Đồng Nai: Khai mạc khóa tu học vipassana "tìm về hạnh phúc” tại thiền viện Phước Sơn

Hạnh phúc là thước đo đúng đắn của tiến bộ xã hội và là mục tiêu của chính sách công. Hạnh phúc giờ đây không phải là một khái niệm chung chung, mơ hồ mà được lượng hóa bằng chỉ số hạnh phúc. Không ngừng nỗ lực cải thiện các chỉ số về hạnh phúc với những tiêu chí cụ thể, thực chất thể hiện khát vọng xây dựng quốc gia hạnh phúc của Đảng và Nhà nước và toàn thể người dân Việt Nam.

Ngày Quốc tế Hạnh phúc là ý tưởng của chuyên gia Liên Hợp Quốc Jayme Illien đưa ra nhằm tôn vinh, phát triển và nâng cao hạnh phúc trên toàn cầu. Trong năm 2011, Illien đã đưa ra ý tưởng và khái niệm về việc tạo ra một ngày mới toàn cầu về nhận thức, Ngày Quốc tế Hạnh phúc, cho các quan chức cấp cao của Liên Hợp Quốc.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024); kỷ niệm 49 năm giải phóng Mièn nam (30/4/1975 – 30/4/2024), chào mừng ngày Quốc tế  Lao động 1/5/2024 và hưởng ứng ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3/2013-20/3/2024), Sáng ngày 20/4/2024, tại khu học đường Araham - Thiền viện Phước Sơn (đường Bắc Sơn – Long Thành, phường Phước Tân, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đã diễn ra khóa tu học thiền Vipassana với chủ đề: “tìm về hạnh phúc” lần 3 do Hòa thượng Bửu Chánh - Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, Trụ trì Thiền viện Phước Sơn, trực tiếp giảng dạy.

Ngày lễ quốc tế này được Đại hội đồng Liên Hiệp quốc quyết định chính thức khi tất cả 193 quốc gia thành viên nhất trí thông qua Nghị quyết A/RES/66/281 ngày 20 tháng 6 năm 2012, chọn để tôn vinh niềm hạnh phúc của nhân loại trên thế giới và với mục tiêu không chỉ là ngày mang ý nghĩa biểu tượng đơn thuần, mà còn là ngày của hành động, tích cực và nỗ lực nhiều hơn để xây dựng thế giới đại đồng, đem lại hạnh phúc cho người người trên trái đất. 

Theo báo cáo Hạnh phúc Toàn cầu được công bố ngày 20/3/2024 đưa ra xếp hạng về mức độ hạnh phúc của hơn 143 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới năm 2024 dựa trên đánh giá trung bình của 4 năm từ 2020 đến 2024. Việt Nam đứng thứ 54/143 quốc gia, vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng, tăng 11 bậc so với năm 2023. Bảng xếp hạng hạnh phúc toàn cầu đước đưa ra dựa trên những các chỉ số cơ bản như: tuổi thọ, sức khỏe, thu nhập bình quân đầu người, hỗ trợ xã hội trong thời kỳ khó khăn, mức độ tham nhũng và lòng tin xã hội. 

Chủ đề của ngày Quốc tế Hạnh phúc năm 2024 là Hạnh phúc cho mọi người. Khẩu hiệu là: Gia đình hạnh phúc là nền tảng của quốc gia hạnh phúc; tạo ra một môi trường sống và làm việc hạnh phúc hơn. 

Phát biểu khai mạc khóa tu học thiền vipassana với chủ đề: “tìm về hạnh phúc” Hòa thượng Bủu Chánh – chia sẻ: “ ngày quốc tế hạnh phúc 20/3 cũng truyền tải cho người dân và Phật tử thông điệp rằng: “Cân bằng, hài hòa, sống đoàn kết, nghĩa tình là một trong những chìa khóa để mang đến hạnh phúc, vì sao vậy? Vì khi chúng ta lao động, học tập tốt ngoài xã hội xong vào các dịp lễ chúng ta đến thiền viện tu học Phật pháp, hành thiền Vipassana tìm về hạnh phúc, chính là chúng ta đang giải thoát chính chúng ta, từ bỏ ham muốn để trở về với chính mình trở về với thanh tịnh tự thân, thấy biết rõ ràng nơi tâm chúng ta đề nhận diện chánh niệm tỉnh giác”

“Trong quá khứ, khi quân đội Việt Nam giương cao ngọn cờ Tổ quốc trên đình hầm tướng Christian de Castries, khi đó toàn dân vỡ òa hạnh phúc, cái hạnh phúc sau bao năm bị kìm hãm, mới tìm lại được và hiện tại chúng ta đang hưởng hạnh phúc sống đoàn kết, nghĩa tình nêu gương người tốt, việc tốt; các hoạt động xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc, chuyên tâm tu học Phật pháp, hành thiền vipassana tìm về chính mình; từ bỏ những biểu hiện, hành vi bạo lực gia đình, vi phạm pháp luật về gia đình; khuyến khích mọi cá nhân, cộng đồng lao động tốt, học tập tốt, làm các việc thiện lành, tránh xa điều xấu ác thì lúc đó chình chúng ta đem lại hạnh phúc cho chính mình, gia đình và cộng đồng”

“Để ngày Quốc tế Hạnh phúc có ý nghĩa thiết thực và cao đẹp, Phật tử chúng ta hãy cùng nhau chung sức đồng lòng, trách nhiệm, sáng tạo và nghĩa tình, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp, hiếu nghĩa của dân tộc Việt Nam: ‘Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng’. Hãy yêu thương và chia sẻ để mang lại Hạnh phúc cho chình mình và mọi người, từ đó giúp những người yếu thế quanh ta cùng vươn lên thoát nghèo bền vững, cùng nhau tu tập Phật pháp, thực hành thiền vipassana để tất cả người dân và Phật tử cùng có nhiều giây phút hạnh phúc đích thực” Hòa thượng nhấn mạnh.

Khóa tu từ 20-21/4/2024, bao gồm chương trình học đang xen với thực tập thiền vipassana, với 116 thiền sinh tham dự khóa tu học thiền vipassana chủ đề:” tìm về hạnh phúc” lần 3, là các nhân viên văn phòng, sinh viên đang theo học tại Thành phố Biên Hòa và Thành phố Hồ Chí Minh, công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Amata Biên Hòa.

Phân ban TT.TT Phật giáo Nam tông Kinh T.Ư GHPGVN

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online