Hà Nội: Tăng đoàn Tu viện Gyuto, Ấn Độ thăm Tạp chí Nghiên cứu Phật học

Nghe đọc bài:

Sáng ngày 23/11/2023, tại trụ sở Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội, HT.TS Thích Gia Quang - Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội, Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Phật học; TT.Thích Thanh Huân, Phó Trưởng ban Thường trực Ban TT-TT TƯ GHPGVN; cùng chư Tôn đức Tăng, cư sĩ đã đón tiếp Hòa thượng Tulku Gankar, Tu viện Trưởng Mật viện Gyuto, Ấn Độ và tăng đoàn đến thăm và làm việc.

Hai bên đã trao đổi các vấn đề học thuật và lĩnh vực nghiên cứu Phật học, được biết Mật viện Gyuto là một trong hai tu viện chính của Phật giáo Mật thừa, giảng dạy Mật thừa trong truyền thống Nalanda – được truyền từ các nhà phiên dịch Lotsava của Tây Tạng.

 

Hòa thượng Thích Gia Quang đã giới thiệu chung về công tác đào tạo Phật học tại Việt Nam: “Cả nước có 4 Học viện, 32 trường Trung cấp Phật học, với hàng nghìn tăng, ni sinh tốt nghiệp hằng năm. Đặc biệt, Giáo hội Phật giáo Việt Nam có Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam trụ sở tại Tp.HCM mà Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội cũng như có Tạp chí chuyên ngành nghiên cứu Phật học là Tạp chí Nghiên cứu Phật học”.

 

Hòa thượng Gankar Tulku đã chia sẻ về công tác nghiên cứu của Tu viện Guyto.

Trước đó, Phái đoàn đã đến thăm và làm việc tại Viện Triết học – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và một số cơ sở tự viện Phật giáo khác.

 

Hòa thượng Gankar Tulku được sinh năm 1967, năm 1972, Ngài được công nhận là tái sinh lần thứ ba của Rinpoche Gankar Tulku, bởi cố Đại sư Kyabje Trijang Rinpoche, Thầy dạy học Trung cấp của đức Đạt Lai Lạt Ma đời 14.

 

Năm 1974, Rinpoche Gankar Tulku tới Tu viện Loselling ở Drepung để làm lễ công nhận, chủ trì bởi cố Đại sư Kyabje Yongzin Trijang Dorje Chang, và bắt đầu quá trình học tập cơ bản với sự chăm sóc của ngài Khensur Rinpoche Kunchok Passang, Tu viện trưởng của Drepung đương thời.

Quá trình học của Rinpoche Gankar Tulku gồm 2 năm học môn về Nhiếp loại học và Lý luận học, 7 năm về Trí Tuệ Bát Nhã, 3 năm Trung Đạo, 4 năm học Giới luật và 2 năm môn Câu Xá Luận.

 

Năm 1987, Rinpoche Gankar Tulku được thọ giới bởi đức Đạt Lai Lạt Ma. Rinpoche Gankar Tulku hoàn thành khóa học vào năm 1996, và tham dự kì thi cuối năm để tốt nghiệp và bắt đầu quá trình lấy bằng Tiến sĩ Phật học.

 

Cùng năm đó, Rinpoche Gankar Tulku ở tại Mật viện Gyuto một năm để học về Mật điển.

 

Vào tháng Hai năm 2005, Rinpoche Gankar Tulku tham gia kì thi biện kinh về chủ đề Mật Điển với các tiến sĩ khác với sự có mặt của đức Đạt Lai Lạt Ma. Tháng Chín cùng năm, Rinpoche Gankar Tulku tham gia kì thi biện kinh về Mật Điển trong vòng tám ngày ở Mật viện Gyuto để nhận bằng tiến sĩ Mật Điển.

Năm 2009, Rinpoche Gankar Tulku đã được đảm nhiệm giám thị của Mật viện Gyuto trong vòng 6 tháng.

 

Từ năm 2016 tới 2019, Rinpoche Gankar Tulku đã được đảm nhiệm làm trụ trì Tu viện Tawang bởi văn phòng của đức Đạt Lai Lạt Ma. Tu viện Tawang được thành lập bởi đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 5 ở bang Arunachal Pradesh, Ấn Độ.

Năm 2020, Rinpoche Gankar Tulku đã được đảm nhiệm làm Phó trụ trì của Mật viện Gyuto.

 

Hiện tại, Rinpoche Gankar Tulku mới được đảm nhiệm bởi đức Đạt Lai Lạt Ma làm trụ trì của Mật viện Gyuto từ 2023 đến 2025.

 

Rinpoche Gankar Tulku đã được tu học dưới sự hướng dẫn của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Ngài Ling Rinpoche và những giáo sĩ Phật Học đáng kính khác. Thầy đã ghé thăm Úc, Đài Loan, Mỹ và Châu Âu dưới sự yêu cầu của Mật Viện Gyuto, Tu Viện Drepung Loselling và những tổ chức phúc lợi khác.

Minh Minh
Nguồn: tapchinghiencuuphathoc.vn

Download Android Download iOS
Phật giáo Việt Nam - Hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc

PSO - Phật giáo, từ khi du nhập vào Việt Nam hơn hai nghìn năm trước, đã không đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một dòng chảy tâm linh sâu lắng, gắn bó máu thịt với vận mệnh của dân tộc. Từ thời kỳ Bắc thuộc, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến thời hiện đại, Phật giáo luôn hiện diện như một cội nguồn đạo đức, một sức mạnh tinh

Hà Nội: Cực Lạc Đường chùa Long Hưng – Lối về tâm linh trong nếp sống mai táng của Phật tử

PSO - Trong dòng chảy vô thường của kiếp người, ngày càng nhiều Phật tử không còn chọn an táng tại nghĩa trang, mà gửi tro cốt người thân về chùa – nơi an trú thanh tịnh dưới bóng Từ bi và tiếng kinh chiều sớm. Tại Hà Nội, Cực Lạc Đường chùa Long Hưng (Đông Anh) đang trở thành một mô hình mai táng tâm linh tiêu biểu, dung hòa giữa truyền thống Phật

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online