PSO - Ngày 6/10/2019 (nhằm ngày 8/9 năm Kỷ Hợi), HT. Giác Giới – Phó Thư ký HĐCM GHPGVN, Giáo phẩm Chứng minh Hệ phái, Thiền chủ Khóa tu tiếp tục dành trọn một ngày để chia sẻ với chư hành giả giáo lý “Khổ diệt đạo Thánh đế” trong bài pháp Bốn sự thật của bậc Thánh.
Bài pháp này liên quan đến Bát chi Thánh đạo, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định.Để giảng giải và phân tích các vấn đề này, Hòa thượng đã vận dụng những ý pháp của đức Phật dạy trong bài kinh Đại Niệm Xứ – Kinh Trường Bộ (Mahàsatipatthana Sutta, Dìgha Nikàya, dn 22) kết hợp với Đại kinh Bốn Mươi – Kinh Trung Bộ (Mahācattārīsaka Sutta, Majjhima Nikàya, mn 117) do cố HT.Thích Minh Châu dịch, và Bộ Chơn lý Bát Chánh Đạo của Tổ sư Minh Đăng Quang để giúp các hành giả hiểu rõ hơn về ý nghĩa, cách hành trì và tầm quan trọng của tám con đường đi đến sự giác ngộ này.“Này các tỳ kheo! Thế nào là chánh tri kiến? Thế nào là chánh tư duy? Thế nào là chánh ngữ? Thế nào là chánh nghiệp?…”
Với những kiến thức đã tiếp cận và nghiên cứu, Hòa thượng đã dành nhiều thời gian giải thích cặn kẽ từng con đường trong giáo lý Bát Thánh đạo. Trong đó, Hòa thượng cho rằng trong những con đường tu tập đó, Chánh kiến luôn đi đầu và là chi pháp vô cùng quan trọng:“Thế nào là Chánh kiến? Tri kiến về khổ, tri kiến về khổ tập, tri kiến về khổ diệt, tri kiến về khổ diệt đạo.” Hòa thượng cho rằng, đây là con đường, cùng là “cận duyên” và “tư trợ” để các hành giả khi tu tập có thể đạt được Thánh Chánh Định. Ngoài ra đây cũng là mục tiêu mà những người tu tập hướng đến trong đời sống phạm hạnh của mình.
Với lời giảng nhẹ nhàng, những ví dụ thực tế Hòa thượng đã phân tích từng con đường một. Ngài đã có một cách trình bày mạch lạc, dễ hiểu giúp các hành giả hiểu về từng con đường trong Bát Chánh đạo. Vì chỉ có hiểu thì mỗi người tu tập mới có thể vững bước trong tiến trình tu tập của mình.
Tóm lại theo Hòa thượng, những người nào tu tập và hành đúng theo Bát Thánh Đạo thì “Vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp, hay sống quán pháp trên các ngoại pháp, hay sống quán pháp trên các nội pháp ngoại pháp. Hay sống quán tánh sanh khởi trên các pháp, hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp, hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp, có những pháp ở đây vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời. Như vậy Tỳ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn thánh đế”.Thông qua bài pháp, Hòa thượng thiền chủ đã lồng ghép các bài kinh kèm với nội dung giáo lý trong Chơn lý của Tổ sư Minh Đăng Quang để làm sáng tỏ điều này cho các hành giả nắm rõ. Qua đó, Hòa thượng nhấn mạnh và khẳng định Pháp hành của đường lối Khất sĩ là Giới Định Tuệ, Bát Chánh đạo và là con đường thanh tịnh, hướng cho người Khất sĩ tu tập có thể đạt đến thánh quả, giải thoát Niết Bàn.
Sau thời giảng pháp, Hòa thượng Thiền chủ cũng đã cùng các hành giả chia sẻ và thảo luận về cách thức tu tập và hành trì của Bát Thánh đạo trong đời sống tu học của mỗi hành giả ở đây. Được biết bài pháp “Bốn sự thật của bậc Thánh” được Hòa thượng Thiền chủ Khóa tu rất tâm đắc nên đã dành suốt 5 buổi trong Khóa tu để chia sẻ cùng hội chúng hành giả.
Vào buổi trưa, sau thời nghe pháp, chư hành giả của Khóa tu đã thọ nhận thực phẩm do các Phật tử thuộc các Tịnh xá của các Giáo đoàn và các hội, nhóm… từ trong và ngoài tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về dâng cùng. Ngoài ra, chư hành giả không chỉ học pháp, còn tham gia các thời thiền hành, thiền tọa theo đúng như thời khóa biểu mà Ban tổ chức đã đề ra.
PSO - Sáng ngày 21-11, Tại phường Phước Nguyên, TP. Bà Rịa, tỉnh BR-VT đã long trọng tổ chức Lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Hội Phước (chùa Cây Dương) đến Đại đức Thích Minh Nguyện và Lễ húy kỵ cố Hòa thượng Thích Tâm Thiệu.
PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.
PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.
Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph
Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”
Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.