ĐẠO TỪ CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ QUẢNG

ĐẠO TỪ CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ QUẢNG - ĐỆ NHẤT PHÓ PHÁP CHỦ KIÊM GIÁM LUẬT HĐCM GHPGVN

Tại Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh

Ngày 08-12-2019 (13-11 Kỷ Hợi)

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật. Kính thưa Ngài Trương Tấn Sang – Nguyên Ủy viên Bộ chính trị, Nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Kính thưa Ngài Nguyễn Thiện Nhân – Nguyên Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, cùng tất cả các Ban ngành, Đoàn thể TP. HCM, H. Bình Chánh và phường xã sở tại. Trước nhất, tôi xin ghi nhận lời phát biểu của Ủy ban nhân dân Tp. HCM, Ban Tôn giáo Chính phủ, đặc biệt là phát biểu chỉ đạo của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng trị sự GHPGVN đối với Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. HCM (HVPGVN Tp. HCM). Trong thâm tâm, tôi nghĩ xa hơn, chúng ta có sự nghiệp ngày hôm nay, chúng ta nghĩ tới ân đức lớn của Cố Đại lão Hòa thượng Đệ nhất Pháp Chủ GHPGVN. Ngài đã thỉnh Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho phép thành lập Trường Đào tạo Tăng Ni và được Cố Thủ tướng chấp nhận. Đây là một việc vô cùng quan trọng, nếu không có sự thỉnh cầu của Đức Đệ nhất Pháp Chủ hay sự đồng ý của Cố Thủ tướng thì chúng ta không có HVPGVN Tp. HCM. Mặc dù quý Ngài không còn trong đời, nhưng trong thâm tâm của Tăng Ni và Phật tử Việt Nam sẽ không bao giờ quên. Trong dòng phát triển của Phật giáo Tp.HCM, chúng ta sẽ không quên Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Trong thời kỳ khó khăn của đất nước ở nhiều khía cạnh, Ngài luôn quan tâm và giúp đỡ Phật giáo Tp. HCM. Có lần Ngài mời tôi đến Thành ủy Tp. HCM, tôi thấy Ngài đi xe Honda đến, và Ngài có nói một câu khiến tôi rất xúc động: “Hôm nay là ngày Chủ Nhật nên anh em nghỉ việc, nên tôi đi đến Thành ủy bằng xe Honda”. Tôi rất xúc động vì điều đó, và tình cảm của tôi dành cho Ngài suốt từ đó đến nay. Về sau, tôi có một lần đi công tác chung với Ngài đến Hoa Kỳ. Ngài luôn quan tâm đến sức khỏe của các thành viên trong phái đoàn, và đặc biệt là những người lớn tuổi, chẳng hạn như tôi. Sự quan tâm đó khiến tôi nhớ mãi đến Ngài. Theo tinh thần Đức Phật dạy, người Phật tử phải biết ơn và báo ân. Đó là giáo lý cơ bản và là tinh thần của dân tộc Việt Nam. Quý Tăng Ni, Phật tử đã, đang học tập tại nơi đây, ngoài sự biết ơn đối với Ngài Trương Tấn Sang, thì phải biết ơn Ngài Nguyễn Minh Triết đã có chủ trương cấp đất xây dựng cơ sở 2, tại ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh. Mặc dù hôm nay Ngài không đến dự lễ kỷ niệm, nhưng trong thâm tâm tôi và tất cả Tăng Ni Phật tử đã và đang theo học tại Học viện sẽ không quên ơn bao giờ. Người thứ ba mà tôi muốn nói đến, đó là Ngài Lê Thanh Hải, đã dành một tình cảm rất tuyệt vời đối với Phật giáo, đó là chỉ thị chủ trương san lấp mặt bằng, khởi công xây dựng cơ sở 2 Học viện trước, sau mới cấp giấy phép xây dựng. Tôi nghĩ rằng chỉ có Nguyên Bí thư Thành ủy Tp. HCM Lê Thanh Hải mới làm được điều này. Nhờ đó, chỉ trong 3 năm sau khi được cấp đất, chúng ta đã có thể hoàn thành Học viện cơ sở 2 như thế này. Có thể nói, tất cả quý Tăng Ni và Phật tử gần xa, trong và ngoài nước đã dốc toàn lực để xây dựng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. HCM trở thành cơ sở đào tạo nhân tài cho đất nước và cho Phật giáo. Với mục đích đó, Học viện đã phát triển rất nhanh, và đào tạo đội ngũ Tăng Ni trong vòng 3 năm mà hiện thấy như ngày hôm nay. Đây là một điều hiếm có! Nếu không có sự giúp đỡ của chính quyền, sự quyết tâm của Tăng Ni, Phật tử Tp. HCM thì sẽ không thể có được như ngày hôm nay. Đây là việc mà Tăng Ni – những người kế tiếp sự nghiệp phải luôn nhớ, nếu không được chính quyền ủng hộ, không được Phật tử ủng hộ thì chắc chắn chúng ta không thẻ nào làm được việc này. Tôi mong toàn thể đại chúng trân trọng và biết ơn, để phát triển Phật giáo lâu dài theo hướng bền vững. Đối với các vị ở nước ngoài, mà ở đây tôi muốn nhắc đến HT. Yoshimizu Daichi – một người bạn hơn 50 năm, khi tôi còn là Nghiên cứu sinh tại Nhật Bản. Ngài đã giúp đỡ tôi trong đời sống, khi tôi còn khó khăn. Kể từ đó đến nay, Ngài đã, đang và sẽ giúp đỡ các Tăng Ni sinh đang du học tại Nhật Bản. Sau này, Ngài cũng giúp đỡ, cưu mang thêm một số du học sinh (không phải là Tăng Ni) tại Nhật Bản. Gần đây nhất, Ngài đã giúp đỡ Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản. Ngoài ra, Ngài dành ngôi chùa của Ngài làm nơi họp mặt cho Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản. Ngài dành riêng một khu thờ người Việt quá cố tại Nhật Bản. Chính vì vậy, tôi xem đây là một người bạn lớn, tôi trân trọng và mong tất cả quý vị cũng trân trọng người bạn quốc tế này. Một người bạn lớn của chúng ta, đó là GS. KTS Rao – Nguyên Khoa trưởng Khoa Phật học tại trường Đại học Delhi. Giáo sư đã tận tình chăm sóc, hướng dẫn trên 100 Tăng Ni sinh thực hiện Luận văn Thạc sĩ, và hơn 30 Tăng Ni sinh thực hiện Luận án Tiến sĩ. Những người trong Hội đồng điều hành học tại Ấn Độ hầu hết là học trò của Giáo sư. Cho nên, hôm nay chúng ta mời ông sang dự Lễ kỷ niệm để ghi nhận công lao to lớn của Ngài cho nền giáo dục Phật học Việt Nam, và trao bằng khen danh dự cho Giáo sư vì những đóng góp của ông. Nhờ ông mà chúng ta mới có đội ngũ giảng viên và những tài liệu học thuật đầy quý giá cho hàng hậu học. Một số vị tại Đại học Hoàng gia Thái Lan (Mahachulalongkorn University), Đại học Mahamakut cũng là những người bạn lớn của chúng ta. Họ đã dành những suất học bổng cho Tăng Ni sinh theo học tại Học viện Phật giáo Việt Nam Tp. HCM sang Thái Lan để học, và đạt được những thành tựu trong học thuật. Trên đây là những người bạn lớn mà chúng ta không bao giờ quên và mong tất cả huynh đệ luôn phát triển tình hữu nghị giữa Phật giáo Việt Nam với Phật giáo các nước để tạo thế mạnh chẳng những cho Phật giáo Việt Nam, mà còn cho dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, lần này có các vị đến từ Đại học Swami Vivekananda Subharti, Tp. Meerut, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Địa phương Meerut vốn lại nơi đông tín đồ Ấn Độ giáo. Đây là một tín hiệu tốt. Ấn Độ giáo đối với Phật giáo nhìn ở mặt nào đó có vẻ đối lập, nhưng ở phương diện khác thì chúng ta có thể chấp nhận được. Hôm nay, họ đến đây tham dự lễ, mở đầu cho mối quan hệ tốt đẹp liên tôn giáo. Tôi mong sau này chúng ta sẽ có điều kiện thuận lợi để học hỏi, nghiên cứu và chia sẻ lẫn nhau, để tất cả mọi người biết thương yêu và chấp nhận nhau, thì Trái đất chúng ta mới có thể bền vững. Đó là những điều tôi đã học được và muốn chia sẻ cho tất cả quý vị. Cuộc sống chúng ta còn nhiều khó khăn, nhưng nếu quyết chí thực hiện thì chắc chắn điều khó nào đều sẽ vượt qua. Chúc toàn thể đại chúng luôn vững tiến trên con đường đạo. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Thích Ngộ Trí Viên

Download Android Download iOS
[Video] Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự

Sáng ngày 4-1, tại trụ sở Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã tổ chức Hội nghị để tổng kết công tác Phật sự năm 2024, triển khai chương trình hoạt động năm 2025 và thảo luận, thông qua nhiều nội dung quan trọng khác.

TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

TP.HCM: Lễ hằng thuận tại chùa Thiên Tôn

PSO - Ngày 30/12/2024 (nhằm ngày 30/11/Giáp Thìn), Ban Hướng dẫn Phật tử TP.HCM kết hợp chùa Thiên Tôn tổ chức lễ Hằng Thuận cho Phật tử Thanh Minh Trí, thế danh Nguyễn Hồng Sơn và Phật tử Hạnh Quang, thế danh Nguyễn Thị Bảo Châu.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online