nhận sự nghiệp hành trạng đóng góp của các nhà Sư theo truyền thống Phật giáo Cổ truyền. Nhằm tôn vinh sự nghiệp đóng góp thầm lặng của các nhà Sư yêu nước, trong khoảng thế kỷ 20, Phật giáo Cổ truyền Việt Nam được thành lập do sự kết hợp của hai hệ phái; Hội lục hòa Tăng và hội Lục hòa Phật tử, tạo tiền đề góp phần cho thành lập giáo hội Phật giáo Việt Nam thời bấy giờ, với phương châm đồng hành cho sự nghiệp phụng sự đạo pháp, dân tộc.

Hòa thượng thay mặt cho Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và Hệ phái Phật giáo Cổ truyền Việt Nam tuyên bố lễ khai mạc Hội thảo khoa học lịch sử hình thành giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam và sự đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc với ba chủ đề: Bối cảnh lịch sử và sự hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam; Những đóng góp của Phật giáo Cổ truyền Việt Nam cho Đạo pháp và Dân tộc; Hành trạng của chư Tôn đức Phật giáo Cổ truyền đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc.

Sau đó là phần trao tặng những lẵng hoa chúc mừng của chư Tôn đức HĐCM, HĐTS, lãnh đạo chính quyền tỉnh Bình Dương, TP. Thủ Dầu Một về tham dự Hội thảo.

Tiếp đến, HT. Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch HĐTS GHGPVN đã phát biểu định hướng cho Hội thảo: Đất Thủ Bình Dương là vùng đất hình thành Phật giáo Cổ truyền Việt Nam. Hòa thượng thay mặt Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam ghi nhận tán dương Viện Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương, Viện Nghiên cứu Tôn giáo Việt Nam đồng tổ chức Hội thảo khoa học tại tỉnh Bình Dương.

Phật giáo Cổ truyền Việt Nam đã thành lập vào thập niên 20, do cố HT. Thích Minh Đức; HT. Thích Huệ Thành, HT. Thành Đạo, với HT. Thích Minh Nguyệt, HT. Thích Bửu Ý tham gia Ban liên lạc yêu nước tại TP. HCM. Phật giáo Cổ truyền Việt Nam là một trong 9 hệ phái thành lập Giáo hội năm 1981, chư Tôn đức đã được cung thỉnh vào hàng Giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, quan trọng trong Giáo hội. Khẳng định vai trò đấu tranh cứu nước mà được đất nước ghi nhận, đây là dịp cho việc sống lại các sự đấu cho sự lịch sử nước nhà, truyền thống yêu nước độ sanh của tấm gương chư Tôn đức của Phật giáo Cổ truyền Việt Nam (PGCTVN).

Hội thảo có sự tham dự của các học giả, chư Tôn đức Tăng Ni ngồi lại với nhau bàn thảo sự đóng góp của Phật giáo Cổ Truyền Việt nam, để nêu cao tinh thần của chư Tôn đức hệ phái, Hội thảo sẽ là đề tài làm sống lại lịch sử vàng son của PGCTVN. Hòa thượng cũng tán dương sâu sắc chư Tôn đức hậu học, đã nêu cao sự đóng góp của quý Ngài qua các thời kỳ trong sự hình thành phát triển của Hệ phái Cổ truyền Phật giáo Việt Nam.

Sau đó, là phần phát biểu của ông Nguyễn Văn Lộc – Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Bình Dương. Ông chia sẻ: Phật giáo đã truyền thừa đến nay hơn 2500 năm, Phật giáo Cổ truyền Việt Nam thành lập vào năm 1969, và là một trong 9 hệ phái thống nhất thành GHPGVN năm 1981. Tổ chức Lục hòa Tăng và Lục hòa Phật tử hình thành rất sớm tại vùng đất Bình Dương.

Hòa thượng Thích Thích Huệ Thông – Phó Tổng Thư ký HĐTS, Chánh Văn phòng II TƯGH, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương đại diện Hệ phái Phật giáo Cổ truyền Việt Nam và BTS GhPGVN tỉnh Bình Dương phát biểu tại lễ khai mạc. Hòa thượng đã tóm tắt sự hình thành và phát triển Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam vào đầu năm 1969, với sự trụ trì của cố HT. Thích Trí Tấn; HT. Thích Minh Đức, HT. Thích Huệ Thành, HT. Thích Bửu Ỷ.v.v… thành lập Giáo hội với mục đích đấu tranh yêu nước vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chư tôn đức đã nối bước hình thành sự đóng góp cho tinh thần yêu nước, đây là bản chất của người tu sĩ yêu nước đã được lịch sử chứng minh trong hai cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Trong không khí trang nghiêm của lễ khai mạc, toàn thể hội chúng đã lắng nghe lời đạo từ của HT. TS. Trí Quảng – Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám Luật HĐCM TƯ GHPGVN. Hòa thượng ghi nhận những lời phát biểu của Trung ương GHPGVN, đại diện chánh quyền tỉnh Bình Dương, HT. Thích Huệ Thông. Với mục đích ghi nhận sự đóng góp của chư Tôn đức lãnh đạo của Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, chư vị là người có tinh thần yêu nước, nhà cách mạng cũng trở thành người tu sĩ; điển hình những tấm gương yêu nước như: cố HT. Thích Minh Nguyệt, HT. Thích Thiện Hào. Phật giáo dân tộc là do chư vị tiền nhân của 9 hệ phái Phật giáo vì độc lập của Tổ quốc, vì quyền lợi của số đông mà cùng nhau thống nhất thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Với Phật giáo phát triển ngày nay, các vị thuộc tiền thân PGCTVN là người kế thừa sẽ noi kế thừa góp phần cho sự phát triển đất nước trong thời đại mới.

Báo cáo đề dẫn tại hội thảo, PGS.TS. Chu Văn Tuấn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho biết: Sau thời gian thông báo, Hội thảo đã nhận được gần 60 bài tham luận. Các bài tham luận tập trung vào các nội dung tập trung trình bày về lịch sử hình thành, những đóng góp của chư Tôn đức và tổ chức Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; những giá trị của Phật giáo Cổ truyền Việt Nam cần bảo tồn và phát huy; định hướng vai trò, giá trị hệ phái.

TT. TS. Thích Đức Thiện – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS đại diện cho Trung ương GHPGVN chia sẻ bài tham luận “Sự đóng góp của GHPG Cổ truyền Việt Nam trong công cuộc thống nhất Phật giáo Việt Nam vào năm 1981″.

Nối tiếp chương trình, Bà Trương Mỹ Hoa – nguyên Phó Chủ tịch nước CHXHCNVN phát biểu tham luận. Bà cho biết hội thảo này với ý nghĩa sâu sắc, chúng ta hiểu thêm nhiều hơn với sự thành lập Hội lục hòa Liên xã năm 1922, GHPG Lục hòa Tăng Việt Nam năm 1952, Thành lập GHPG Cổ truyền Việt Nam (1969) do sự thống nhất hai hệ phái Lục hòa Tăng và Lục hòa Phật tử. Với sự kế thừa của những tấm gương đóng góp cao cả của chư Tôn đức Tăng Ni cho sự yêu nước và giải phóng dân tộc.

Phiên khai mạc kết thúc, hội thảo chuyển sang các chuyên đề xoay quanh ba chủ đề chính: 1.“Bối cảnh lịch sử và sự hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam”; 2. “Những đóng góp của Phật giáo Cổ truyền Việt Nam cho Đạo pháp và Dân tộc”; 3. “Hành trạng của chư Tôn đức Phật giáo Cổ truyền đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc”.

Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận được:

Quang cảnh lễ khai mạc Hội thảo Khoa học

Tự Tại – Ban TTTT PG tỉnh Bình Dương

The post Bình Dương: Khai mạc Hội thảo Khoa học “Lịch sử hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam và sự đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc” appeared first on Phật Sự Online Miền Đông.    
Download Android Download iOS
Khai mạc Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024 với hơn 4000 Phật tử tham dự

Sáng ngày 22/12/2024, vòng thi cấp thành phố của Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, với sự tham dự của 4.403 Phật tử đến từ TP.Thủ Đức và 20 quận, huyện trên địa bàn thành phố.

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Khai mạc Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024 với hơn 4000 Phật tử tham dự

Sáng ngày 22/12/2024, vòng thi cấp thành phố của Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, với sự tham dự của 4.403 Phật tử đến từ TP.Thủ Đức và 20 quận, huyện trên địa bàn thành phố.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online