19/06/2025 16:27

Chùa Động Ngọ di sản văn hóa hơn 1.000 năm tuổi ở Hải Dương

Nghe đọc bài:

Chùa Động Ngọ, ngôi chùa hơn 1.000 năm tuổi ở Hải Dương, là nơi lưu giữ tháp Cửu phẩm Liên hoa, một trong ba kiệt tác tiêu biểu của kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc gỗ cổ truyền, còn được bảo tồn nguyên vẹn trong hệ thống di tích Phật giáo Việt Nam.

Chùa Động Ngọ tọa lạc tại thôn Cập Nhất, xã Tiền Tiến, thành phố Hải Dương. Ngôi chùa được xây dựng từ thế kỷ X dưới triều Đinh và tiếp tục phát triển qua các triều đại Tiền Lê, Lý - Trần. Trong suốt chiều dài lịch sử, nơi đây từng là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của cả nước, đặc biệt gắn bó mật thiết với dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Chùa Động Ngọ với hơn 1.000 năm tuổi, được tọa lạc tại thôn Cập Nhất, xã Tiền Tiến, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

Đến thế kỷ XVI, dưới thời nhà Mạc, chùa từng xuống cấp nghiêm trọng và được trùng tu quy mô lớn. Sang thời Hậu Lê, vào thế kỷ XVIII, dưới sự trụ trì của Đức Tăng thống - Hòa thượng Chân Nguyên, chùa được xây dựng lại khang trang, bao gồm nhiều hạng mục: Tam Quan, Chính Điện, Gác Chuông, tòa Cửu Phẩm Liên Hoa, nhà Thờ Tổ, khu Tăng cư, nhà khách… Những kiến trúc này tồn tại đến cuối triều Nguyễn.

Tuy nhiên, từ nửa sau thế kỷ XX, chiến tranh và thời gian đã khiến nhiều hạng mục bị hư hỏng, xuống cấp. Sau ngày đất nước thống nhất, chùa tiếp tục được trùng tu, khôi phục theo hướng giữ gìn nét cổ kính nguyên bản.

Ngôi chùa còn nhiều lần được trùng tu qua các triều Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Tại chùa còn nhiều chân tảng, ngói mũi hài cỡ lớn là dấu tích thời Lý, Trần.

Chùa Động Ngọ mang đậm dấu ấn kiến trúc cuối thế kỷ XVII, thuộc hệ phái Bắc tông. Kiến trúc tổng thể của chùa được bố trí theo trình tự thời gian lịch sử, gồm ba khu chính: Nhà thờ Tổ, Tòa tháp Cửu Phẩm Liên Hoa và Nhà Tam Bảo.

Chùa Động Ngọ không chỉ là nơi thờ Phật mà còn là nơi bảo tồn nhiều giá trị văn hóa phi vật thể.

Tòa tháp Cửu Phẩm Liên Hoa là công trình tiêu biểu và độc đáo nhất trong quần thể kiến trúc chùa. Tháp được Thiền sư Chân Nguyên, một trong những cao tăng nổi tiếng của thiền phái Trúc Lâm cho xây dựng vào mùa xuân năm Nhâm Thân (1692) dưới thời vua Lê Hy Tông.

Tòa tháp cao hơn 5 mét, có 9 tầng, mặt cắt hình lục giác đều, mỗi mặt gắn 3 pho tượng Phật, tổng cộng 163 pho tượng. Tháp được đặt trong một nhà phẩm vuông, hai tầng tám mái, thiết kế theo phong cách đền, đình truyền thống, tạo nên vẻ đẹp uy nghiêm và tinh xảo bậc nhất.

Chùa Đồng Ngọ hiện lên thâm nghiêm và thanh bình mỗi khi du khách đến tham quan.

Không chỉ là nơi thờ Phật, chùa Động Ngọ còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể. Hằng năm, vào ngày 28 tháng 10 âm lịch, chùa tổ chức lễ hội tưởng niệm ngày viên tịch của Thiền sư Chân Nguyên. Lễ hội không chỉ là dịp để cầu an, cầu phúc mà còn là cơ hội để người dân tưởng nhớ tổ tiên, tri ân các bậc tiền nhân có công với đất nước và đạo pháp.

Tòa tháp Cửu phẩm liên hoa được thiền sư Chân Nguyên thuộc Thiền phái Trúc Lâm xây dựng vào mùa Xuân năm Nhâm Thân (1692) thời vua Lê Hy Tông. Tòa tháp cao hơn 5 mét, 9 tầng, mặt cắt 6 cạnh đều, mỗi mặt gắn 3 pho tượng Phật, tổng số tượng là 163 pho.

Bà Vũ Thị Ngãi người trông nom chùa trong nhiều năm cho biết, những năm gần đây, chùa Động Ngọ thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan, chiêm bái nhờ vào giá trị kiến trúc, lịch sử và tâm linh đặc sắc. Năm 2022, cùng với đình và miếu Cập Nhất, chùa Động Ngọ được công nhận là điểm du lịch của tỉnh Hải Dương.

"Trở thành điểm du lịch là cơ hội để giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh lâu đời của chùa lan tỏa mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, chùa vẫn rất cần được đầu tư, tôn tạo để gìn giữ và phát huy những giá trị vốn quý", bà Ngãi chia sẻ.

Những công trình được sưu tập bằng đồ đá độc nhất vô nhị tại chùa Động Ngọ luôn thu hút ánh nhìn của du khách.

Với vẻ đẹp kiến trúc cổ kính, không gian thanh tịnh cùng giá trị văn hóa sâu sắc, chùa Động Ngọ là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng Phật giáo Việt Nam. Đến với chùa, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một di sản Phật giáo tiêu biểu mà còn cảm nhận được sự thanh thản trong tâm hồn giữa chốn thiền môn tĩnh lặng.

Chùa Động Ngọ chính là minh chứng sống động cho truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời của vùng đất Hải Dương. Việc bảo tồn và phát huy giá trị ngôi chùa không chỉ góp phần gìn giữ di sản văn hóa dân tộc, mà còn là niềm tự hào to lớn của cộng đồng địa phương.

Theo Báo Xây Dựng

Download Android Download iOS
Trung ương Giáo hội thành kính tưởng niệm Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên

Chiều ngày 12/7/2025 (18/6 năm Ất Tỵ), tại Pháp viện Minh Đăng Quang (TP.HCM), Giáo đoàn IV thuộc Hệ phái Khất sĩ đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm 10 năm ngày viên tịch của Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên – bậc Trưởng lão mô phạm, vị Pháp sư uyên thâm của Hệ phái.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

Hà Nội: Gần 500 bạn trẻ hân hoan vân tập về chùa Bằng tham dự khóa tu mùa hè lần thứ XIII

PSO - Chiều ngày 13/7/2025, dưới cái nắng dịu nhẹ của mùa hè Hà Nội, không khí tại chùa Bằng - Linh Tiên Tự (phường Hoàng Liệt, TP. Hà Nội) trở nên rộn ràng và náo nhiệt. Gần 500 bạn trẻ tuổi từ 14 đến 20, đến từ khắp mọi miền Tổ quốc đã cùng nhau vân tập về đây để tham dự khóa tu mùa hè lần thứ XIII – một hoạt động đầy ý nghĩa do nhà chùa tổ chức

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online