PSO - Sáng ngày 05/07/2023, chùa Hoa Tâm (Pa-auk Tawya Vipassana Dhura Hermitage Sài Gòn, tổ 5, khu phố Long Đức, phường Tam Phước, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) trang nghiêm tổ chức lễ khánh thành Sīmā, đặt bát, xuất gia Sadi và tu lên bậc trên Tỳ kheo.

Quang lâm chứng minh và chủ trì lễ có Ngài Sayadaw U Kun Dhana (thành viên cấp cao trong Hội đồng Tăng già của Thiền viện Pa-Auk Tawya (trung tâm chính) tại Mawlaymyine, bang Mon, Myanmar) cùng 8 vị tỳ khưu từ Myanmar sang; chư Tăng người Kinh trú xứ tại Đồng Nai (Thiền viện Phước Sơn); chư Tăng từ Tây Ninh (chùa Chánh Đẳng Chánh Giác); chư Tăng (Thiền viện Nguyên Không) và chư Tăng Bắc truyền quanh vùng đồng tham dự. Ngoài ra, còn có đông đảo quần chúng tín đồ, Phật tử gần xa như Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, BR-VT…đã vân tập về chùa dự lễ khánh thành Sima và đặt bát…




Theo Sư cô Hoa Tâm, trụ trì Hoa Tâm tự, các khóa sinh tham dự, vào các ngày thứ 7, chủ nhật hàng tuần sẽ được bồi dưỡng kiến thức Phật pháp, học Tam Tạng Pali cơ bản, học về các giới phải giữ gìn như 227, 10, 8, 5 giới và thực hành Thiền Vipassana bởi Ngài Sayadaw U Kun Dhana giảng dạy hay các tỳ khu cao hạ hướng dẫn …
Khóa xuất gia gieo duyên này là lần đầu tiên nên chỉ duy trì trong 10 ngày kể từ ngày 5 đến 15/07/2023 hoặc có thể tu học lâu hơn tùy vào phước duyên nguyện ước của mỗi người nhằm thẩm thấu sâu sắc và có thời gian thực hành những lời dạy của bậc Đạo Sư.

Về Sima đã được ấn định và kiết giới từ khi chùa chưa được xây dựng, chỉ là khu đất, nay công bố khánh thành mà thôi.
Theo tam tạng, Ngài Sayadaw U Kun Dhana cho biết ý nghĩa và nội dung như sau:
- “Trong Phật giáo, tăng sự là một việc làm tối quan trọng của chư tăng, mà tăng sự hợp pháp, thành tựu hay không cũng đều do nơi chỗ có “kiết giới Sīmā” cả.
…Đức Thế Tôn suy nghĩ như vầy: Như Lai nên chế định các điều học, để làm giới bổn Ba la đề mộc xoa cho các thầy Tỳ khưu làm lễ “Phát lộ” (Uposathakamma)….Các thầy không biết…phạm vi chỗ ở bao lớn, nên bạch với Đức Phật. Nhân dịp ấy Ngài mới lịnh cho làm Pháp Kết Giới Sīmā”.
“Sīmā là ranh giới, biên giới, lằn kẽ phân địa hạt. Ðịa phận mà được ấn định làm ranh nơi tăng hòa hợp giải quyết tăng sự, bằng cách đánh dấu cột mốc chung quanh, địa phận ấy gọi là vùng Sīmā.

Sīmā hay cương giới có hai loại là:
- Sīmā có đánh dấu (baddhasīmā) tức là cương giới có đặt cột mốc (nimitta) làm dấu ranh.
- Sīmā không đánh dấu (abaddhasīmā) tức là cương giới được giới hạn mơ hồ, không có đặt cột mốc làm dấu ranh, chẳng hạn như tạm thời ấn định phạm vi một làng v.v...”
Ở mỗi tộc người hay quốc độ Sima, mỗi nơi đều khác nhau hoàn toàn, ví dụ như ở Việt Nam tộc người Kinh kiết giới Sima khác tộc người Khmer về tổ chức và nội dung, các hố và số lượng Sima, vị trí đặt cũng không giống nhau. Chưa kể bia Sīmā có hình dáng, kích thước, chất liệu đều bằng đá, đều nhau, chỉ khác các hoa văn chạm khắc nổi trên mỗi bia. Âm bên dưới lòng đất cách 1m cũng là khối đá hình trụ đều nhau, trọng lượng, hình dáng, kích thước lớn nhỏ tùy chùa và khắc trên đỉnh thời gian hình thành. “Bốn góc xung quanh chánh điện các chùa Phật giáo Nam tông Kinh đều có trụ bia kiết giới Sīmā. Chất liệu, kiến trúc trụ Sīmā. không có tiêu chuẩn nào nên thời gian, hình dáng, độ dày mỏng, chiều cao, thấp, màu sắc, ngôn ngữ khắc trên Sīmā.”. Các chùa theo truyền thống Pa Auk Myanmar cũng hoàn toàn khác, sử dụng các hòn đá tự nhiên đặt xung quanh 4 mặt bao quanh chánh điện đều nhau, mỗi mặt nhìn thấy 3 vị trí, mỗi vị trí 2 hòn đá, tổng cộng 20 hòn đá như thế.
Tuy nhiên, Kiết Giới Sīmā chỉ làm duy nhất 1 lần trong suốt sự tồn tại của ngôi chùa đó trừ khi hư cũ mục nát, bị lỗi kỹ thuật khi thực hiện nên phải làm lại, chiến tranh tàn phá, cần xây mới hay thay đổi vị trí chánh điện thì mới xả bỏ Sīmā cũ tiến hành làm lại lễ Sīmā mà thôi. Sau buổi thuyết pháp khánh thành là lễ đặt bát hội tại bổn tự:
Về xuất gia gieo duyên nhằm tạo cơ hội cho người tham gia làm quen, trải nghiệm đời sống xuất gia thực thụ, tập sự trong một thời gian nhất định mở đường cho đời sống phạm hạnh giữ giới tốt hơn cho mình và cho gia đình, xã hội. Trong Tạng luật (2014), Bộ Hợp Phần, Đại Phẩm, Tập Một. Chương Trọng Yếu, Nxb Tôn giáo, tr 160-165 ghi rằng: Này các tỳ khưu, ta cho phép mười điều học đến các sa di và (cho phép) các sa di học tập về các điều học ấy.
Được biết người xuất gia Tỳ khưu phải có độ tuổi từ 20 trở lên với ước nguyện tu tập dài lâu. Có sức khỏe tốt với ước nguyện rèn luyện đạo đức, văn hóa Phật giáo khi tu tập tại bổn tự như giữ giới, mặc đồng phục, chánh niệm…









PHƯỚC HÀ PHÂN BAN TTTT TƯ, PGNT KINH