Hà Nội: Lễ ra mắt sách "Từ vô minh đến minh" của Thiền sư Ottamathara

PSO - Sáng ngày 26/10/2023 (nhằm ngày 12/09/ Qúy Mão) tại khách đường tầng 4 chùa Pháp Vân, Q. Hoàng Mai, Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm giới thiệu sách Từ Vô Minh đến Minh của Thiền sư Ottamathara – Myanmar, do Nhà xuất bản Thanh Niên vừa ấn hành, số lượng 2500 cuốn, 188 trang.

Được biết, đây là lần tái bản thứ hai sau đợt in năm 2019 của NXB Hồng Đức (1500 cuốn), có bổ sung thêm lời giới thiệu của (1) HT Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự TƯ Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, Chứng minh Ban Trị sự Giáo Hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào TP.Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Thái Lan TP.Hồ Chí Minh; trụ trì chùa Phổ Minh (Q.Gò Vấp), Tp HCM; (2) HT Thích Bửu Chánh, Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật giáo Việt Nam; Phó Ban hoằng Pháp Trung Ương; Phó Viện trưởng kiêm Trưởng khoa Pali, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp HCM; Phó trưởng BTS Phật giáo tỉnh Đồng Nai; Viện chủ Thiền viện Phước Sơn, Đồng Nai; (3) phần hiệu đính của Cô Tu nữ Trần Ngọc Dun, (4) cùng tiểu sử Tác giả - Thiền sư Sayadaw Ashin Ottamathara, người sáng lập ra hệ thống Trung tâm Thiền Vipassanā mang tên Thabarwa khắp Á-Âu (Singapore, Thái Lan, Đài Loan, Nhật, Ý, Mỹ), hơn 120 cơ sở; riêng tại đất nước quốc giáo Myanmar khoảng  100 trường Thiền.

Tham dự buổi Lễ ra mắt sách có TT. TS Thích Thanh Huân, Uỷ viên Thư ký HĐTS TƯ GHPGVN, Phó Chánh VP TW GHPGVN, Phó Ban Phật giáo Quốc Tế; Trụ trì chùa Pháp Vân; Ông Ngô Văn Quán, Ủy viên Thường vụ Liên Hiệp các Hội Unesco, Giám đốc Trung tâm Unesco Nghiên cứu và ứng dụng Phật học Việt Nam; cùng 6 nhà khoa học: (1) PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn, (2) PGS. TS Trịnh Bá Đĩnh, (3) PGS. TS Trần Băng Thanh, (4) Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, Chủ Tịch Hội đồng Khoa học Viện nghiên cứu Văn hóa Minh triết, (5) Nhà nghiên cứu Phùng Quang Trung, UV BCH Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội, (6) Tiến sĩ Hà Thị Thư, Học viện Khoa học Xã hội.

Đồng với nhiều nhận xét của HT Thích Thiện Tâm và HT Thích Bửu Chánh, các nhà khoa học đều cho rằng: (1) đánh giá cao tính thực tiễn ứng dụng của cuốn sách vào cuộc sống trên nhiều lĩnh vực; (2) gồm 21 đề mục, trừ 3 phần đầu thì nội dung chính khoảng 17 hướng đề cập chính; (3) nhấn mạnh đến Trung tâm Thabarwa Thanlyin - Yangon; (4) bàn về các giáo lý căn bản của Phật giáo thông qua những thuật ngữ phù hợp với tâm thức quần chúng; (5) các phần khai thác như: Hiểu về Tứ diệu đế, Bản chất sinh diệt, Chánh niệm cùng với xả ly, Truyền thông và con đường Trung đạo thực sự, Chỉ bản chất Vô thường là thật, Tính không có tên gọi khá gần gũi với Pháp số Phật giáo trường quy sâu sắc; các mục như: Đừng tuân theo ham muốn của bạn, Làm thiện pháp không giới hạn, Không chối bỏ không dính mắc, Buông bỏ thói quen nắm giữ, Sức mạnh xả ly, Chú ý vào việc nên làm, Tự do thực sự, ngôn ngữ gần với đời thường; (6) kết thúc là phần Hướng dẫn hành thiền với bốn bài pháp căn bản được giảng ở nhiều nơi, ở một số quốc gia và nhấn mạnh phần bàn về “Sự thật ngụy tạo” rất hấp dẫn; (7) Cuốn sách được coi như một giá trị đắc nhân tâm, hướng đến tâm thức trong sáng cho nhân loại bên cạnh các giá trị cao sâu của triết Phật; (8) thoáng qua tưởng chừng dễ đọc nhưng không phải mọi căn cơ đều có thể hiểu một cách sâu sắc tinh thần Pháp hành mà Thiền sư Ottamathara muốn chuyển tải; nhưng nó giành cho mọi căn cơ để hiểu được và tùy khả năng mà ứng dụng trong cuộc sống, để đạt được an lạc; (9) ẩn chứa giáo lý Từ bi, Duyên khởi, Tánh Không, Chân đế - Tục đế, Bát chánh đạo, Tứ diệu đế, Văn – tư – tu, Giới – định – tuệ, Khổ - Vô thường – Vô ngã, Luân hồi, Nghiệp báo, Nhân quả,… được ngầm chuyển tải; (10) là công trình được tập hợp bởi nhiều bài Pháp thoại mà Thiền sư giảng ở nhiều nơi trong đất nước Myanmar cũng như một số nước trên thế giới; hội chúng bao gồm cả Tăng ni Phật tử, hoặc những người chỉ cảm mến; cả giới chức sắc lãnh đạo và cả những người không theo đạo…; (11) hội chúng luôn bị cuốn hút bởi cách trả lời rất sâu sắc. Tuy nội dung cũ trong các câu hỏi của thiền sinh ở khắp mọi nơi về các thắc mắc trong tâm; các câu trả lời của Thiền sư cũng xoay quanh lời Phật nhưng luôn được trình bày có tính chất “luôn mới”; (12) do hàng đệ tử ghi lại dưới dạng phiên dịch và biên soạn; (13) sách có khả năng đánh thức tuệ giác, phát triển các tâm thức thiện lành; góp phần đưa thiền Vipassanā phát triển; (14) người theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đọc được cuốn sách đều có thể tiếp nhận và ứng dụng thực hành chuyển hóa thân tâm tốt đẹp hoàn hảo; (15) đóng góp lớn cho tính nhân bản nhân văn của con người thời hiện đại, góp phần đẩy lùi các vấn nạn, thể hiện tinh thần từ bi bất hại; mang đến thông điệp hòa bình, tiến bộ; Phật giáo chân chánh có khả năng làm thay đổi thế giới, ảnh hưởng tích cực đến đời sống xã hội của con người…

“Thiền Vipassanā thường nhấn mạnh chánh niệm tỉnh giác, đề cao tuệ quán, bùng vỡ trực giác đưa đến sức mạnh của sự bình yên và xả ly. Có thể ngộ thiền ở mỗi hoàn cảnh khác nhau mà khó chấp nhận một phương pháp khuân mẫu có sẵn ở Thiền Vipassan. Sự lộn xộn có vẻ như là nguyên lý hoàn hảo của pháp, mà ở đó ngay trong tục đế thấy chân đế, trong sanh tử thấy niết-bàn, trong bùn có hoa sen. Không thể đi tìm “lông rùa sừng thỏ”, cũng vậy, sự giác ngộ Phật pháp trong Thiền Vipassanā phải ngay từ cuộc đời (HT.TS Thích Thiện Tâm), cuốn sách Từ Minh đến Vô Minh của Thiền sư Ottamathara thể hiện rõ tinh thần đó.

Đây là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động Phật sự của Khóa Thiền Vipassanā ứng dụng 03 tháng tại chùa Pháp Vân – thủ đô Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Ottamathara và Tăng đoàn khoảng 50 vị, đang dần đi vào kết thúc (từ ngày 01/08/2023-01/112023 dl). Hội chúng trong buổi ra mắt sách, ngoài Tăng đoàn Myanmar còn có khoảng 30 Tăng Ni Việt Nam và 50 Cư sĩ Phật tử. Tứ chúng khoảng 130 người hoan hỷ với sự chia sẻ cuốn hút của quý nhà nghiên cứu, nhà khoa học.

Sau đây là hình ảnh ghi nhận được:

TN Viên Giác

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online