Đà Nẵng: Trang nghiêm tưởng niệm húy nhật cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tôn Thắng, khai sơn chùa Phổ Đà

  

PSO - Sáng ngày 23/04/2024 (nhằm ngày 15/03 năm Giáp Thìn), tại chùa Phổ Đà (340 Phan Châu Trinh, P. Bình Thuận, Q. Hải Châu, Tp.Đà Nẵng) Tông môn Pháp phái Phổ Thiên trang nghiêm tổ chức kỷ niệm húy nhật lần thứ 48, ngày cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tôn Thắng, khai sơn chùa Phổ Đà viên tịch.

Quang lâm niêm hương tưởng niệm có Hòa thượng Thích Như Thọ, Hòa thượng Thích Huệ Thường, Hòa thượng Thích Trí Viên đồng Thành viên HĐCM, Chứng minh BTS GHPGVN Tp.Đà Nẵng; Hòa thượng Thích Từ Nghiêm - UV HĐTS GHPGVN, Trưởng ban Trị sự GHPGVN thành phố; chư Tôn đức Tăng Ni trong Ban Trị sự Phật giáo thành phố và các quận, huyện; chư Tăng Ni trụ trì các tự viện; Ban Giám hiệu và Tăng Ni sinh Trường TCPH Đà Nẵng; môn đồ pháp phái Phổ Thiên và đông đảo Phật tử về tham dự.

Hòa thượng Thích Tôn Thắng, Pháp danh Trừng Kệ, Pháp tự Như Nhu, thế danh là Dương Văn Minh, sinh ngày 29 tháng 2 năm Kỷ Sửu (1889) tại làng Hà My, tổng Bích La, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, thân phụ là cụ ông Dương Văn Hiếu và thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Tiện. Ngài sinh trong một gia đình thâm Nho học tín Phật. Ngài được nuôi dạy theo khuôn mẫu, nên buổi thiếu thời Ngài đã sớm được tiếp cận với kinh sách thánh hiền.

Năm 1904, lúc lên 16 tuổi, Ngài được phép mẫu thân đến cầu xuất gia với Hòa thượng Tâm Truyền, Tăng Cang chùa Báo Quốc và được Hòa thượng cho Pháp danh Trừng Kệ. Năm này miền Bắc bị mất mùa, đói kém, Ngài thân hành ra Bắc để thăm hỏi, cứu trợ cho đồng bào. Năm Bính Ngọ (1906), Ngài được Bổn sư cho thọ Sa-di giới và được Pháp tự là Như Nhu. Ngay sau đó, vua Thành Thái truyền lệnh cho bộ Lễ sung Ngài vào ngạch Tăng chùa Diệu Đế (Gia Hội - Huế). Năm Canh Tuất (1910), vua Thành Thái bị khâm sứ Trung Kỳ Lévêque buộc thối vị, nhường ngôi cho vua Duy Tân (1907). Ngài được phép Bổn sư cho tạm rời xa kinh thành Huế, vào Quảng Nam, Khánh Hòa và Bình Thuận để cầu học và tu hành tại làng Thạch Châu.

Năm Quý Sửu (1913), Ngài trở về Huế thọ tang Hòa thượng Bổn sư Tâm Truyền đã viên tịch. Môn đồ cung thỉnh Hòa thượng Tâm Khoan kế vị trụ trì chùa Báo Quốc và Ngài được Hòa thượng cử làm Tri sự. Năm Mậu Ngọ (1918), cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân thất bại (1916), Ngài lại một lần nữa trở vào Đà Nẵng. Nơi đây Ngài khai sơn chùa Phổ Thiên tại làng Bình Thuận (nay là chùa Phổ Đà – Đà Nẵng). Năm Quý Hợi (1923), Ngài 34 tuổi, mới thọ Cụ túc giới tại Đại giới đàn chùa Phước Quang, tỉnh Quảng Ngãi do Hòa thượng Hoằng Tịnh làm Đàn đầu truyền giới.

 

Năm Giáp Tý (1924), Ngài đến cầu pháp với Hòa thượng Phước Trí chùa Tam Thai, núi Ngũ Hành, Quảng Nam được Hòa thượng phú pháp với Pháp hiệu là Tôn Thắng. Năm Mậu Thìn (1928), Ngài được cung thỉnh làm Trị sự tại Đại giới đàn chùa Từ Vân, Đà Nẵng do Hòa thượng Quảng Hương làm Đàn đầu.

Năm Kỷ Tỵ (1929), Ngài được mời làm Dẫn thỉnh tại Đại giới đàn Phước Lâm - Hội An do Hòa thượng Phước Trí làm Đàn đầu. Năm Canh Ngọ (1930), Ngài đảm đương trụ trì chùa Phổ Thiên, đồng thời được Giáo hội Tăng già Đà Nẵng cung thỉnh giữ chức vụ Kiểm Tăng. Năm Nhâm Thân (1932), hưởng ứng phong trào chấn hưng Phật giáo nổi lên ở khắp ba miền đất nước, Ngài đứng ra sáng lập Đà Thành Phật học Hội và cung thỉnh Hòa thượng Bích Liên làm Hội trưởng. Trụ sở đặt tại chùa Phổ Thiên và cho xuất bản tạp chí Tam Bảo làm cơ quan ngôn luận chính thức của Hội trong việc hoằng dương chánh pháp.


Năm Ất Hợi (1935), Ngài vào khai sơn chùa Tịnh Độ tại thị xã Tam Kỳ, nay là trường Cơ bản Phật học của tỉnh Quảng Nam. Năm Bính Tý (1936), để phát triển việc hoằng hóa Ni giới, cũng tại làng Bình Thuận – Đà Nẵng, Ngài lại khai sơn chùa Diệu Pháp để làm Phật học Ni viện. Năm Mậu Dần (1938), Ngài được cung thỉnh vào ngôi Tôn Chứng tại Đại giới đàn chùa Tịnh Quang, làng Ái Tử - Quảng Trị, do Hòa thượng Phước Huệ làm Đàn đầu. Năm Kỷ Mão (1939), tại Đại giới đàn chùa Liên Trì, Khánh Hòa, Ngài được mời làm Yết-ma A-xà-lê, giới đàn này cũng do Hòa thượng Phước Huệ làm đàn đầu. Năm Tân Tỵ (1941), Ngài được cung thỉnh làm Đàn đầu tại Đại giới đàn chùa Bình Quang Ni tự tại tỉnh Bình Thuận.

Năm Nhâm Ngọ (1942), việc hóa đạo khắp nơi đã khởi sắc do sự đóng góp tích cực của Ngài trong phong trào chấn hưng Phật giáo, nhưng Ngài cũng không quên nghĩ về quê hương bản sở. Do đó, sau bao nhiêu năm trời xa cách Ngài về lại Quảng Trị, việc đầu tiên là Ngài thành lập ngay Phật học đường tại chùa Hội Quán và làm Giám đốc trong ba năm.

 

Năm Ất Dậu (1945), do biến chuyển lớn của thời cuộc, Ngài lại trở vào Đà Nẵng tiến hành trùng tu các chùa Phổ Thiên, Tịnh Độ và chùa Hội Quán. Năm Bính Tuất (1946) ý thức về tiền đồ Phật giáo mai sau, Ngài quyết định hiến cúng chùa Phổ Thiên (sau là chùa Phổ Đà) cho Giáo hội để mở Phật học viện có tầm vóc quy mô hơn. Đó chính là chi nhánh Phật học viện Trung phần ở Trung Trung bộ. Năm Giáp Thìn (1964), Ngài được tiến cử làm Chứng minh Đạo sư Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất thị xã Đà Nẵng. Năm Bính Ngọ (1966), Ngài được tiến cử vào Hội đồng Trưởng lão Viện Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Năm Canh Tuất (1970), Ngài làm Chánh chủ Đàn tại Đại giới đàn Vĩnh Gia, được tổ chức tại chùa Phổ Đà – Đà Nẵng (chùa Phổ Thiên trước đây). Năm Bính Thìn (1976) Ngài được thỉnh làm thành viên Hội đồng Giáo phẩm Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.


Ngày 16 tháng 3 năm Bính Thìn (1976), Ngài an nhiên thị tịch, trụ thế 87 năm, giới lạp 53 tuổi hạ. Môn đồ pháp quyến lập bảo tháp ngài tại tổ đình Tịnh Độ tỉnh Quảng Nam.

 

Được biết, trước đây vào ngày 14/4/2024 trước khi diễn ra Khóa Bồi dưỡng Nghiệp vụ sư phạm dành cho các Trường Phật học trên toàn quốc được tổ chức từ ngày 15-21/4/2024 tại Sandy Beach Resort, Ban giáo dục Phật giáo Trung ương đã đến chùa Phổ Đà thành kính đảnh lễ, dâng hương tưởng niệm, tri ân Lịch đại tổ sư đã hiến cúng ngôi Phạm vũ, mở Phật học viện có tầm vóc quy mô - chi nhánh Phật học viện Trung phần ở Trung Trung bộ. 

Ban TT-TT PG Đà Nẵng

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Bình Phước: Phật giáo huyện Bù Gia Mập tưởng niệm 716 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn

Sáng nay, ngày 24/11/2024, tại Thiền Tự Trúc Lâm Thiên Sơn (thôn Khắc Khoan, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) Thường trực Ban Trị sự Phật giáo huyện Bù Gia Mập đã tổ chức khóa tu lần thứ 10 cho Tăng Ni Phật tử huyện nhà và tưởng niệm 716 năm ngày Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn (1308-2024).

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online