Đời ta ta cứ vui thôi

Nghe đọc bài:

“Có một số nỗi đau,
buông xuống là giải thoát;
Có một số phiền muộn,
nghĩ xong là an lành;
Có một số sự tình,
cần tận tâm, tận lực;
Có một số sai lầm,
cần tha thứ, bao dung;
Có một số rối ren,

nhìn đơn giản cho gương mặt thanh thản”…(trang 18)

…..

Có những thứ

cố ý tìm cầu có khi không được,

không mong đợi thì lại hay đến… (trang 108)

Những câu văn mượt mà, triết lý này là một trong những câu tôi tâm đắc nhất sau khi có nhân duyên đọc được cuốn sách Đời Ta Ta vui được biên soạn bởi tác giả Vạn Lợi Quán Như. Thật sự đây là một cuốn sách vô cùng tuyệt vời mà quý vị độc giả nên tìm đọc và nên sở hữu.

Xuyên suốt 220 trang sách với 51 bài văn ngắn là một sự tổng hợp đầy đủ tấm lòng nhân sinh. Tâm hồn của chúng ta như được hiển bày ra từ những câu chữ, rồi tâm hồn ấy đi vào từng trang sách và cả cuộc đời chúng ta nữa, để rồi cứ thế “đời ta ta vui”:

Giấc mơ chỉ là giấc mơ,

có đẹp ra sao cũng phải tỉnh dậy thôi.

Mối tình tuyệt đẹp nếu không thuộc về bạn,

thì dù đớn đau cũng phải chấm dứt. (trang 121)

Mặc thế gian hơn thua, được mất

riêng bầu trời vẫn mãi trong xanh.

Phút cuối cuộc đời,

ta đem theo được gì?

tất cả đều trở thành hư ảo,

còn lại chăng chỉ là hai chữ “hành trình”. (trang 156)

Chỉ đọc vài câu thôi chúng ta đã thấy ảnh hiện tâm hồn con người trong xã hội một cách đầy đủ. Trong đó xuất hiện suy nghĩ cũng như cách đối diện của chúng ta trong từng khoảnh khắc, từng giây phút cuộc đời. Tác giả chắc phải là người thực sự từng trải nghiệm nhiều hoàn cảnh, khó khăn trong cuộc sống, thực sự thấu cảm cuộc đời mới có thể viết lên những dòng chữ đầy thi vị, nhân văn như thế.

Tuổi trẻ chúng ta lặn ngụp trong mớ hỗn độn của truyền thống và hiện đại, của duy trì và cách tân. Để rồi chúng ta mải mê chạy theo, học đòi những câu nói như “hãy sống chậm lại”, “hãy biết sống an yên”, v.v. Chúng ta chỉ theo xu hướng mà không tự nhìn lại xem, “bản thân mình đã thực sự sống chưa để mà nói rằng phải sống chậm hay sống nhanh”. Chúng ta bị cuốn theo cái gọi là trend, gọi là xu thế thời đại, để rồi bất chợt nhận ra “mình đang mắc kẹt và vô cùng lạ lẫm với những cái vốn quen”.

Cuộc sống muôn màu, lòng người muôn ngả, chúng ta phải biết rằng:

“Sống trong đời này,

thuận lợi có lúc,

ngộ nhận mấy khi,

chê cười luôn bị,

chỉ mong bình an!” (trang 16)

Đây là những chân lý cuộc đời mà chúng ta cần đối mặt. Để rồi nhìn thấu nhân sinh, nhìn nhận cuộc đời một cách đúng đắn, rồi tiếp nhận và đổi thay.

Cuộc đời có ba chiếc chìa khóa:

“Tiếp nhận, thay đổi và rời đi”.

Không thể tiếp nhận thì hãy thay đổi

Không thể thay đổi thì hãy rời đi. (trang 97)

Cái bình an sau khi chúng ta đã trải qua những sóng gió, khó khăn của cuộc đời, đó là sự bình an của những trải nghiệm và chấp nhận sự thật, lẽ sống và chúng ta cảm thấy thật sự trân trọng cuộc sống này. Thuận lợi - khó khăn, khen - chê, được - mất, v.v. chỉ là trò huyễn hóa, chúng ta đừng quá chấp chặt vào đó mà hãy buông bỏ để có được bình an. Hiểu được như vậy thì khi làm việc, chúng ta phải tận tâm, tận lực, nhưng khi đạt được thành công nào đó cũng không vội đắc ý, hài lòng mà quên đi bổn phận. Bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng tâm thế buông xuống, tùy duyên.  

Đọc cuốn sách chúng ta thấy được triết lý nhân sinh sống động, nhân văn và một cái gì đó rất “người”, rất “tình”. Trong cuộc sống, chúng ta cần phải học cách chấp nhận, bởi hạnh phúc hay khổ đau luôn là hai mặt cuộc đời, chấp nhận loại bỏ những cái tiêu cực, giữ gìn những điều tốt đẹp trong tâm hồn mình để mỗi ngày đều hướng thiện, hướng thượng.

“…Không quên ân nhân,
chẳng nhớ điều xấu,
thôi nghĩ thị phi,
chớ ghi oán hận”. (trang 136)

Khi đã thực sự biết cách buông xuống và cảm nhận “cái chậm”, chất “an yên” thì chính chúng ta đang tự tạo nên những chất liệu của bình an cho tâm hồn và chúng ta sẽ thấy được con người nguyên bản của mình, hoàn mỹ và hạnh phúc.

Khỏe mạnh mà sống,
bình thản mà vui,
chân thành mà quý,
bận nhưng vui vẻ;
Đó là
một sự hoàn mỹ,
một sự giàu có,
một sự hạnh phúc”. (trang 207)

Đây mới chính là thực tại mà chúng ta cần chiêm nghiệm và sống. Cuộc sống dù có thế nào chăng nữa, chúng ta cũng cần giữ niềm tin, bởi nhất định ai rồi cũng sẽ tìm được một tâm hồn đồng điệu, tìm được tri kỷ tri âm để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời này. Và với tôi, Đời Ta ta vui chính là người bạn tri âm luôn đưa ra hướng đi và giải tỏa những bế tắc trong tâm hồn mình!

Thay lời kết, xin mượn câu nói soạn giả cũng từng nhắc trong cuốn sách: “Hơi thở ta còn mượn của đất trời huống chi thân tâm này”, vì vậy đời ta ta cứ vui thôi!

Bước thời gian (Diệu Hoài)

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

TP.HCM: Trước giờ Khai mạc Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024

Chỉ còn ít giờ nữa, Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024 sẽ chính thức khai mạc vào lúc 7 giờ sáng, Chủ Nhật ngày 22/12/2024 tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM. Không khí tại địa điểm tổ chức đang sôi động hơn bao giờ hết khi các khâu chuẩn bị bước vào giai đoạn hoàn tất.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online