ĐÔI NÉT VỀ TỔ ĐÌNH HỘI KHÁNH

PSO - Tổ đình Hội Khánh tọa lạc trên diện tích rộng 2 ha, số 29 đường Chùa Hội Khánh, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Chùa được xây dựng  vào năm Tân Dậu (1741), dưới thời Chúa Nguyễn Phước Khoát (1738-1765), do Thiền sư Đại Ngạn trên bước đường vân du hóa đạo, Ngài đến ngọn đồi thuộc làng Bình An, huyện Phước Long, dinh Trấn Biên (phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương hiện nay), lập am tu hành. Sau thời gian hoằng hóa, Phật tử quy tụ ngày càng đông, am tranh được xây dựng thành Tổ đình Hội Khánh.

  • Năm 1868, Hòa thượng Toàn Tánh trùng tu sau khi giặc Pháp đốt phá.
  • Năm 1883, HT. Chương Đắc tổ chức đúc Đại Hồng chung (đây là pháp khí đầu tiên được đúc tại Thủ Dầu Một).
  • Năm 1885, HT. Ấn Long tổ chức khắc bản in kinh (mộc bản) gồm kinh Di Đà, Hồng Danh, Vu Lan, Phổ Môn, Kim Cang… Về sau, các bộ kinh được trùng khắc vào năm 1930 do HT. Từ Văn chủ trì.
  • Năm 1908, HT. Từ Văn xây dựng lại cổng Tam quan (cổng Tam quan được xây dựng vào năm 1784).         Từ cuối thế kỷ XIX  đầu thế kỷ XX,  các bộ tượng Phật, La Hán, hoa văn, phù điêu, hoành phi, liễn đối, bao lam… được tôn tạo,  đây là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật do các nghệ nhân đất Thủ thực hiện.

- Năm 1920, kiến trúc chùa Hội Khánh và các bộ tượng Phật, La Hán được mang triển lãm tại MARSEILLE (Pháp) do HT. Từ Văn làm chủ lễ.

- Năm 1923-1926, cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, cụ Tú Cúc Phan Đình Viện và Hòa thượng Từ Văn lập Hội Danh Dự Yêu Nước tại Tổ đình chùa Hội Khánh. Chùa Hội Khánh cũng đã lưu giữ câu nói với ý nghĩa hàm súc thiền học của Cụ Nguyễn Sinh Sắc: "Đại đạo quảng khai thố giác khêu đàm để nguyệt, thiền môn giáo dưỡng qui mao thằng thụ đầu phong".

- Năm 1945-1954, chùa là trụ sở Phật giáo cứu quốc Thủ Dầu Một.

 Năm  1953  là Trụ sở Giáo hội Phật giáo Cổ truyền-Lục Hòa Tăng Bình Dương.

- Năm  1976 là Văn phòng Ban liên lạc Phật giáo yêu nước.

- Năm 1983, chùa là Trụ sở Tỉnh Hội Phật giáo Sông Bé (Bình Dương).

- Năm 1990, chùa được trùng tu ngôi Chánh điện.

- Năm 1993, chùa được Bộ Văn hóa thông tin công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia.

  • Năm 1995, chùa chính thức khai mở Trường Trung cấp Phật học.
  • Năm 1999, trùng tu Giảng đường.
  • Năm 2004, trùng tu cổng Tam quan và các ngôi tháp.
  • Năm 2007, xây dựng "Tứ Động Tâm" cùng ngôi Bảo Tháp 7 tầng để tôn thờ Xá lợi Phật, Bồ Tát, Chư vị Tổ sư ....
  • Năm  2008, chùa  xây dựng Trung tâm Văn hóa tượng Phật nhập Niết bàn dài 52m và được xác lập kỷ lục:“Tượng Phật nằm trên mái chùa dài nhất Châu Á”.
  • Năm 2012, trùng tu Tây lang.
  • Năm 2018, xây dựng khu Hội trường và Trai đường phía sau Tượng Phật nhập Niết bàn, làm nơi sinh hoạt cho Tăng ni và Phật tử  tu tập.
Từ khi thành lập đến nay,  chùa trải qua các đời Trụ trì:

1.Đại Ngạn  - Từ Tấn        1741- 1788

2.Minh Huệ -Chân Kính      1788- 1815

3.Toàn Tánh - Chánh Đắc   1815- 1869

4.Chương Đắc - Trí Tập      1869- 1884

  1. Ấn Long - Thiện Quới      1884- 1906
  2. Chơn Thinh - Từ Văn       1906- 1931
  3. Ấn Bửu - Thiện Quới        1931- 1941
  4. Thị Huê - Thiện Hương     1941- 1971
  5. Đồng Bửu- Quảng Viên     1971- 1988
  6. Huệ Thông- Nhật Minh      1988-……

Ngôi Cổ tự Hội khánh là công trình kiến trúc, văn hóa nghệ thuật của vùng đất Nam bộ nói chung và Bình Dương nói riêng, nơi đây cũng là một di tích văn hóa còn lưu giữ nhiều cổ vật, di vật giá trị về nhiều mặt của địa phương và quốc gia. Với chiều dày về lịch sử, tôn giáo, kiến trúc, mỹ thuật và truyền thống yêu nước gắn bó với đạo pháp và dân tộc, chùa Hội khánh Bình Dương đã được Bộ trưởng Văn hóa- thông tin nước CHXHCNVN công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc giavào ngày 07/01/1993. Trong suốt chiều dài lịch sử, chùa luôn bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tâm linh trên tinh thần gắn bó, đồng hành đạo pháp và dân tộc.

Sương Mai

Download Android Download iOS
BR-VT: Bổ nhiệm Đại đức Thích Minh Nguyện trụ trì chùa Hội Phước (TP.Bà Rịa)

PSO - Sáng ngày 21-11, Tại phường Phước Nguyên, TP. Bà Rịa, tỉnh BR-VT đã long trọng tổ chức Lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Hội Phước (chùa Cây Dương) đến Đại đức Thích Minh Nguyện và Lễ húy kỵ cố Hòa thượng Thích Tâm Thiệu.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online