Đồng Nai: Chư Tăng Ni Phật giáo huyện Trảng Bom trang nghiêm tác pháp An cư Kiết hạ

Nghe đọc bài:

PSO - Sáng ngày 25/5/2024 (nhằm ngày 19/4/ Giáp Thìn), chư Tôn đức Tăng, Ni các trường hạ trong huyện đã vân tập về Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo huyện Trảng Bom (chùa Phật Đà Bửu Tự - Ấp Bàu Cá, xã Trung Hoà, huyện Trảng Bom) trang nghiêm tác pháp An cư Kiết hạ - Phật lịch 2568 theo Thông bạch số 089/TB-HĐTS, ngày 28-3-2024, của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự về việc hướng dẫn tổ chức An cư Kết hạ.

Chư Tôn đức Tăng chứng minh 

Hoà thượng Thích Huệ Quang – Chứng minh Ban trị sự GHPGVN huyện Trảng Bom; Thượng toạ Thích Minh Trì – Phó Ban trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai, Trưởng Ban trị sự GHPGVN huyện Trảng Bom; Thượng toạ thích Chí Vân - Phó trưởng Ban thường trực Ban trị sự huyện; Thượng toạ Thích Hạnh Đạt -  Phó ban kiêm Chánh thư ký Ban trị sự huyện; Ni trưởng Thích Nữ Huệ Trang - Viện chủ chùa Pháp Lạc; Ni trưởng Thích Nữ Như Trí - Viện chủ chùa Phổ Hiền, Trụ trì chùa Hoà Quang (TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh); Ni sư Thích nữ Như Hội - Phó Ban Trị sự huyện; cùng chư Tôn đức Tăng, Ni trên địa bàn huyện Trảng Bom.

Chư Tôn đức Ni chứng minh

Sau đó, chư Tăng, Ni vân tập tại chánh điện chùa Phật Đà Bửu Tự cử hành lễ tác pháp thọ an cư theo quy định truyền thống. 

Chư Tôn đức Tăng tại buổi lễ
Chư Tôn đức Ni tại buổi lễ

Được biết, mùa An cư Kiết hạ năm nay, toàn huyện có 95 hành giả Tăng, Ni đăng ký thọ an cư. Trong đó, 45 Tỳ kheo, 50 Tỳ kheo Ni.

Sau lễ niêm hương, bạch Phật tại chánh điện, Thượng toạ Thích Hạnh Đạt - Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự huyện tác bạch cung thỉnh nhị vị Hoà thượng Thích Huệ Quang và Thượng toạ Thích Minh Trì đối thú tác pháp an cư cho chư Tôn đức Tăng; và Nhị vị Ni trưởng Thích Nữ Huệ Trang và Ni trưởng Thích Nữ Như Trí đối thú tác pháp an cư cho chư Tôn đức Ni.

Hoà thượng Thích Huệ Quang và Thượng toạ Thích Minh Trì đối thú tác pháp an cư
Tác pháp An cư cho chư Tôn đức Tăng
Ni trưởng Thích Nữ Như Trí và Ni trưởng Thích Nữ Huệ Quang đối thú an cư
Tác pháp An cư cho chư Tôn đức Ni

Sau nghi thức tác pháp an cư, Hoà thượng Thích Huệ Quang có lời sách tấn đến hành giả nhấn mạnh tầm quan trọng của ba tháng an cư, phải nghiêm trì giới luật tinh chuyên, trang nghiêm tự thân, ở yên một chỗ hành trì các pháp, nhằm trưởng dưỡng đạo tâm, đạo hạnh.

Hoà thượng Thích Huệ Quang có lời sách tấn đến hành giả an cư

Đối với người tu sĩ, An cư của Tăng đoàn là một hình thức sinh hoạt đặc thù, được Đức Phật quy định trong giới luật. Việc duy trì an cư được áp dụng đến tận ngày nay, đó không chỉ là trách nhiệm của Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni trong việc trì luật, mà còn thể hiện sự hòa hợp của cộng đồng Tăng già.

An cư do Đức Phật định chế việc an cư của Tăng đoàn: Sự việc bắt đầu từ chuyện khi Đức Phật ở nước Xá-vệ (Sravasti, Savatthi), nhóm Lục quần Tỳ kheo trong ba mùa xuân, hạ và đông đều đi lại đây đó. Gặp tháng mùa hạ, mưa gió nên nước lớn cuốn trôi mất y bát, tọa cụ, giẫm đạp côn trùng, làm chết cỏ non… Sự việc này làm giới cư sĩ, ngoại đạo bàn tán, cơ hiềm và lan truyền đến tai các vị Tỳ kheo, trong đó có những vị sống thiểu dục tri túc, biết hổ thẹn, sống khổ hạnh, ưa học và trì giới. Các vị ấy đã góp ý và chê trách những vị Tỳ kheo đã để xảy ra sự cơ hiềm từ giới cư sĩ và ngoại đạo. Sự việc này được thưa lại với Đức Phật. Đức Phật do nhân duyên ấy mà quy định việc an cư vào mỗi mùa mưa. Quy định này trở thành một điều luật bắt buộc đối với mỗi vị tu sĩ tu theo giáo pháp của Ngài. Nếu ai không an cư theo đúng luật thì năm đó sẽ không được tính một tuổi hạ.

An cư được chư Tổ định nghĩa là thân tâm an tịnh, đến thời kỳ phải ở yên một nơi trong một thời gian nhất định. Như vậy, an cư là đến thời kỳ quy định, chư Tăng Ni phải quy tụ về ở yên tại một trú xứ, tu tập để cho thân tâm được an tịnh, tiến tu chứng đạo quả. Như vậy, nghĩa trước tiên của an cư có hai ý nghĩa. Một là vì lòng từ bi, tránh giẫm đạp côn trùng, cỏ non vào mùa mưa. Hai là dành một khoảng thời gian thích hợp để tịnh tu, tiến bộ trên con đường tâm linh giải thoát. 

Ngoài ra, sự an cư còn một ý nghĩa lớn lao hơn nữa, chính là biểu hiện cho tinh thần sống chung hòa hợp của tập thể Tăng-già trong một trú xứ – thân hòa đồng trú. Thời gian này chư Tăng sống với nhau bằng sự giáo giới cho nhau, chỉ dạy phương pháp tu tập cho nhau, khích lệ tinh thần cho nhau… trên lộ trình giải thoát.

Thượng toạ Thích Minh Trì cũng chia sẻ với chư Tôn đức Tăng, Ni việc  khởi cho việc an cư là Đức Phật tùy thuận theo các đệ tử tại gia; nhưng ý nghĩa sâu xa hơn chính là sinh mạng tồn tại của Chánh pháp qua biểu hiện duy trì đời sống thanh tịnh và hòa hợp của cộng đồng Tăng già. Khi nào Tăng già còn nhiệt tâm trong trách nhiệm an cư thì Chánh pháp vẫn còn tồn tại.

Thượng toạ Trưởng ban Trị sự cũng cho biết: Trong 3 tháng an cư tại huyện Trảng Bom, chư Tôn đức Tăng sẽ Bố tát tại trường hạ chùa Phước Huệ (thị trấn Trảng Bom); chư Ni thực hiện Bố tát chung tại trường hạ chùa Phổ Hiền (xã An Viễn, huyện Trảng Bom).

Trong buổi lễ khai hạ, Sư cô Thích Nữ Như Huệ - Chùa Dược Sư, quận Bình Tân (thứ 2 từ phải sang) và Phật tử chùa Hoà Quang (TP.Thủ Đức) TP. Hồ Chí Minh đã thành kính cúng dường hạ với lời kính chúc chư Tôn Đức dồi dào sức khỏe, tuệ giác thâm sâu và luôn là ngọn hải đăng để soi đường dẫn bước cho chúng con trên lộ trình tu tập hướng đến an vui giác ngộ giải thoát. 

Như Viên

 

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện 2024 chính thức khai mạc với gần 6.000 thí sinh tham dự

Sáng ngày 17/11/2024, Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện đã chính thức khai mạc đồng loạt tại 21 điểm thi trên địa bàn TP.HCM, thu hút sự tham gia của 5.956 thí sinh là Phật tử từ 15 tuổi trở lên. Đây là sự kiện quan trọng nhằm khơi dậy tinh thần học tập và tu dưỡng giáo lý trong cộng đồng Phật tử.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online