Hà Nội: Lễ dâng Y Kathina đến Tăng đoàn Thiền sư Ottamathara

Nghe đọc bài:

PSO - Phật giáo Bắc Tông có truyền thống dâng Pháp Y vào mùa Vu Lan đến chư Tăng Ni sau ba tháng an cư kiết Hạ. Phật giáo Nam Tông cũng vậy, được thuật lại trong chương VII bộ Đại phẩm (Mahāvagga) của Luật tạng (Vinayapiṭaka). Rằm tháng 9 (al), theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy Theravàda, sau đại lễ Pavāraṇā, từ ngày 16/9 – 15/10, cư sĩ nam nữ Phật tử làm lễ dâng Y Kathina đến chư Tỳ-khưu Tăng đã miên mật thân tâm an cư nhập Hạ 03 tháng. Việc này có thể tiến hành tại chùa hoặc nơi thanh vắng (trong rừng núi, hang động, hoặc tại nhà thí chủ, v.v…). Nghi lễ này bắt nguồn từ thời đức Phật.

Trong 45 Hạ của đức Phật, Hạ thứ 14, Ngài cùng chư Tỳ-khưu nhập Hạ tại chùa Jetavana, gần kinh thành Sàvatthi, ông Anàthapindika hộ trì. Nhóm 30 vị Tỳ khưu vùng Pàveyya là nhân Thế Tôn cho phép Tỳ-khưu sau khi đã an cư nhập Hạ được thọ Y Kathina. Đức Phật quy định 24 trường hợp vải may y làm lễ  thọ Y Kathina không thành tựu và 17 trường hợp thành tựu.

Xét theo lời dạy, Phật tử Việt Nam thành tâm dâng Y Kathina đến Tăng đoàn Thabarwa Myanmar (trong Khóa Thiền Vipassanā ứng dụng 03 tháng từ 01/08/2023 – 1/11/2023 dl) dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Sayadaw Ashin Ottamathara - Viện chủ hơn 120 trường thiền. Tham dự buổi lễ có TT Thích Thanh Huân – tru trì chùa Pháp Vân, TT Thích Minh Tuân – trụ trì Thiền viện Di Đà trong BTC.

Lần đầu tiên trên đất Bắc, vùng Đồng Bằng Sông Hồng ngàn năm văn hiến, Phật tử Việt Nam được đích thân dâng Y Kathina  phát sinh một cách hoàn toàn trong sạch cúng đến Tăng đoàn Thabarwa (có cả chư Tăng Việt Nam đồng tu). Đồng thời, dâng cúng tứ sự (y phục, vật thực, chỗ ở, thuốc trị bệnh), tỏ lòng tôn kính và hộ trì chư Tăng yên tâm tu tập sớm đắc Thánh quả. Tấm y như một minh chứng về ý nghĩa ruộng phước điền mà chư Tăng tu tập tinh tấn đáng được nhận lãnh để hoằng dương mạng mạch Phật pháp trường tồn trên thế gian.

Kathina có nhiều nghĩa, như trong bộ Vimativinodanīṭīkā, bộ Vajirabuddhiṭīka có ghi rõ. Kathina theo tiếng Pàli: vững bền, chặt chẽ; tiếng Phạn (Kathinaya): cái khung dệt vải, khung treo, do kết cấu nhiều cho thắng duyên Phật tử; làm cho 5 quả báu được duy trì trong suốt khoảng thời gian 5 tháng (từ 16 /9 - 15/ 2). Kathina chữ Pāli, phiên âm là Ca-thi-na, Ca-hi-na, Kiết-sĩ-na, Kiết-xỉ-na… ; mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Theo Bắc truyền, Kathina dịch gọi là Y Công Đức; là 1 trong 3 tấm Y cử hành Tăng sự: An-đà-hội (Antaravasaka) - y nội; Uất-đà-la-tăng (Utaràsanga) - áo thượng y, Tăng-già-lê (Sangati) - mặc ngoài cùng.

Đối với truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, đại lễ dâng Y Kathina mang ý nghĩa to lớn: hộ trì tăng đoàn, bố thí (tâm thí, thời thí, vật thí, người thụ thí, và cung cách thí), hoan hỷ đồng tạo phước, tri ân đàn tín... của sự bền vững, chặt chẽ, viên mãn. Có nhiều cách lý giải về đại lễ này, mỗi chùa một năm chỉ được dâng một lần vào bất cứ ngày nào trong vòng một tháng sau an cư. Đại lễ dâng Y kathina tài chùa Pháp Vân đến Tăng đoàn Thiền sư Ottamathara do Phật tử làm nên gọi là lễ “Dâng y”, không phải “Thụ y” theo nghĩa chư Tăng tổ chức. Thí chủ đứng đầu đã mời các thí chủ khác cùng tham gia. Trước đó, nhóm chị Loan, chị Thủy đã có trách nhiệm thông báo với Tăng đoàn để dự lễ thụ y.

 Theo truyền thống nhận y của Phật giáo Nguyên thủy, Tăng đoàn chỉ được nhận lễ dâng Y khi có tối thiểu 5 Sư Tăng nhập Hạ và các Sư chỉ nhận Y dâng theo nhu cầu thực tế của mình. Ưu tiên vị tuổi cao, nhiều Hạ lạp, khó khăn. Lễ dâng Y lần này thí chủ nguyện cúng dường đến tất cả Tăng đoàn “lục hòa đồng phân”. Tại buổi lễ, y áo, vật được đặt vào mâm đội lên kính ngưỡng Tam bảo chứng minh, sau nhiễu Phật và được đặt trước mặt chư Tăng, quý Ngài nhận bằng cách im lặng.  

Lễ dâng cúng Y Kathina đặc biệt vô giá của Phật giáo, đóng góp cho sự nghiệp gìn giữ hoằng pháp. Ở các nước theo truyền thống Phật giáo Theravāda như: Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Lào, Sri Lanka và Việt Nam, thời gian dâng cúng Y Kathina là trong thời gian một tháng ngày nào cũng có chùa tổ chức, là “Mùa dâng y Kathina”. Vì dâng Y Kathina có quy định riêng: Tỳ-kheo không được ngỏ lời, dâng cúng đến tập thể Tăng (sanghikadāna), thời gian dâng cúng y Kathina (kāladāna). Phật tử thường tập trung về chùa chư Tăng nhập Hạ, tác thành lễ dâng Y lên chư Tăng và lễ Phật, khuôn viên chùa thường mở lễ hội, Phật tử mặc những bộ trang phục đẹp nhất, giữ tâm thanh tịnh hướng đến Tam bảo. Phật tử trong khóa tu Thiền cũng chánh niệm xả ly “biện tâm” để tri ân đúng pháp, người cúng và người nhận thanh tịnh.

Nghi lễ dâng Y Kathina của Phật tử tại chùa Pháp Vân đến Tăng đoàn lần này cũng tương tự như các chùa Nam tông Việt Nam. Từ 6h - 7h sáng, khoảng hơn 1000 Phật tử vân tập với Y, tứ vật dụng. Trong buổi lễ, Ban Tổ Chức có hướng dẫn tụng kinh lễ bái Tam bảo. Ngài Thiền sư Sayadaw Ashin Ottamathara ban pháp thoại, Phật tử đội Y nhiễu xung quanh Phật điện ba vòng theo truyền thống Ấn Độ xưa, hòa với âm vang bài kệ trang nghiêm: “Ca-sa oai đức chi bằng/ Sắc vàng thanh bạch của hàng Sa-môn/ Noi gương Từ phụ Thế Tôn/ Hoằng khai Giáo pháp tám muôn bốn ngàn…”. Không khí buổi lễ vô cùng hoan hỷ; nhiều Phật tử miền Bắc không khỏi ngạc nhiên, mở rộng nhận thức về lịch sử hình thành và phát triển Phật giáo, tự hào và yêu quý, tứ chúng như trở về ngôi nhà chung trong Pháp bảo.

Trước gần 70 chư Tăng chứng minh, gia đình thí chủ Nguyễn Tuấn Quang (Pháp danh: Phúc Minh), Nguyễn Lê Thủy (Pháp danh: Nana Dhammaramst) dâng cảm tưởng, xúc động tác bạch dâng cúng Y Kathina. Y được chư Tăng Thabarwa Myanmar nhận và làm lễ tuyên ngôn Tăng - nhị bạch tuyên ngôn (dutiyañattikammavācā). Tiếng “Sādhu, sādhu” (lành thay) chư thiên và nhân loại hoan hỷ với việc thành tựu quá báu phát sanh đồng đều đến tất cả. Khóa kinh an lành chúc phúc của chư Tăng, chư thiện tín hồi hướng phước báu đến chư Thiên, thân bằng quyến thuộc, chư Tăng Ni, hương linh, chúng sanh các cảnh giới vô hình… Sau lễ sớt bát đại chúng dùng cơm thân mật.

Tại thủ đô Hà Nội, chương trình Phật sự giao lưu giữa truyền thống Phật giáo Nguyên thủy với Đại thừa Bắc tông trong khóa tu dài của đoàn  Myanmar lại càng thêm ý nghĩa: thể hiện Tăng đoàn lục hòa, đoàn kết các tông phái tông môn vùng miền quốc gia trong tinh thần chung của lời Phật về Từ bi – Vô ngã – Trung đạo; giác ngộ giải thoát vô phân biệt, vô trụ mà sự - lý vẫn hài hòa; chúng sanh ba cõi bốn loài đều hưởng được phước báu thiện pháp; vượt lên trên cả tướng chấp hữu vi khi tâm thanh tịnh không bị sở chấp chi phối; tán thán sự hợp tác của TT chùa Pháp Vân và Thiền sư Ottamathara để các ba-la-mật thiện pháp không ngừng được sanh khởi, đóng góp chung vào sự phát triển Phật giáo Quốc tế mang ý nghĩa nhân văn, hòa bình, bất hại; tri nhận sự bảo hộ yểm trợ của nhiều ban ngành từ Trung ương đến địa phương, cùng quý đạo hữu và hiền nhân đã sáng suốt tin tưởng để chương trình giao lưu văn hóa Phật giáo thành công viên mãn cho đến tận những ngày cuối khóa. Đây cũng là huấn từ của TT Thích Minh Tuân - Ủy viên Thường Trực giáo Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lai Châu, Chánh Văn Phòng; Ủy viên Ban Kinh Tế Tài Chính Trung ương; Trưởng Ban Kinh Tế Tài Chính Phật giáo tỉnh Lai Châu; Trụ trì Thiền Viện Di Đà, Thường Tín, Hà Nội; Phó BTC khóa thiền (trong lời tuyên bố Bế Mạc khóa thiền).

Trước đó, sáng ngày 28/10/2023 (nhằm ngày 14/09/2023), đại diện Đại Sứ quán Myanmar: (1) Ms. May Thet Htun, cố vấn cấp cao, Phó Đại sứ Myanmar tại Việt Nam; (2) Ms. San San Yin, Thư kí thứ nhất của Đại sứ quán Myanmar tại Việt Nam; (3) Ms. Htar Ei Shwe Yi, Thư kí thứ hai của Đại sứ quán Myanmar tại Việt Nam cùng một số vị tháp tùng, có đến cúng dường trai Tăng và đảnh lễ Thiền sư trước những ngày Tăng đoàn chuẩn bị về lại Myanmar. Ngài Ottamathara luôn bày tỏ mong muốn hòa bình bền vững tại đất nước quốc giáo Myanmar và chia sẻ lòng từ bi cảm thông sâu sắc đến quảng đại các tầng lớn dân chúng Myanmar.

Trong chuỗi Phật sự ý nghĩa tại Khóa Thiền Vipassanā ứng dụng, nhân tri ân ngày sanh thần Thiền sư Ottamathara, Tăng đoàn Thabarwa Myanmar kết hợp với chùa Pháp Vân và các thiền sinh đã có nhiều hoạt động ý nghĩa an sinh phúc lợi xã hội như mô hình Thiền sư đang vận hành chuyên tu và ứng dụng Thiền tại Myanmar; mang thông điệp như món quà thiện pháp hành Thiền vào đời sống, kính dâng lên bậc Thầy khả ái cao quý tột bậc, nguyện là những hạt giống tốt đi vào đời. Thể theo  lòng bi mẫn không giới hạn của Thiền sư Ottamathara, chiều ngày 29/10/2023, đoàn đến tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn thiếu may mắn và người nghèo, khoảng 60 phần, tại phường Hoàng Liệt, Q. Hoàng Mai, Hà Nội; đồng thời tặng gần 30 phần quà đến bệnh nhân nhiễm HIV tại chùa Pháp Vân, tổng tịnh tài chia sẻ thiện pháp lần này là 30 triệu, như một lời nhắn gửi yêu thương, bình đẳng Phật tánh, thấu hiểu động viên khích lệ; mọi khoảng cách ranh giới được xóa nhòa chỉ còn “Pháp vận hành” trong trí tuệ từ bi vô ngã thể nhập.

Sau đây là hình ảnh ghi nhận được:

 TN Viên Giác

Download Android Download iOS
Trung ương Giáo hội tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Cảnh

Tưởng niệm 6 năm ngày viên tịch của Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Cảnh – Thành viên HĐCM, chiều 05/10 (nhằm mùng 02/9 năm Giáp Thìn), Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM kiêm Chủ tịch HĐTS, cùng chư Tôn Giáo phẩm thuộc HĐCM và HĐTS đã đến tu viện Huệ Quang (quận Tân Phú) để bày tỏ sự tôn kính và tri ân đối với một bậc tôn t

Tiểu sử Hoà thượng Thích Chơn Minh (1956 - 2024)

Hòa thượng Thích Chơn Minh, thế danh Trần Bạch Mai, sinh năm Bính Thân 1956 tại quận Sa Đéc, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) nối dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 40 pháp huý Hồng Hoa, pháp tự Huệ Quang.

Trà Vinh: Chùa Quan Âm và chương trình Thức Ăn Chay Miễn Phí

Sáng nay,03/10/2024 (mùng 1 tháng 9 Giáp Thìn) Ni sư Thích Nữ Như Thức, Trưởng Phân ban Ni giới Phật giáo tỉnh Trà Vinh, trụ trì chùa Quan Âm (khóm 2 thị trấn Càng Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh) đã trao 400 phần Cơm tấm chay đến đồng bào địa phương.

Nghệ An: Khoá tu sinh viên "Sống Không Hối Tiếc" tại chùa Chí Linh

PSO - Sáng ngày 05/10/2024 (tức 03/09 âm lịch), chùa Chí Linh (Yên Thành) đã tổ chức khoá tu sinh viên “Sống Không Hối Tiếc kỳ 18" chủ đề “Mắt Thương Nhìn Cuộc Đời” dành cho gần 500 các bạn sinh viên tại các trường Đại học khu vực phía Bắc.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online