PSO - Theo Ban Văn hóa GHPGVN tỉnh Đắk lắk cho biết, Chùa Quảng Trạch, toạ lạc tại thôn Hoà Bình 3, Xã Dak Liêng, Huyện Lak được hình thành từ năm 1963. Ngôi già lam được hình thành bên cạnh dòng sông Krông Ana, xứ Thâm Trạch 2 (gọi là khu Đầm sậy thấp). Sau đó do không chống cự nổi áp lực của triều cường lên xuống, năm 1962, Ban đại diện của điểm sinh hoạt này quyết định dời ngôi chùa về bên sườn đồi (nay là thôn 3, Hoà Bình) và chùa Quảng Trạch có tên từ đó.
Toàn cảnh chùa Quảng Trạch nhìn từ trên cao Một góc trong khuôn viên của chùa Quảng TrạchNăm 1968 chùa bắt đầu trùng tu và làm thêm nhà Tổ. Đến năm 1983, với sự cố vấn của HT. Thích Quang Huy (trụ trì chùa Khải Đoan lúc bấy giờ) cùng Ban đại diện chùa và đồng bào Phật tử trùng tu ngôi chùa lần thứ hai.
ĐĐ Thích Nhuận Độ (áo vàng) chụp hình lưu niệm cùng Chư Tôn đức Tăng, Ni thuộc Phân ban Công nghệ - Ban Văn hoá TƯ và Ban Văn hóa tỉnh Đăk Nông, tỉnh Đăk Lăk trong dip đến khảo sát kiến trúc chùa Quảng TrạchVà đến năm 2005 thì chùa lại bước vào đợt trùng tu thứ 3. Lễ đặt đá dưới sự chứng minh của HT. Thích Châu Quang (trụ trì chùa Sắc tứ Khải Đoan). Trong quá trình trùng tu, TT. Thích Hải Định đã phát tâm làm cố vấn xây dựng. Đến cuối năm thì chùa đã hoàn thành việc xây dựng ngôi Chánh điện.
ĐĐ. Thích Nhuận Độ giới thiệu về công trình của chùa đến chư Tôn đức đến tham quan Cổng tam quan nối liền 2 ngọn đồi tâm linh từ bên Chánh điện kết nối qua Thiền thất Phương trượng Đường đi trong khuôn viên của chùaNăm 2007 Ban đại diện và Phật tử chùa Quảng Trạch thỉnh ĐĐ. Thích Nhuận Độ về làm trụ trì. Và đây cũng bắt đầu cho một công trình hoằng Pháp “công phu” bằng cách làm “công quả”.
Đá mồ côi được Phật tử và bà con địa phương nhặt về làm sạch và ốp trên tườngĐại đức đã cùng Phật tử làm rất nhiều công trình độc đáo trong đó, điển hình năm 2015 xây dựng cây cầu mang lối kiến trúc văn hoá tựa như Chùa cầu Hội An nối liền 2 ngọn đồi tâm linh từ bên Chánh điện kết nối qua Thiền thất Phương trượng. Rồi những công trình kế tiếp mọc lên tạo cho ngôi chùa khang trang, trang nghiêm toàn bằng đá “mồ côi”, mang âm hưởng Tây Nguyên mà thấm đượm “linh hồn” người con Phật.
Công trình nhìn từ trên cao được làm bằng đá mồ côiTốt nghiệp khoá VI - Học viện Phật giáo Việt Nam, ĐĐ. Thích Nhuận Độ với tâm niệm: Hoằng pháp không phân biệt giai cấp sang hèn, nghèo giàu, ý thức hệ tư tưởng, lĩnh vực ngành nghề, giới tính tuổi tác… trên nền tảng giáo lý từ bi hỷ xả, luật nhân quả, lý duyên sinh, tinh thần vị tha vô ngã, cùng vô số phương tiện thiện xảo khác đến với Phật tử để rồi nguồn sống tuệ giác từng bước thấm sâu vào tâm hồn mỗi người con Phật. Đại đức đã đến với đồng bào Tây Nguyên bởi lối hoằng Pháp “công phu” bằng cách làm “công quả” khi trực tiếp hướng dẫn các đồng bào và Phật tử địa phương cách lo cày cấy, cơm, áo, gạo, tiền cho gia đình nhỏ hàng ngày và tối đến họ “công phu” bằng cách làm “công quả” cụ thể thầy trò cùng nhau đốt đuốc đi vận chuyện những hòn đá từ các vùng lân cận về xây dựng chùa. Vừa làm vừa niệm Phật, vừa đi vừa giảng pháp, chỉ đơn giản vậy thôi nhưng ngôi chùa đã hình thành lối kiến trúc đá đặc sắc và đẹp mắt từ những bàn tay lấm bùn của “đồng bào” nơi đây.
SC. Thích Nữ Liên Thảo - UVTT Ban VHTƯ GHPGVN khảo sát đá mồ côi được dán trên tườngKhi đến chùa Quảng Trạch sẽ nhìn thấy đại công trình nơi đây được hình thành dưới những viên “đá mồ côi” rất độc lạ đẹp. ĐĐ. Thích Nhuận Độ chia sẻ: “…chọn đá ‘mồ côi’ là bởi chúng có bị ném ra, có lăn lóc giữa dòng đời nhưng vẫn tự tại, an nhiên, không than phiền, sống bền vững như nhắc ta sống giữa thế sự thăng trầm, đầy thị phi nhưng cũng điềm nhiên, tự tại, giữ vững lập trường mà tu tập vậy. Đá nhặt về thì có nhiều viên đính màu đất đỏ, Tôi lại dạy cho các đồng bào nơi đây, tu tập bằng phương pháp lấy chổi cây nhỏ quét đất dính trên đá và quán như quét bụi dơ trong tâm mình, ai quét chưa sạch thì cũng như tâm mình chưa trong sạch. Bởi chúng ta nghiệp dày phước mỏng nên cần phải dày công tu tập để dẹp bỏ nghiệp chướng xấu xa, trở về với chân như Phật tánh của mình. Thầy trò tôi lượm đá về và gởi hồn vào đó, nơi vùng biên địa này, chúng tôi làm có lồi có lõm, như đời sống có thăng, có trầm, nhưng quan trọng cần giữ vững lập trường tu tập giải thoát.”
Phật tử và bà con đồng bào dân tộc đến công quả tại chùa ĐĐ. Thích Nhuận Độ chụp hình lưu niệm cùng với Phật tử đến thăm chùa“Phật pháp xương minh do Tăng già hoằng hóa”, thiết nghĩ ĐĐ. Thích Nhuận Độ được bổ xứ về nơi này, cũng là nơi để Đại đức thực hiện hoài bảo của mình với cách truyền thừa độc lạ, phù hợp với hoàn cảnh xứ núi, kết nối sự gần gũi với đồng bào khi hoằng truyền chánh pháp bằng khẩu giáo và cả bằng thân giáo, đem lại lợi ích, giải thoát lớn lao cho bà con địa phương và Phật tử sở tại.
Liên Thảo