08/07/2025 11:55

Độc lạ: Ngôi chùa là nơi cư trú gần 50 năm của dơi quạ

Gần 50 năm qua, cứ đến mùa nước nổi, từng đàn dơi quạ lại kéo nhau về ngôi chùa Hưng Long để nương náu dưới những tán cây cổ thụ.

Chùa Hưng Long nằm bên con rạch nhỏ và được vườn cây rợp bóng bao bọc xung quanh.

"Mối duyên" giữa ngôi chùa và đàn dơi

Ngôi chùa Hưng Long nằm bên con rạch nhỏ thuộc ấp Mỹ An 1, xã Mỹ Hòa Hưng, TP.Long Xuyên (An Giang cũ). Mỗi khi vào mùa nước nổi, đàn dơi lại lũ lượt kéo về, đậu dày đặc trên những tán cây dầu, cây sao trong khuôn viên chùa, sau đó âm thầm bay đi, để lại biết bao tò mò cho người miền Tây.

Ông Huỳnh Văn Bảy (79 tuổi), người có trông coi chùa Hưng Long suốt nhiều năm, kể lại hành trình kỳ lạ của đàn dơi: "Khoảng đầu những năm 1980, vài chục con dơi bất ngờ kéo về chùa, đậu lên các cây dầu, cây sao cổ thụ. Rồi chẳng biết vì lý do gì, số lượng dơi ngày một đông hơn. Đỉnh điểm là những năm 2000, đàn dơi lên đến hàng ngàn con, phủ kín khuôn viên chùa".

Theo ông Bảy, tháng 7 âm lịch là thời điểm đàn dơi bắt đầu quay về trú ngụ, khoảng tháng 10 - 1 thì lại đi. Không ai biết chúng từ đâu đến và bay đi về nơi nào.

Dơi đến chùa Hưng Long trú ngụ là loài dơi quạ, mỗi con nặng từ 0,8 đến 1,2 kg. Khi chúng sải cánh, có thể rộng đến 1,2 m. Ban ngày, chúng treo mình lặng lẽ trên ngọn cây cao. Khi hoàng hôn xuống, dơi ríu rít gọi nhau, rồi đồng loạt bay đi kiếm ăn trong đêm, đến rạng sáng mới quay về nghỉ ngơi.

Sự xuất hiện bất ngờ và êm đềm của đàn dơi khiến nhiều người tò mò tìm đến chùa để tận mắt chứng kiến. Tuy nhiên, sự hiếu kỳ thái quá cùng hành vi thiếu ý thức của một số người đã làm xáo trộn cuộc sống của chúng. Một số người thậm chí còn đặt bẫy, dùng ná bắn phá, khiến số lượng dơi sụt giảm đáng kể. "Bây giờ chỉ còn khoảng hơn 1.000 con, chứ trước kia dơi bay che cả trời, nhìn như tán cây di động vậy", ông Bảy tiếc nuối.

Để bảo vệ đàn dơi, nhà chùa đã nhiều lần vận động người dân trong vùng chung tay gìn giữ, không săn bắt, không gây tiếng động lớn. Nhờ vậy, đến nay, đàn dơi vẫn còn trú ngụ tại chùa.

Dơi ở chùa Hưng Long là loài dơi quạ mỗi con nặng từ 0,8 đến 1,2 kg.

Nhiều đồn đoán nguồn gốc của đàn dơi

Ông Phan Chương Tá (60 tuổi, ngụ ấp Mỹ An 1), người đã lui tới chùa Hưng Long hơn 30 năm, bồi hồi nhớ lại: "Ban đầu thấy dơi đậu kín ngọn cây, ai cũng sợ. Nhưng rồi thấy chúng hiền lành, chẳng quấy phá ai nên bà con quen dần. Đến mùa nước nổi mà không thấy dơi về là thấy nhớ, thấy thiếu".

Theo ông Tá, điều đặc biệt là dù trên cù lao Mỹ Hòa Hưng còn nhiều nơi có cây dầu, cây sao nhưng đàn dơi chỉ chọn trú ngụ tại chùa Hưng Long. Có người đoán chúng đến từ chùa Dơi ở Sóc Trăng, nơi nổi tiếng có đàn dơi cư trú lâu năm. Người lại cho rằng chúng đến từ núi Cấm (Tịnh Biên, An Giang) hay tận rừng U Minh (Cà Mau)… Song, nguồn gốc thực sự của đàn dơi, cũng như quy luật di cư kỳ lạ của chúng, cho đến nay vẫn là câu hỏi chưa lời đáp.

Không chỉ là hiện tượng thiên nhiên độc đáo, đàn dơi tại chùa Hưng Long còn góp phần tạo nên nét đặc trưng riêng biệt cho ngôi chùa hơn 100 năm tuổi này. Trong không gian thiền tịnh của chốn thiêng liêng, hình ảnh những con dơi lặng lẽ treo mình trên cành cây cao như một phần không thể thiếu, gợi lên cảm giác hòa hợp giữa thiên nhiên và tâm linh.

Suốt 50 năm qua, đàn dơi vẫn âm thầm tìm về, rồi lặng lẽ rời đi theo chu kỳ. Dù không ai lý giải được quy luật ấy, nhưng với người dân nơi đây, sự hiện diện của đàn dơi là biểu tượng bình yên, may mắn và linh thiêng gắn liền với ngôi chùa Hưng Long.

Duy Tân (Thanh Niên)

Download Android Download iOS
[Video] Kiện toàn và trao Quyết định nhân sự Ban Trị sự Phật giáo TP.Cần Thơ sau sáp nhập

Sáng 11/7, tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam – Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN TP.Cần Thơ, Trung ương Giáo hội đã công bố và trao Quyết định nhân sự Ban Trị sự GHPGVN TP.Cần Thơ sau sáp nhập, đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong tiến trình kiện toàn bộ máy tổ chức Giáo hội địa phương, hướng đến sự phát triển bền vững và hiệu quả trong giai đoạn hiện

Tổ sư Phi Lai - Một đại sĩ hóa thân

PSO - Tổ sư Như Hiển Chí Thiền là một bậc Đại sĩ hóa thân. Ngài đã hiện thân để thực hành trọn vẹn lục độ Ba-la-mật, kiên trì thực hành Bồ-tát đạo, thể hiện chí nguyện thực hành giải thoát của Đại sĩ.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online