Đồng Nai: Thiền viện Phước Sơn khai mạc khóa tu học thiền “Ân trọng trong cuộc sống”

Trong Phật giáo, ý nghĩa của “Tôn sư trọng đạo” được Đức Phật nhắc nhở nhiều hơn qua các bài giảng có liên quan về sự tri ân và báo ân mà một người con Phật phải thực hành để đưa đến phước báu an lạc và hạnh phúc tối thượng trong đời sống tu tập. Tối ngày 16/8/2024 tại Thiền đường Bảo tháp - Thiền viện Phước Sơn đã diễn ra lễ khai mạc khóa tu học thiền vipassana với chủ đề “Ân trọng trong cuộc sống” chủ trì buổi lễ do Hòa thượng Bửu Chánh - Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực ban Trị sự GHPGVN tỉnh  Trụ trì Thiền viện Phước Sơn; Đại đức Phước Hưng – Giáo thọ sư khóa thiền; cùng chư Tôn đức Tăng, Tu nữ và 250 khóa sinh tham dự khóa tu học thiền vipassana.

Khóa tu với chủ đề “Ân trọng trong cuộc sống” được Thiền viện Phước Sơn tổ chức trong 10 ngày 16-26/8/2024 với nhiều thời khóa tu tập ý nghĩa, các khóa sinh đã được học thiền căn bản, thiền hành, học kinh pháp cú, lao tác, ăn cơm chánh niệm tìm sự bình yên.

 Hòa thượng Bửu Chánh đã chi sẻ với thiền sinh pháp thoại với chủ đề: “ân sư trọng đạo”

Trong lễ khai mạc khóa tu, Hòa thượng Bửu Chánh đã chi sẻ với thiền sinh pháp thoại với chủ đề: “ân sư trọng đạo” đã nhấn mạnh rằng các khóa sinh tham dự khóa tu cần ý thức và tâm niệm mỗi phút giây hòa bình và hạnh phúc đang có được ngày hôm nay là sự hy sinh và đóng góp của rất nhiều nhân duyên trong cuộc đời, nên phải hướng tâm về tứ trọng ân. Chữ “Thầy” đã được biết đến như một vai trò thiêng liêng của một bậc thứ ba trong cuộc sống con người sau cha và mẹ. Nếu cha mẹ sanh ra và nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn thành người thì thầy cô chính là người đã vun đắp, xây dựng và truyền trao cũng như trang bị cho chúng ta những kiến thức căn bản và hữu dụng để làm hành trang bước vào cuộc đời.

 Người Thầy được xem như một người cha thứ hai trong cuộc sống của chúng ta qua hai từ ghép “sư phụ” vô cùng thiêng liêng mà chúng ta thường được nghe nhắc đến khi gọi một người thầy trong đạo giáo. Sư phụ, sư là thầy, phụ là cha theo từ ngữ Hán Việt.

Vừa làm thầy mà lại vừa làm cha thật không dễ chút nào đối với một người mang trách nhiệm của một đấng mô phạm. Vì nó gắn liền cả hai trách nhiệm mà một đấng mô phạm phải mang đến cho học trò của mình, những đứa con tinh thần mà thầy phải hết lòng dạy dỗ, chăm sóc và ưu tư, trăn trở.

Với Phật tử thì nghiên về đạo hiếu với hai đấng sinh thành dưỡng dục cù lao, Hòa thượng nhấn mạnh “tâm hiếu là tâm Phật – Hạnh hiếu là hạnh Phật”, và việc hiếu kinh cha mẹ là bổn phận của người con. Hòa thượng cũng có lời đạo từ tán thán công đức của chư Tôn đức, quý đạo hữu Phật tử trong Ban Tổ chức khóa tu, các cộng tác viên đã chuẩn bị chu đáo cho công tác tổ chức khóa tu diễn ra trang nghiêm, ý nghĩa thiết thực; nhắc nhớ các khóa sinh luôn giữ tâm niệm hiếu đạo của mình, ý thức việc bảo vệ môi trường, luôn hòa nhập tích cực và trách nhiệm với xu thế hội nhập toàn cầu. Hòa thượng cũng mong rằng các khóa sinh luôn có sức khỏe, đầy đủ bản lĩnh, nghị lực trong việc học tập ngày nay và giúp đời ngày mai, chúc các khóa sinh có nhiều thiện duyên trong cuộc sống để thành đạt được những ước mơ có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

Ban TT.TT Phật giáo tỉnh Đồng Nai.

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online