Hà Nam: TT. Thích Tiến Đạt chia sẻ trong Khóa bồi dưỡng kiến thức về giới luật Phật giáo năm 2024

Nghe đọc bài:

PSO - Chiều ngày 18/11/2024, trong khuôn khổ của khóa Bồi Dưỡng Kiến Thức về Giới Luật Phật Giáo năm 2024 được tổ chức tại chùa Tam Chúc (thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), Thượng Tọa Thích Tiến Đạt – Viện chủ Tổ đình Đại Từ Ân đã có buổi chia sẻ với chủ đề “bản chất và tầm quan trọng của Pháp Yết Ma” cho chư Tăng Ni lãnh đạo BTS các tỉnh thành phía Bắc.

Giới luật có 2 vấn đề quan trọng nhất là chỉ trì và tác trì. Trong phần chỉ trì lấy Giới bản làm nền tảng, còn tác trì lấy pháp Yết Ma làm căn bản. Các pháp Yết Ma thuộc về Luật, còn giới bản thuộc về Giới. Cho nên giữa Giới và Luật là hai nội hàm khác nhau. Giới thuộc về hành vi cá nhân nên thuộc về chỉ trì. Luật thuộc về công việc của tập thể nên thuộc về tác trì. Cho nên nói đủ là Tăng già Yết Ma, nghĩa là các Pháp Yết Ma của Tăng.

Trong buổi chia sẻ, Thượng tọa đã nhấn mạnh Tăng già Yết Ma là nguyên tắc tổ chức của Tăng già, vì việc thành lập tăng già của Phật giáo có một nguyên tắc quan trọng chi phối tất cả các Pháp Yết Ma đó chính là nguyên tắc lục hòa. Cho nên trong Đàn Giới, chỉ một vị Giới sư không tác thành thì Yết Ma không thành, vì vậy đòi hỏi sự thống nhất tuyệt đối của Tăng đoàn.

Theo Thượng tọa Giảng sư, trong việc tổ chức Đàn giới, việc đầu tiên là phải xem lại Cương giới đã kết chưa, và có kết như pháp không. Yết Ma thuộc về cộng nghiệp cho nên đòi hỏi những người tham dự Yết Ma phải thân tướng đồng nhau, ý chí giống nhau và mọi hành xử như nhau mới tạo nên cộng nghiệp thống nhất và thành tựu.

Thượng tọa cũng cho biết đối với giáo pháp Đại Thừa cần thụ thêm Bồ Tát giới, bởi Giới Tỳ Kheo và Giới Sa Di đều là tận hình thọ, tức là năng lực thụ chỉ 1 đời, nếu muốn tiếp tục đời sau xuất gia học đạo và tu hành thành Phật thì thụ Bồ Tát giới. 

Trong Pháp Yết Ma chia làm 3 đối tượng: vị nhân, vị pháp và vị sự. Trong Luật có phân chia Yết Ma thành 3 loại là tâm niệm Yết Ma, đối thú Yết Ma và Tăng pháp Yết Ma. Trong Tăng pháp Yết Ma có 3 loại là pháp đơn bạch, pháp bạch nhị và pháp bạch tứ.

Trong các Pháp Yết Ma đó, Yết Ma truyền giới bao gồm rất nhiều các pháp Yết Ma được tiến hành. Cho nên trong Bộ giới đàn của Tổ Phổ Tiến soạn, trước khi vào Giới đàn các Ngài đã tập hợp đủ tất cả các pháp kết giới giải giới. Sau đó mới trình bày các pháp thụ giới. Bộ giới đàn của Tổ Bồ Đề cũng vậy.

Thượng tọa cho biết thêm, ngoài Bắc hiện nay có 5 bộ Giới đàn, từ thời Lý - Trần không tìm được tư liệu. Bản tư liệu có sớm nhất và được tìm thấy đầu tiên là vào thời Lê do Ngài Chân Nguyên soạn, đó là bộ "Tôn Sư Pháp Sách Đăng Đàn Thụ Giới". Nhưng trong bản đó chỉ có truyền giới Sa Di và Bồ Tát giới chứ không có truyền giới Tỳ Kheo. Bộ thứ hai là "Giới đàn tập" do Ngài Phan Dực khắc in lại trên cơ sở bản Giới đàn của Tổ Thủy Nguyệt Thông Giác. Sau đó, Ngài Tính Tuyền đệ tử của Ngài Như Trừng Lân Giác cũng sang Trung Quốc học Đạo và cầu giới bên đó, sau mới về và tổ chức những đàn giới của Lâm Tế. Do vậy có lẽ tới cuối thời Lê, Phật giáo mới bắt đầu phục hưng lại chế độ truyền giới cụ túc, còn trước đó gần như không thấy nói tới. Còn một bản giới đàn sau này được tập hợp sớm nhất dựa trên cơ sở các bản giới đàn của Lâm Tế, giới đàn của Tào Động và bản Tôn Sư Pháp Sách Đăng Đàn Thụ Giới, đó là bộ "Giới đàn trùng hiệu" do Tổ Thông Duệ giảng dạy, và người chấp bút là Tổ Tâm Viên. Tuy nhiên, ngày nay bản "Giới đàn trùng hiệu" này ít được thấy dù khá kĩ lưỡng, bởi lẽ trước kia án in để trên chùa Vĩnh Phúc nhưng khi chùa bị phá hủy thì án cũng không còn. Trên cơ sở bộ "Giới đàn trùng hiệu" thì Tổ Phổ Tiến có soạn lại thành bộ "Giới đàn Tăng bổ" và "Giới đàn Ni bổ", tuy nhiên bộ này chỉ là bản rút gọn, giữ lại nguyên chính văn và chú thích phân vai, đã bị lược bỏ nhiều sự lý luận và xử lý trong đó. 

Thượng tọa cũng chia sẻ "Trong pháp Yết Ma truyền giới, đối với Giới Sa Di thì đắc giới do Tam quy, thụ giới Bồ Tát cũng đắc giới do Tam quy. Còn đối với giới cụ túc, thành tựu được giới thể là do bạch tứ Yết Ma". Khi Giới tử đắc giới sẽ có năng lực đặc biệt là phòng phi chỉ ác. 

Sau đó, Thượng tọa đã giảng rõ về các yếu tố và vai trò của Hội đồng Giới sư, cũng như những điều cần lưu ý trong quá trình tổ chức theo đúng Pháp Phật để có sự thống nhất và đem lại sự thành tựu cho giới đàn. 

Trải qua gần hai tiếng đồng hồ chia sẻ, Thượng Tọa đã giúp cho đại chúng thêm nhiều kiến thức và giải nghi nhiều vấn đề, từ đó Thấy được tầm quan trọng của Pháp yết ma đối với Đại Giới đàn.

Diệu Tường - Quang Phước

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Sư thầy 30 năm cưu mang trẻ em bất hạnh

Khi chúng tôi ghé thăm chùa Kỳ Quang II, Hòa thượng Thích Thiện Chiếu - Trụ trì chùa, đón tiếp chúng tôi với nụ cười đôn hậu, tay vẫn cầm chiếc vòi xịt nước để vệ sinh sân chùa. Dù đã 76 tuổi, Hòa thượng vẫn duy trì thói quen dậy sớm mỗi ngày, cần mẫn quét dọn, làm sạch từng ngóc ngách trong khuôn viên chùa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online