Đồng Nai: TT. Giác Nguyên thuyết giảng về bài kinh Chuyển pháp luân tại Trường hạ Thiền viện Phước Sơn

Nghe đọc bài:

PSO - Chiều ngày 02/10/2023 (nhằm mùng 18/8 năm Quý Mão), TT. Giác Nguyên - Viện chủ sáng lập Trung tâm Thiền Kalama (Myanmar), đã đến thăm và sách tấn cũng như có buổi thuyết giảng tại Trường hạ Thiền viện Phước Sơn (P. Phước Tân, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).

Đón tiếp TT. Giác Nguyên có sự hiện diện của Hòa thượng Bửu Chánh - Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai, Trụ trì Thiền viện Phước Sơn; cùng Ban Chức sự và chư hành giả an cư tại trường hạ Thiền viện Phước Sơn.

Hòa thượng Bửu Chánh - Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai, Trụ trì Thiền viện Phước Sơn (giữa) cung đón TT. Giác Nguyên đến thăm

Trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh, TT. Giác Nguyên đã có thời pháp thoại đến chư hành giả về bài kinh Chuyển Pháp Luân từ gốc nhìn của hành giả an cư tu tập tứ niệm xứ. Thượng tọa cho biết: Cái khổ của mỗi người không giống nhau, bởi vì khuynh hướng tâm lý và môi trường sống không giống nhau, cho nên cái khổ vì nghèo, vì bệnh, cái khổ vì thị phi, vì mất mát của mỗi người cũng không giống nhau, tùy thuộc vào nghiệp lực của mỗi người.

TT. Giác Nguyên - Viện chủ sáng lập Trung tâm Thiền Kalama (Myanmar) chia sẻ pháp thoại đến chư hành giả về bài kinh Chuyển Pháp Luân 
Quang cảnh buổi pháp thoại

Đồng thời, Thượng tọa đã giảng giải về việc gìn giữ thân và tâm trong sạch trong đời sống tu sĩ và chia sẻ các kinh nghiệm tu tập và hành thiền của mình đến các vị tu sĩ trong bối cảnh xã hội hiện nay. Thiền viện Phước Sơn là một môi trường tu tập thật tốt cho nên chúng ta phải biết ơn các bậc tiền bối và hiện tại là Hòa thượng Bửu Chánh, đã dày công tạo dựng một cơ sở vật chất đầy đủ để hành giả chúng ta an tâm tu tập và hành thiền. Ngôi trường Đại học có thể đào tạo ra Cử nhân, Thạc sĩ hay Tiến sĩ, nhưng không thể đào tạo ra một vị Tổng thống, Nguyên thủ quốc gia hay tỷ phú, mà là do công hạnh tu tập và hành trì từ sự lãnh ngộ của mỗi hành giả trong quá trình tu dưỡng nội lực, vu bồi phước báu từ các hành động và lời nói thiện lành.

Cuối buổi chia sẻ, TT. Giác Nguyên chúc quý vị hành giả an cư luôn tinh tấn tu tập,tìm được niềm an vui, hạnh phúc ngay trong hiện tại, luôn biết ơn Thầy Tổ người đã tạo dựng môi trường tu tập, chấp hành theo đúng quy định của Đảng, Pháp luật nhà nước, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển, văn minh, nhất là sau khi mãn hạ trở về trú xứ sẽ mang những kinh nghiệm học hỏi và tu tập mà hoằng dương chánh pháp, làm tốt đạo đẹp đời.

Được biết, mùa An cư Kiết hạ PL. 2567 – DL.2023, hạ trường Thiền viện Phước Sơn có gần 800 vị Tăng, Tu nữ  đang học tập kinh điển Pāli, Vi diệu pháp và hành thiền để gieo trồng hạt giống Bồ-đề.

Nguyễn Quí

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online