29/04/2020 11:01

BR-VT: HT.Giác Toàn chia sẻ cùng hành giả khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 29


Ngày 03/10/2019 (nhằm ngày 05/9 năm Kỷ Hợi), hơn 150 hành giả Khóa tu đã được nghe những lời giảng do HT. Giác Toàn – Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Trưởng ban Thường trực Hệ phái Khất sĩ, Trưởng ban Tổ chức Khóa tu truyền thống lần thứ 29 về chia sẻ với đề tài Nhập Định (trong Chơn Lý số 14 của Tổ sư Minh Đăng Quang).

Mở đầu buổi giảng, HT. Giác Toàn đã nhắc lại công hạnh của HT. Giác Giới – Phó Thư ký HĐCM GHPGVN, Giáo phẩm Chứng minh Hệ phái Khất sĩ, Chứng minh kiêm Thiền chủ Khóa tu. Ngài dù tuổi cao nhưng luôn xuyên suốt trong 29 Khóa tu truyền thống, luôn dẫn đầu và hướng dẫn các hàng hậu học, là vị lãnh đạo tinh thần cho các hàng Tăng sĩ Khất sĩ của Hệ phái thời gian qua.
Sau đó, Hòa thượng Trưởng ban cũng kỉnh ơn Trưởng lão HT. Giác Cầu – Thành viên HĐCM GHPGVN, Giáo phẩm Chứng minh Hệ phái: Chứng minh Khóa tu, HT. Giác Hà – Thành viên HĐCM GHPGVN, Phó Trưởng ban Thường trực Giáo phẩm Hệ phái Khất sĩ: Phó ban Tổ chức… cùng chư Tăng Giáo đoàn V đã chuẩn bị cho mọi công tác, để đăng cai tổ chức Khóa tu lần thứ 29 này.
Ngoài ra Hòa thượng cũng tán thán quý Hòa thượng lãnh đạo các giáo đoàn, chư Tôn đức giáo phẩm của các Giáo đoàn, các hành giả… đã cùng về tu học trong Khóa tu lần này.

Qua buổi giảng, Hòa thượng Trưởng ban đã nhắc lại hoàn cảnh cũng như nhân duyên trước đây mình đã xuất gia, cũng như động lực để phát triển trong đạo. Bên cạnh đó, Hòa thượng cũng cho rằng: Hiện nay chư Tôn đức học rất nhiều, nhưng rất ít để ý đến Chơn Lý của Tổ sư, đó là một sự thiếu sót.
Chúng ta cần phải hiểu, Chơn Lý là những giáo lý do Tổ sư cô đọng lại của Kinh Luật Luận. Vậy mà nhiều chư Tăng Ni giáo lý kinh điển học rất nhiều, nhưng giáo lý của nhà mình thì lại không nắm vững.
Để giúp cho chư Tôn đức hành giả cùng nắm rõ hơn về giáo lý Tổ sư để lại, Hòa thượng chọn đề tài về Nhập định được Tổ sư viết trong cuốn sô 14 của bộ Chơn Lý.
Hòa thượng cho rằng, mỗi vị Khất sĩ cần nắm rõ cái gốc gác, tư tưởng truyền thống của Tổ để lại. Qua đó, Hòa thượng trưởng ban mong muốn tha thiết, mỗi huynh đệ ở mỗi khóa tu ráng tìm về cội nguồn của Tổ thầy mình. Làm sao mỗi vị Khất sĩ cần nắm vững tư tưởng của Tổ Thầy, để sau này có sự kế thừa khi chư Tôn đức trưởng lão lớn tuổi thì có các hàng kế tục theo đúng với con đường Tổ sư đã chỉ dạy.
Thông qua bộ Chơn Lý: Nhập Định, HT. Giác Toàn với lời giảng mộc mạc, đơn giản và những ví dụ thực tiễn đã giúp cho các hành giả hiểu rõ hơn về cách thức Định theo tư tưởng của Tổ sư Minh Đăng Quang
Hòa thượng nhắc nhở các hành giả nên xem lại, mình đi tu theo Tổ sư đã gắn với các ý pháp của Tổ hay không? Đã thật sự buông bỏ tất cả hay chữa? Có đi theo con đường mà Tổ Thầy đã vạch ra hay không? Hay là thân thì ở trong đạo nhưng tâm thì lại ở bên ngoài.
Từ đó Hòa thượng cho rằng, mỗi vị hành giả cần phải nắm rõ chánh định, tức là tâm tánh phải y nhất. Đi tu thì phải nhớ mình đã tu rồi, mà đã tu rồi thì phải quyết chí mà tu tập. Chứ đừng có như một người khi vào bếp nhưng không chịu làm gì hết, nhưng đến trưa thì lại muốn có phần ăn như mọi người. Như vậy thì không thể chấp nhận được. Đó chính là tuy đã đi tu nhưng tánh tướng của nhà Phật thì vẫn chưa có hay là chưa chịu hành theo.

Hòa thượng cũng nhắc nhở các hành giả cần phải tự quán xét về cái định của mình vì không ai có thể làm thay cho mình được. Vì bụng làm thì dạ phải chịu, mỗi việc mình làm ra thì kết quả nhận được đó là do mình chọn, chứ không ai bắt mình phải như vậy cả. Mỗi người phải tự hiểu, tự chọn… để từ đó mỗi hành giả có một phương pháp tu của mình, chứ đừng có bảo là vào tu nhưng không ai dạy gì cả. Mà cốt yếu, tư tưởng giáo lý Tổ thầy có để lại, mình có chịu tu và hành theo hay không?
Thông qua bộ Chơn Lý Nhập Định, Hòa thượng giúp đại chúng hiểu: ai nắm rõ yếu tố Định thì cuộc sống sẽ nhẹ nhàng, an vui, không buồn khổ, còn ngược lại sẽ luôn cảm thấy bất ổn, khó khăn và gặp nhiều chướng ngại.
Nắm vững được điều này, Hòa thượng trưởng ban cho rằng khi chúng ta hướng dẫn Phật tử sẽ đi đúng con đường chơn chánh và Tổ sư Minh Đăng Quang cũng như các đức Thầy đã hành và tu tập như thế. Từ đó, các Phật tử sẽ cảm thấy thích tu, ham tu và không lo lắng hay sợ cái chết.
Muốn được vậy, Hòa thượng cho rằng: “Muốn Định thì phải ngăn ngừa cái ác: thân ác, khẩu ác, ý ác; giữ giới luật… để bảo tồn cái Định trong mỗi bản thân của người tu tập. Thế nên mỗi hành giả cần phải có kỷ luật. Như vậy người tu tập mới không rơi vào cõi u mê, tối tăm, từ đó có định mà phát sanh trí huệ, con người mới hưu trí chơn như. Mỗi hành giả tu tập có định tức là tin chắc ta trọn lành.
Ngoài việc phân tích ý nghĩa và tầm quan trọng của Định theo Tổ sư Minh Đăng Quang vào buổi sáng. Vào giờ giảng pháp buổi chiều, Hòa thượng Trưởng ban Tổ chức đã phân tích sâu hơn về các pháp để đạt được Định mà Tổ sư đã chỉ dạy thông qua Bộ Chơn Lý Nhập Định số 14.
Vì thời gian không có nhiều, nên Hòa thượng mong rằng các hành giả trong khóa tu, sau khi nghe giảng, cần nỗ lực suy ngẫm trong các giờ hành thiền, tu tập trong những thời gian rãnh. Chắc chắn những vị nào có sự kiên trì tu tập, chịu khó hành thiền, suy ngẫm… quả vị sơ quả dự lưu sẽ không khó mà có được.

Được biết, ngoài giờ nghe pháp, trong Khóa tu truyền thống lần thứ 29, các hành giả còn có các thời thiền tọa, thiền hành, trì bình nhận thực phẩm, thọ trai trong chánh niệm…
Một số hình ảnh được ghi nhận: 
– Trì bình nhận thực phẩm: 

– Thọ trai trong chánh niệm:

– Quán chiếu trong giờ thiền tọa:

– Bước chân tự tại trong giờ thiền hành:

Ban Văn hóa TTTT Hệ phái Khất sĩ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

The post BR-VT: HT.Giác Toàn chia sẻ cùng hành giả khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 29 appeared first on Phật Sự Online Miền Tây.

Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Cà Mau: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh khánh thành cầu và tặng quà cho đồng bào nghèo xã Tân Đức

Sáng nay, ngày 22/12/2024 tại huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, Ni sư Thích Nữ Diệu Chánh, Phó Ban Trị sự, Trưởng ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh, phối hợp cùng chánh quyền địa phương tổ chức khánh thành cầu nông thôn và tặng 60 phần quà đến đồng bào xã Tân Đức.

Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online