Cận cảnh Pháp viện ở thành phố Hồ Chí Minh xác lập 4 kỷ lục Việt Nam

PSO - Pháp viện Minh Đăng Quang (quận 2, TP.HCM), công trình có kiến trúc độc đáo với 4 ngôi tháp cao bao quanh chánh điện của hệ phái Khất sĩ, vừa xác lập 4 kỷ lục Phật giáo.

Hội Kỷ lục gia Việt Nam vừa công bố xác lập 4 kỷ lục Phật giáo tại Pháp viện Minh Đăng Quang (quận 2, TP.HCM) gồm: Ngôi đạo tràng tịnh xá có bốn bảo tháp lớn nhất Việt Nam; Ngôi đạo tràng tịnh xá có bảo tháp bằng gỗ thờ Phật trong chánh điện lớn nhất Việt Nam; Ngôi đạo tràng tịnh xá tổ chức đại lễ kỷ niệm 60 năm Đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng lớn nhất Việt Nam (1954-2014); Ngôi đạo tràng tịnh xá tổ chức lễ khất thực cổ Phật lớn nhất Việt Nam.

Đặc biệt, về mặt kiến trúc, Pháp viện Minh Đăng Quang được xây dựng khá cầu kỳ, nhiều hạng mục trên diện tích 37.490 m2. Trong đó 4 bảo tháp lớn án ngữ 4 góc tịnh xá, bao bọc chính điện, nằm nổi bật bên nút giao thông nhộn nhịp ngã 3 Cát Lái.

Công trình Pháp viện được khởi công xây dựng mới từ tháng 6/2009. Từ cổng vào, hai tháp phía trước hình bát giác, mỗi tháp gồm 9 tầng, cao 37 m.

Nằm bên phải là bảo tháp Ca Diếp - danh hiệu Tôn giả đệ nhất hạnh đầu đà, ngôi bảo tháp tượng trưng cho lịch sử hệ phái, kiến trúc mô hình bát giác.

Tầng trệt tứ giác rộng 16 m2 trang trí hình ảnh và cuộc đời hành đạo của Tổ sư khai lập đạo Phật Khất sĩ Việt Nam. Các tầng trên thờ 7 vị cổ Phật quá khứ và Tổ sư Minh Đăng Quang khai lập hệ phái Khất sĩ, gồm: Đức Phật Tỳ Bà Thi, Đức Phật Thi Khí, Đức Phật Tỳ Xá, Đức Phật Câu Lưu Tôn, Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, Đức Phật Ca Diếp, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tổ sư khai sơn hệ phái Khất sĩ Minh Đăng Quang.

Bảo tháp bên trái cổng Tam quan là ngôi Bảo tháp Xá Lợi Phất - Danh hiệu Tôn giả trí tuệ đệ nhất. Tháp có kiến trúc tương tự như tháp bên phải; tầng trệt có 50 bàn đọc sách; tầng 2, 3, 4 chứa gần 10.000 bản kinh sách chữ Việt; tầng 5, 6, 7 và 8 lưu giữ các bộ Đại tạng Kinh, Luật và Luận bằng các ngôn ngữ Anh, Trung Quốc, Nhật, Thái, Miến ...

Nằm ở phía trước Bảo tháp xá lợi Phật là tượng Tổ sư Minh Đăng Quang màu trắng, người khai sơn hệ phái Khất sĩ từ năm 1944, với chí nguyện: "Nối truyền Thích ca chánh pháp". Đây là một trong 9 tổ chức thành viên thống nhất thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Hai bảo tháp phía sau được xây dựng kiến trúc hình tứ giác giống nhau, mỗi tháp gồm 13 tầng, cao 49 m, nền rộng 16 m x 16 m. Đây là nơi tôn trí Phật, Thánh, Tổ sư, các bậc Trưởng lão, Đại lão ...

Tháp bên phải là tháp Hồng Ân, tháp bên trái là tháp Tứ Ân. Tầng trên cùng, tôn trí Tam Tôn theo ý nghĩa Phật - Pháp - Tăng. Nằm giữa hai tháp phía sau này là khu nghỉ ngơi của các Tăng Ni.

Chánh điện ở giữa là trung tâm của Pháp viện Minh Đăng Quang. Hạng mục chính gồm một kiến trúc ngang 40 m, dài 70 m, cao 3 tầng. Tầng trên là ngôi chánh điện bát giác truyền thống đường kính rộng 32 m. Tầng dưới là thiền đường rộng 24 m, dài 50 m. Phía sau thiền đường là một điện thờ Đức Phật trong tư thế Niết bàn. Tầng dưới cùng là giảng đường rộng 40 m, dài 50 m.

Chính giữa chánh điện là nơi thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Điện thờ cũng là một trong 4 kỷ lục được xác lập với Bảo tháp bằng gỗ thờ Phật trong chánh điện lớn nhất Việt Nam. Bảo tháp cao 12 m, trên nóc cao 4 m, với 13 tầng mái biểu tượng Lục phàm, Tứ thánh, Tam tôn.

Tầng dưới là kiến trúc tứ giác cao 8 m, được làm bằng gỗ, bao trùm xung quanh tôn trí Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng cao 7,2 m, nặng 7,2 tấn, có khắc chạm tứ trụ hoa sen.

Tám vách xung quanh điêu khắc, minh họa tám bức phù điêu về cuộc đời Đức Phật từ Đản sanh đến Xuất gia, Thành đạo, Chuyển pháp luân và nhập Niết bàn rất sinh động và trầm lắng thiêng liêng. Nhiều chi tiết gỗ xung quanh tượng Phật, mõ gỗ... được điêu khắc đẹp mắt.

Ngoài 2 kỷ lục về kiến trúc, Pháp viện cũng được xác lập là nơi tổ chức Đại lễ kỷ niệm 60 năm Đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng lớn nhất Việt Nam (1954-2014). Đại lễ chính thức diễn ra với sự tham dự của hơn 2.000 vị lãnh đạo Phật giáo Trung ương, các tỉnh thành và các khách quý, Phật tử. Trong lễ kỷ niệm cũng diễn ra lễ Khất thực cổ Phật lớn nhất Việt Nam khi có hơn 1.500 Tăng Ni Khất sĩ tham dự.

            Lê Quân

(Nguồn: Baomoi.com)

 
Download Android Download iOS
Myanmar: chùa Đại Phước trang trọng tổ chức lễ chiêm bái mô hình đại Tôn tượng Phật Gotama trong tư thế ngồi, cao 6m

PSO - Ngày 15/9/2024, chùa Đại Phước Myanmar trang trọng thiết lễ chiêm bái mô hình đại Tôn tượng Phật Gotama, sau này được đúc bằng đồng nặng 7 tấn trong tư thế ngồi ban phước lành cao 6m. Tham dự lễ với sự chứng minh của Đức Tăng thống Myanmar - Tiến sĩ Sandimābhivaṁsa - Bậc Đại thiện trí cao thượng, Bậc Đại Xiển dương chánh Pháp cao thượng; Ngài

Tiểu sử Hoà thượng Thích Chơn Minh (1956 - 2024)

Hòa thượng Thích Chơn Minh, thế danh Trần Bạch Mai, sinh năm Bính Thân 1956 tại quận Sa Đéc, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) nối dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 40 pháp huý Hồng Hoa, pháp tự Huệ Quang.

Khánh Hòa: Vui Đón Trung Thu tại chùa Tòng Lâm Lô Sơn - Tp.Nha Trang

Ngày 14/09/2024 (nhằm ngày 12 tháng 8 năm Giáp Thìn), HT.Thích Trừng Thi, viện chủ chùa Tòng Lâm Lô Sơn (Đá Lố), thôn Như Xuân, xã Vĩnh Phương, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, cùng chư Tăng bổn tự đã tổ chức chương trình Vui Đón Trung Thu 2024 và trao 300 phần quà cho các em thiếu nhi quanh chùa.

Đồng Nai: Phân Ban TTXH Giáo dục Trung ương tổ chức Trung thu tại chùa Thiền Lâm

Tạo điều kiện cho các em vùng sâu vùng xa có được niềm vui trong mùa trăng trung thu. Vào ngày 13-14/09/2024. (nhằm ngày 11-12/8/Giáp Thìn). Phân Ban Từ thiện xã hội Giáo dục TƯ GHGPVN kết hợp với Chùa Thiền Lâm (ấp 4, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã trao tặng hơn  1000 phần quà trung thu đến các em nơi địa phương.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online