Chùa Quốc Ân Khải Tường trang nghiêm tổ chức lễ Vu lan Báo hiếu và tưởng niệm Tổ sư Tế Tín – Chánh Trực

Ngày 23/8 (20/7/Giáp Thìn), chùa Quốc Ân Khải Tường – tỉnh Đồng Nai trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm Tổ sư Tế Tín – Chánh Trực, trụ trì đời thứ 2 chùa Quốc Ân Khải Tường (Gia Định – Sài Gòn). Đồng thời tổ chức Lễ Vu Lan Báo Hiếu Pl.2568, thu hút đông đảo Tăng Ni, Phật tử, chính quyền các cấp và người dân tham dự.

Xem video: Vu lan Báo hiếu tại chùa Quốc Ân Khải Tường: Hành trình trở về nguồn cội

Chứng minh buổi lễ có Trưởng lão HT.Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN; Trưởng lão HT.Thích Thiện Pháp – Uỷ viên TT HĐCM, Phó Chủ tịch TT HĐTS; Trưởng lão HT.Thích Thanh Hùng, Uỷ viên TT HĐCM; chư tôn Trưởng lão HĐCM trú xứ tại tỉnh Đồng Nai, chư tôn đức HĐTS, Văn Phòng 2 Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai, Ban quản trị chùa Quốc Ân Khải Tường.

Lễ Vu Lan Báo Hiếu chính thức diễn ra với các hoạt động đặc sắc, dâng hoa cúng dường, bao gồm lễ cài hoa hồng, hoài niệm vu lan và văn nghệ, thể hiện lòng tri ân báo hiếu đến cha mẹ và tổ tiên.

Tưởng niệm bắt đầu với phần nghi thức tụng kinh cầu nguyện, cung tiến giác linh, dâng hương tưởng niệm diễn ra trang nghiêm và thành kính. HT.Thích Huệ Thông – Phó Chủ tịch HĐTS cung tuyên tiểu sử Tổ sư, chư tôn đức Tăng Ni cùng Phật tử đã cùng nhau ôn lại cuộc đời và công hạnh của Tổ sư Tế Tín – Chánh Trực (1771 – 1844), người có công phát triển chùa Quốc Ân Khải Tường (Gia Định – Sài Gòn). Suốt cuộc đời Tổ sư luôn giữ gìn giới đức thanh cao, sống trọn vẹn cho đạo pháp và chúng sanh, nêu cao sứ mệnh hoằng pháp chánh pháp, tiếp Tăng độ chúng.

Buổi lễ khép lại trong không khí ấm áp và đầy xúc động, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng mỗi người tham dự. Đây là dịp để tưởng nhớ công đức của Tổ sư mà còn là cơ hội để các Phật tử thể hiện tinh thần hiếu đạo, lòng biết ơn đối với đấng sinh thành.

Kế thừa chùa Quốc Ân Khải Tường (Gia Định – Sài Gòn), với bề dày lịch sử và truyền thống, chùa Quốc Ân Khải Tường hiện nay tiếp tục là điểm tựa tâm linh cho cộng đồng, góp phần lan tỏa giá trị nhân văn và Phật pháp sâu sắc trong xã hội.

Tiểu sử Tổ sư Tế Tín – Chánh Trực

Hòa thượng Tế Tín húy Nguyễn Chánh Trực, sinh năm Tân Mão (1771) tại Gia Định. Vốn có duyên lành với Tam bảo, năm Tân Sữu 1781 Ngài đến quy y xuất gia với Tổ Thiệt Thành Liễu Đạt tại chùa Khải Tường, làng Tân Lộc, phủ Tân Bình Gia Định, được bổn sư ban pháp danh là Tế Tín hiệu là Chánh Trực. Vì Ngài còn cầu pháp y chỉ với Tổ Phật Ý Linh Nhạc, nên có pháp tự Tổ Tín Chánh Trực.

Trong thời gian từ năm 1780, Ngài theo học lớp Phật Học Xá Giác Lâm, do Ngài Tổ Tông Viên Quang chủ giảng và Hòa thượng Bổn sư và y chỉ sư Tổ Phật Ý Linh Nhạc đến năm 1817, Vua Gia Long đã mời Hòa thượng Thiệt Thành ra kinh đô Huế, được Vua Gia Long phong chức Tăng Cang, trụ trì chùa Linh Mụ Huế. Do đó, Ngài được Tổ Phật Ý phân công Tri sự quản lý chùa Khải Tường một thời gian, rồi trở thành Trụ trì chính thức (1817 – 1844). Năm Gia Long thứ 18 (1819) Ngài chính thức đăng đàn thọ Đại giới tại Đại giới đàn Giác Lâm do tổ Phật Ý Linh Nhạc làm Đàn đầu, Hoà Thượng Tổ Tông Viên Quang làm chánh chủ đàn. Trong thời gian trụ trì ngài đã tận tâm phục vụ ngôi Tam bảo, tiếp Tăng độ chúng, đệ tử Ngài cũng đã có nhiều người thành tài đạt đức, như Liễu Thông Chơn Giác, Liễu Xuân Minh Chí, Liễu Tánh Thiên Phước…

Trong thời gian Tổ Tiên Giác làm Tăng Cang, trụ trì chùa Linh Mụ Huế (1822-1844), Vua Minh Mạng đã Sắc chỉ cử Ngài làm Trụ trì chùa Từ Ân từ năm 1825.

Năm Thiệu Trị nguyên niên 1841, nhà Vua đã tổ chức Đại Trai đàn tại chùa Sắc Tứ Khải Tường cầu quốc thới dân an, dưới sự chủ lễ của Hòa thượng Tế Tín Chánh Trực và các quan chức trấn thủ thành Gia Định tham dự.

Năm 1842, Vua Thiệu Trị ban sắc lịnh trùng tu chùa Quốc Ân Khải Tường lần thứ hai và sắc chỉ cử Hòa thượng Tế Tín chính thức trụ trì chùa Khải Tường.

Thế rồi, theo thời gian, luật vô thường chi phối, Hòa thượng vì tuổi cao sức yếu, năm 1844, Ngài lâm trọng bịnh, biết mình không qua khỏi, Ngài đã gửi thư cho Hòa thượng Tiên Giác Hải Tịnh đang làm Tăng Cang và trụ trì chùa Linh Mụ Huế được biết và di chúc cho Hòa thượng Tiên Giác Hải Tịnh kế thế trụ trì chùa Khải Tường để tiếp Tăng độ chúng, phát huy ngôi Tam bảo và Phật giáo Nam bộ. Nhất là lo in khắc bản quyển Ngũ Gia Tông Phái toàn tập ( gồm 3 tập). (trong đó tập thứ 3 do HT Tiên Giác biên soạn).

Năm 1844, khi nhận được thư Hòa thượng Tế Tín, Hòa thượng Tiên Giác đã xin Vua Thiệu Trị được về Gia Định, để chăm sóc sư đệ và quản lý hai chùa Từ Ân và Khải Tường.

Sau khi về Gia Định, Hòa thượng Hải Tịnh đã tận tình chăm sóc sức khỏe Hòa thượng Tế Tín nhưng chỉ được một thời gian, thế rồi, Hòa thượng Tế Tín đã thu thần viên tịch vào ngày 20/7 năm Quý Mùi (1844). Trụ thế 74 năm 53 hạ lạp, Hòa thượng Tiên Giác đã cùng các đệ tử của Ngài như Liễu Thông,  Liễu Xuân, Liễu Tánh, Minh Tài, Minh Đức v.v… lo tang lễ cho Hòa thượng. Kim quan Ngài được nhập tháp trong khuôn viên chùa Quốc Ân Khải Tường, nơi mà Hòa thượng có hơn 40 năm hành đạo và phát triển Phật giáo Nam bộ nói chung Gia Định nói riêng. 

Nguồn: chutichghpgvn.vn

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

TP.HCM: Trước giờ Khai mạc Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024

Chỉ còn ít giờ nữa, Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024 sẽ chính thức khai mạc vào lúc 7 giờ sáng, Chủ Nhật ngày 22/12/2024 tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM. Không khí tại địa điểm tổ chức đang sôi động hơn bao giờ hết khi các khâu chuẩn bị bước vào giai đoạn hoàn tất.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online