Gia Lai: Lễ ký kết hợp tác lan tỏa đề án: Pháp Phục – Ngôn ngữ - Nghệ thuật và biểu tượng văn hóa Phật giáo Việt Nam

Nghe đọc bài:

PSO - Để từng bước thúc đẩy phát triển sự nghiệp văn hóa Phật giáo cũng như các vấn đề liên quan đến Văn hóa Phật giáo Việt Nam. Đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPHVN và Ban Trị sự GHPHVN tỉnh Gia Lai. Nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027 “Đưa kết quả của bốn đề án văn hóa Phật giáo vào thực tiễn xây dựng hệ giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam”. 

Sáng ngày 13/11/2024, tại Hội trường Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Gia Lai đã diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Gia Lai về các đề án văn hóa: Pháp phục - Ngôn ngữ - Nghệ thuật và biểu tượng văn hóa Phật giáo.

Quang lâm chứng minh và tham dự có: Hòa thượng Thích Thọ Lạc – Ủy viên Thường trực HĐTS, Trưởng ban Văn hóa Trung ương GHPGVN chủ trì buổi lễ; HT. Thích Huệ Vinh - Phó trưởng Ban Văn hoá Trung ương GHPGVN; TT. Thích Lệ Trí, TT. Thích Quảng Minh, TT. Thích Hải Định, ĐĐ. Thích Minh Thuận, ĐĐ. Thích Minh Hải, SC. Tường Nghiêm, SC. Liên Thảo, SC. Tịnh Minh; cùng chư Tôn đức, cư sĩ Thường trực Ban Văn hóa Trung ương, chư Tôn đức Trưởng ban Văn hóa Phật giáo các tỉnh, thành khu vực Tây Nguyên. 

Về phía Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Gia Lai có: HT. Thích Từ Vân– Ủy viên HĐTS, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Gia Lai; TT. Thích Giác Hiền - Phó ban Trị sự kiêm Trưởng ban Văn hóa PG tỉnh; Đại đức Thích Đồng Giải - Ủy viên HĐTS, Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN tỉnh; cùng chư Tôn đức Thường trực BTS, Tăng Ni trụ trì các tự viện trong tỉnh đồng tham dự.

Phát biểu khai mạc, Hòa thượng Thích Thọ Lạc giới thiệu khái quát về 4 đề án gồm: Ngôn ngữ, Pháp phục, Di sản và Kiến trúc Văn hóa Phật giáo Việt Nam do Ban Văn hóa Trung ương trong giai đoạn vừa qua và chương trình hoạt động trong giai đoạn tiếp theo.

Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Hội đồng Trị sự GHPGVN, Ban Văn hóa Trung ương được giao chủ trì phối hợp với các ban viện, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Giáo hội, lan tỏa phát huy kết quả đề án Ngôn ngữ và Pháp phục Phật giáo đã được GHPGVN phê duyệt, đến tất cả Tăng Ni, Phật tử Việt Nam ở trong và ngoài nước nhằm đảm bảo tính thống nhất về pháp phục, tụng niệm. Thông qua việc ký kết sẽ tăng cường sự hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Gia Lai, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển chung của văn hóa Phật giáo Việt Nam.

Tại buổi lễ, HT. Thích Từ Vân phát biểuVăn hóa Phật giáo cũng giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển và lan tỏa Phật giáo, góp phần xây dựng nền tảng đạo đức xã hội, triết lý nhân sinh và nguồn cảm hứng cho văn chương, nghệ thuật, là chất keo gắn kết cộng đồng, đoàn kết dân tộc làm phong phú thêm truyền thống và bản sắc, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Hòa thượng chia sẻ: “Tu học là khóa, văn hóa là chìa”.

Vì tầm quan trọng ấy, nên thời gian qua Ban Văn hóa T.Ư GHPGVN đã nỗ lực, tích cực tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo bàn về phương hướng, giải pháp, đề án bảo tồn văn hóa Phật giáo trong cuộc sống hiện đại, về sắc phục Phật giáo, ngôn ngữ Phật giáo, kiến trúc Phật giáo và di sản văn hóa Phật giáo, đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Tăng Ni, Phật tử trên cả nước đã góp ý và tin tưởng rằng trong thời gian tới Ban Văn hóa TƯ sẽ sớm thành tựu những kế hoạch đã đề ra.

Việc“Lan tỏa đề án: pháp phục, ngôn ngữ, nghệ thuật và biểu tượng văn hóa Phật giáo Việt Nam” là Phật sự của Ban Văn hóa T.Ư nói riêng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung. Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh Tây Nguyên cũng hết lòng ủng hộ, khuyến khích Tăng Ni, Phật tử hưởng ứng các đề án trên, góp phần lan tỏa ý nghĩa tốt đẹp của các giá trị văn hóa trong đời sống xã hội Việt Nam thời hội nhập, để đạt thành quả của ban đã đề ra hiệu quả hơn. Hòa thượng cũng đề xuất đề án kiến trúc, di sản Phật giáo cần tiếp tục triển khai sâu rộng hơn để tiếp tục định hướng chư Tăng Ni trong công tác xây dựng, trùng hưng tự viện được trang nghiêm, với nét kiến trúc đậm chất văn hóa, dân tộc, Phật giáo Việt Nam.

Trong phần thảo luận, Ban Văn hóa Trung ương đã tiếp thu nhiều ý kiến có giá trị thiết thực từ chư Tôn đức thuộc Ban Văn hóa Trung ương và đại diện Ban văn hóa tỉnh Gia Lai.

Sau một giờ làm việc nghiêm túc, dân chủ, đoàn kết, hòa hợp, hội nghị hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPHVN và Ban Trị sự GHPHVN các tỉnh Tây Nguyên nhất trí thông qua nội dung thỏa thuận bao gồm bốn điều khoản cụ thể hợp nhất: Hai Ban từng bước thúc đẩy phát triển sự nghiệp văn hóa Phật giáo cũng như các vấn đề liên quan đến văn hóa Phật giáo Việt Nam. Cùng triển khai hợp tác trên các lĩnh vực lan tỏa phát huy kết quả ngôn ngữ, pháp phục, nghệ thuật và các biểu tượng văn hóa Phật giáo Việt Nam như: nghiên cứu, tọa đàm, hội nghị… thống nhất về các giá trị văn hóa Phật giáo thuộc các lĩnh vực đã đề ra.

Cần lưu ý điều quan trọng là tất cả các hoạt động được thực hiện trong khuôn khổ Bản Ghi nhớ hợp tác này phải tuân thủ theo Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, Luật Di sản văn hóa nước CHXHCNVN, Hiến chương GHPGVN tu chỉnh lần thứ VII (2022-2027) và các quy định pháp luật khác có liên quan. Cùng nhau trao đổi kế hoạch về khâu tổ chức, kinh phí thực hiện theo từng nội dung hợp tác trong cụ thể của hợp đồng.

Sau buổi ký kết bản ghi nhớ này sẽ có thời gian triển khai chi tiết cụ thể, cùng thực hiện thực tập, bồi dưỡng, tập huấn, rà soát phù hợp theo từng địa phương để nâng cao hiệu quả nội dung đã ký kết của các đề án đã đề ra.

Kết thúc buổi lễ, Ban Văn hóa Trung ương cùng BTS GHPGVN tỉnh Tây Nguyên đã tiến hành thực hiện nghi thức ký kết thỏa thuận hợp tác thực hiện đề án Ngôn ngữ, Pháp phục, nghệ thuật và một số biểu tượng văn hóa Phật giáo trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Liên Thảo

Download Android Download iOS
Nghệ An: chương trình “Áo ấm cho em vùng biên”

Trong hai ngày 9 -10 /12 /2024 Phân ban Phật Tử Dân tộc - Ban hướng dẫn Phật tử tỉnh Nghệ An, Phật giáo huyện quế Phong đã kết nối đoàn thiện nguyện thực hiện chương trình tặng "ÁO ẤM CHO EM VÙNG BIÊN " cho Trường mầm non Tri Lễ xã Tri Lễ huyện Quế Phong và trường mầm non Cao Vều xã Phúc Sơn huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An.

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online