Bình Dương: Ủy ban MTTQVN tỉnh tổ chức tọa đàm “Vai trò của tôn giáo trong công tác đối ngoại Nhân dân”

PSO – Sáng 27/7/2019, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) tỉnh tổ chức chương trình toạ đàm “Vai trò của tôn giáo trong công tác đối ngoại Nhân dân” tại Ủy ban Nhân dân TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 

Đại diện UBMTTQVN có:  Ông Nguyễn Văn Lộc – Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Bình Dương, Chủ trì hội nghị; ông Huỳnh Phú Quý – Phó ban Dân vận Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương; ông Nguyễn Huỳnh Đình – Phó Chủ tịch Thường trực UBMTTQVN tỉnh;  ông Trần Đức Thịnh – Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh và các ông, bà Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh, thuộc với sự tham dự của các chức sắc đại diện 05 tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

Đại diện Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương có sự tham dự của: TT. Thích Minh Lực –  Phó ban Trị sự (BTS) kiêm Trưởng ban Thông tin Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Bình Dương; Đại đức Thích Thiện Huệ – Trưởng BTS Phật giáo TP. Thủ Dầu Một.  

Quang cảnh buổi tọa đàm

Chương trình nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền các hoạt động đối ngoại nhân dân của MTTQ và các tôn giáo; tăng cường các hoạt động tuyên truyền đối ngoại, giúp cho nhân dân và bạn bè thế giới hiểu rõ về con người Việt Nam cũng như quê hương và con người Bình Dương; đấu tranh với những âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo để chống phá nước ta của các thế lực thù địch.

Mở đầu buổi tọa đàm là lời phát biểu khai mạc của ông Nguyễn Văn Lộc – Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Bình Dương.

Ông Nguyễn Văn Lộc – Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Bình Dương phát biểu khai mạc

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã nghe bà Trần Thị Hồng Hạnh – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh trình bày chuyên đề “Đối ngoại tôn giáo đóng góp tích cực cho ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân (ĐNND) thời kỳ đổi mới và hội nhập”.

Bà Trần Thị Hồng Hạnh – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh trình bày tham luận

Theo đó, đến thời điểm hiện nay, trên phạm vi tỉnh Bình Dương có 7 tổ chức tôn giáo đang hoạt động gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Hồi giáo, Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam, Phật giáo Hòa hảo với 1.492 chức sắc, tu sỹ và 348.792 tín đồ các tôn giáo (chiếm 17,49% so với 2.144.000 dân số toàn tỉnh; 317 cơ sở thờ tự. Hầu hết các tôn giáo ở Bình Dương như: Công giáo, Phật giáo, Tin lành… đều du nhập từ nước ngoài vào; do đó các tổ chức tôn giáo đang hoạt động ở Bình Dương với mức độ khác nhau, trong phạm vi điều kiện hoạt động nhất định đều có mối quan hệ với các tôn giáo đồng đạo trên thế giới, việc đó đã phản ánh một bức tranh sinh động đối với hoạt động quốc tế của các tôn giáo và khẳng định vai trò đóng góp tích cực trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với thế giới của các tôn giáo. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, quan hệ đối ngoại của các tôn giáo thể hiện cụ thể trong việc trao đổi đoàn các chức sắc, tín đồ ra nước ngoài học tập, dự hội nghị, hội thảo; tham gia các hội nghị quốc tế tôn giáo thế giới và khu vực; tổ chức các đoàn từ thiện tặng quà và khám bệnh miễn phí cho người nghèo ở các nước như Lào, Campuchia; cử con em đi du học về tôn giáo; đón tiếp các đoàn tôn giáo nước ngoài đến thăm….

Tiếp đến, TT. Thích Minh Lực –  Phó BTS kiêm Trưởng ban Thông tin Truyền thông GHPGVN tỉnh Bình Dương trình bày tham luận: “Các hoạt động từ thiện của Phật giáo Bình Dương tại các nước Lào, Campuchia góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa đồng bào Việt Nam nói chung, nhân dân Bình Dương nói riêng với đồng bào nhân dân các nước”. Sau đó, toàn thể đại biểu lắng nghe bài tham luận về công tác đối ngoại Nhân dân của các tôn giáo khác trên địa bàn tỉnh.

TT. Thích Minh Lực –  Phó BTS kiêm Trưởng ban Thông tin Truyền thông GHPGVN tỉnh Bình Dương trình bày tham luận
Các tôn giáo bạn trình bày tham luận

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Văn Lộc đã ghi nhận và biểu dương những đóng góp của các tôn giáo trong công tác Đối ngoại nhân dân của tỉnh Bình Dương thời gian qua. Đồng thời đề nghị, hoạt động đối ngoại tôn giáo thời gian tới tiếp tục cần quán triệt và cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đối với tôn giáo. Đối với UBMTTQVN tỉnh, sẽ phối hợp với Ban Tôn giáo, Sở Ngoại vụ và các cơ quan chức năng liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức gặp mặt kiều bào, tôn giáo ở nước ngoài hàng năm để thông tin về thành tựu phát triển kinh tế đất nước, thành tựu ngoại giao của Việt Nam và những đóng góp của đối ngoại tôn giáo; tổ chức các hoạt động giao lưu, từ thiện…

Thời gian qua, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh đã tăng cường hoạt động đối ngoại tôn giáo gắn với ĐNND do UBMTTQVN tỉnh làm nòng cốt đã đạt được những thành tựu nhất định. Hoạt động ĐNND được các tôn giáo thể hiện rõ nhất trong những việc cụ thể như: tổ chức các đoàn, các chức sắc, tín đồ ra nước ngoài học tập, dự hội nghị, hội thảo đối thoại về tín ngưỡng tôn giáo; tổ chức các hoạt động từ thiện như khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng quà cho người nghèo tại các nước Lào, Campuchia…; đón và làm việc với các đoàn, các tổ chức tôn giáo nước ngoài vào Việt Nam, phối hợp thực hiện các dự án tại Việt Nam do các tổ chức phi chính phủ tài trợ….

Xin giới thiệu một số hình ảnh ghi nhận được: 
MC điều phối chương trình
Chụp ảnh lưu niệm

Vô Ưu – Ban TTTT PG tỉnh Bình Dương

The post Bình Dương: Ủy ban MTTQVN tỉnh tổ chức tọa đàm “Vai trò của tôn giáo trong công tác đối ngoại Nhân dân” appeared first on Phật Sự Online Miền Đông.  
Download Android Download iOS
Hà Nội: CLB Cựu chiến binh Phật tử Quán Sứ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 18-12-2024 (18/11 năm Giáp Thìn) Câu lạc bộ cựu chiến binh Phật tử Quán Sứ long trọng tổ chức buổi giao lưu gặp mặt cựu chiến binh Phật tử nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/1944 -22/12/2024 nhằm tri ân và tôn vinh các Phật tử cựu chiến binh và các Phật tử đã có nhiều đóng góp vào công tác phụng đạo yêu nước.

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online