Gia đình Phật tử - Nét văn hóa đẹp của Phật giáo - Viết - Diệp Tuyết Nhung (Pháp danh: Thích Nữ Minh Viên)

Gia đình Phật tử - Nét văn hóa đẹp của Phật giáo

 

Chiều nay cũng giống như bao buổi chiều, cứ đến lúc những ánh nắng dần nhạt, bớt gắt hơn, Sư trụ trì lại cầm chổi nhẹ nhàng quét lá khắp sân chùa. Nhìn cảnh lá vàng rơi lác đác, thi thoảng từng cơn gió nhẹ lướt qua, từng bước chậm rãi, chậm rãi nơi khuôn viên chùa, nhặt từng chiếc lá vàng, thu dọn từng cành củi khô vương vãi... Thế rồi, trong lòng như bất chợt thoáng chút bâng khuâng, có gì đó man mác buồn thì phải.

 

Sư tìm đến chiếc ghế đá đặt bên hiên chùa, định ngồi nghỉ một lát rồi quét tiếp. 

- "Mùa Vu lan gần kề rồi á thưa Sư ! Chùa mình đã lên kế hoạch chuẩn bị gì chưa ạ ?!"  Bé Phật tử về làm công quả ở chùa háo hức hỏi Sư như vậy. 

 

Nhìn cảnh vật xung quanh, những chiếc lá vàng, những cơn gió nhẹ, và cảnh chiều buông... Trong Sư bao cảm xúc bất chợt ùa về. Sư không vội trả lời mà kêu bé đến ngồi bên, xoa đầu và hỏi:

- Con muốn Sư kể chuyện cho con nghe không? Chuyện mà bao người luôn thắc mắc và luôn muốn Sư kể cho nghe á.

- Bé hỏi: Là chuyện gì vậy Sư?

- À. Là chuyện vì sao Sư đi tu nè.

- Thế là bé ríu rít ngay: "Thật thích. Vậy Sư kể con nghe đi. Xong thì con sẽ quét sân thật giỏi cho Sư xem".

 

... Con biết không. Ngày Sư còn bé, nhỏ hơn tuổi con bây giờ. Lúc đó, Sư chỉ mới học lớp 6 thôi. Sư nhớ, lúc đó Ba của Sư là một người Phật tử. Ba thường đi chùa, thường tham gia sinh hoạt vào mỗi chiều cuối tuần cùng với những người nhìn bề ngoài trông giống Ba lắm (là mặc áo quần giống như con bây giờ vầy nè). Vào những cuối tuần rảnh rỗi, Sư được Ba cho theo trong các buổi  sinh hoạt tại Đoàn quán Gia đình Phật tử ngay tại chùa. Lúc mà Sư nghe tiếng thổi còi, tiếng hô vang, tiếng hát hùng hồn, cũng có khi lại rất trầm lắng...v..v.. Con biết không, tất cả những điều đó dần dần đã để lại trong Sư những cảm xúc sâu lắng lạ thường !

 

Mà lạ lắm nghen. Lúc sinh hoạt tập thể, Ba của Sư nào chạy nè, rồi nhảy cùng với các trò chơi nè, trông Ba cứ như một thanh niên còn trẻ vậy, mặc dù lúc đó Ba đã ngoài tuổi tứ tuần. Vậy mà khi về với gia đình, Ba lại là người rất chuẩn mực và kỹ cương. Những việc không hài lòng, những lần Ba không vui, Ba đều không nổi giận hay cáu gắt gì cả. Nhẹ nhàng Ba chỉ dạy và phân tích đúng sai. Với xóm làng Ba luôn ân cần giúp đỡ, mỉm cười cho qua những khi bị hiểu lầm... Ba rèn luyện cho mình tính cách ôn hòa; Ba sửa đổi tự thân theo những pháp học của người Phật tử đã quy y theo Phật. "Khoác chiếc áo Lam hiền là phải luôn sống hiền, con ạ." - đó là lời giải thích nhẹ nhàng mỗi khi Sư thấy ấm ức thay Ba về một điều gì đó và níu tay Ba hỏi "Tại sao vậy Ba" ?.

 

Thế rồi một ngày Sư nhận ra: Sư đã yêu màu áo ấy. Màu áo Lam Ba thường mặc đến chùa. Từ những con người mặc chiếc áo lam, chiếc quần soóc, dù là người đáng anh, đáng chị hay lớn tuổi như Ba Mẹ, mình vẫn gọi là Anh, là Chị. Lối xưng hô như thế để thể hiện tình thân trong một Gia đình Phật tử, người đi trước, người đi sau đó con !( Ba đã từng giải thích với Sư như thế). Trong "Gia Đình Phật tử" ấy, các anh, chị đã cho Sư sự ấm áp yêu thương, đã dạy cho Sư rất, rất nhiều những kỹ năng sống, những oai nghi đi đứng, những đức tính thật thà, những cảm thông chia sẻ,..v..v...và còn nhiều lắm những nét đẹp của tình Lam mà mình chỉ có thể cảm nhận chứ khó có thể diễn đạt được. 

 

Năm 17 tuổi, vừa hoàn thành ngưỡng cửa cấp 3, Sư háo hức muốn được vào chùa, muốn sống đời tu sĩ, muốn sống theo lý tưởng mà Ba đang tôn thờ. Có lẽ phúc duyên Sư lớn nên Sư đã được Ba Mẹ thuận tình cho phép. Từ hôm ấy Sư đã trở thành một tiểu Ni, được nương theo Sư phụ để tu học. Và rồi Sư nhận ra, những gì Sư học được từ các anh chị Phật tử, từ Ba, tất cả đều là những thềm thang vững chắc để Sư dễ dàng thích nghi và hòa hợp trong đời sống cùng các huynh đệ chốn thiền môn. Sư thấy mình hạnh phúc vô ngần về những gì Sư đã và đang có được. Cho đến bây giờ đã gần 40 năm trôi qua, tuổi ngoài tứ tuần nhưng Sư vẫn luôn nhớ về những ngày đầu tiên ấy, về Gia đình Phật tử - ngôi nhà và những con người đã chấp cánh để hôm nay Sư được sống tốt với lý tưởng cuộc đời mình....

 

Con à! Vạn vật giữa cõi đời đến, đi, còn, mất vốn dĩ nằm nơi dòng sanh diệt vô thường. Một ngày kia ta cũng vậy. Có ai sống hoài mà không chết; Có gì tồn tại mãi đâu con? Vậy nên con hãy trân trọng những gì có thể, những điều tốt hãy gắng và phát nguyện làm để chính mình được an vui trong cuộc sống, để có thể giúp người học hỏi lẽ đúng, sai; Và mang những gì lợi lạc nhất có thể giúp đỡ mọi người để họ tìm về với nẻo Đạo như chúng ta.

 

Mỗi tháng bảy của năm là mỗi một hoài niệm đầy cảm xúc. Sư luôn nhớ về đấng sinh thành đã khuất. Các con may mắn còn Cha, còn Mẹ bên đời, được về chùa dự lễ, được cài đóa hồng trong mùa hiếu hạnh, vậy nên hãy cảm nhận được giá trị sâu sắc của 2 chữ "phúc duyên" khi mình còn Cha, còn Mẹ để yêu thương và dạy dỗ, con nhé!

 

Ba Sư đã đi xa cách đây hơn 10 năm vì một cơn trọng bệnh... Thế nhưng Ba luôn tồn tại trong cách sống, cách nghĩ hàng ngày của Sư nơi đời sống thiền môn thanh tịnh. Ba cho Sư đôi cánh, Ba định hướng để Sư bước đi vững chãi như hôm nay. Ngày ấy Sư còn nhỏ, không thể lưu giữ được tấm ảnh nào của Ba khi về chùa sinh hoạt. Sư chỉ biết nhớ về Ba qua hình ảnh của các anh chị huynh trưởng, của các con trong Gia đình Phật tử mỗi khi háo hức về chùa sinh hoạt, giúp chùa lo công việc mỗi khi có Phật sự; và cũng giống như con luôn về công quả mỗi chiều phụ Sư vầy nè. 

 

Đạo hiếu là đạo Phật. Và đạo Phật là nơi ươm mầm những hạt giống tốt cho cuộc đời. Chính Ba đã gieo vào Sư một hạt mầm tốt để tạo nên một nhân duyên lớn như ngày hôm nay. Sư tin rằng con sau này cũng thế, con à. Xin niệm ân và tri ân đến Ba, đến Gia đình Phật tử đã luôn xây dựng và duy trì một văn hóa đẹp cho Phật giáo hôm nay và mai sau. 

 

Câu chuyện trở nên trầm xuống, Cô - trò lại tiếp tục công việc dang dở của mình khi trời đã chập choạng tối...


 

Download Android Download iOS
TP.HCM: Tưởng niệm lần thứ 25 Thiền sư Duy Lực – Tổ sư thiền Việt Nam

Sáng ngày 01/01/2025 (Nhằm mùng 2 tháng Chạp năm Giáp Thìn) tại chùa Phật Đà (Quận 3, TP.HCM) Môn đồ pháp phái Tổ sư thiền đã trang nghiêm làm lễ tưởng niệm lần thứ 25 cố Thiền sư Hòa thượng Thích Duy Lực, người sáng lập pháp môn Tổ sư thiền tại Việt Nam.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

TP.HCM: Lễ hằng thuận tại chùa Thiên Tôn

PSO - Ngày 30/12/2024 (nhằm ngày 30/11/Giáp Thìn), Ban Hướng dẫn Phật tử TP.HCM kết hợp chùa Thiên Tôn tổ chức lễ Hằng Thuận cho Phật tử Thanh Minh Trí, thế danh Nguyễn Hồng Sơn và Phật tử Hạnh Quang, thế danh Nguyễn Thị Bảo Châu.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online