19/07/2025 10:41

Hai ngôi chùa cổ ở Bắc Ninh được UNESCO vinh danh di sản

Hai ngôi chùa Vĩnh Nghiêm, Bổ Đà lưu giữ nhiều mộc bản là kinh, sách thuốc, luật giới nhà Phật vừa cùng với Yên Tử - Côn Sơn Kiếp Bạc được công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Chùa Vĩnh Nghiêm (hay chùa Đức La) thuộc thôn Quốc Khánh, xã Tân An, lưu giữ hơn 3.000 mộc bản là kinh, sách thuốc, luật giới nhà Phật chủ yếu từ thế kỷ 17 đến 19. Công trình nằm trong quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn Kiếp Bạc được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp lần thứ 47 ngày 12/7.

Từng là trung tâm đào tạo tăng đồ trong gần 8 thế kỷ hình thành và phát triển của Phật phái Trúc Lâm Yên Tử, chùa Vĩnh Nghiêm có di vật đa dạng như: Hệ thống tượng thờ với hơn 100 pho tượng; hoành phi - câu đối, kho kinh sách nhà Phật mộc bản; 8 tấm văn bia ghi lại toàn bộ tiến trình lịch sử phát triển của Trung tâm Phật giáo Vĩnh Nghiêm…

Chùa nằm trên khu đất rộng khoảng một hecta, quy hoạch theo một trục chính hướng về phía đông nam, gồm bốn khối chính: Tòa Thiên đường, tòa Thượng điện, nhà Tổ đệ nhất, gác chuông, nhà Tổ đệ nhị cùng với một số hạng mục phụ trợ khác.

Chùa thờ tự ba vị tổ sư gồm Đệ Nhất Tổ Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Đệ Nhị Tổ Pháp Loa, Đệ Tam Tổ Huyền Quang, người sáng lập, truyền thừa và phát triển thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, góp phần xây dựng và mở rộng Phật giáo Việt Nam.

Ba pho tượng tại chùa tạc bằng gỗ mít từ thế kỷ 19, mang giá trị nghệ thuật và lịch sử, được công nhận bảo vật quốc gia năm 2024.

Nhà lưu giữ mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng nhằm bảo quản hơn 3.000 mộc bản quý giá của dòng thiền Trúc Lâm. Công trình gồm khu trưng bày và khu lưu giữ với thiết kế chắc chắn bằng gỗ, chống ẩm, mối mọt. Trước đây, mộc bản lưu giữ tại nhà Tam Bảo và dãy hành lang chùa, nguy cơ mối mọt, ẩm mốc, thiếu điều kiện bảo quản chuyên biệt.

Trong đó, Mộc bản Kính tín lục, bản khắc năm 1876, chữ Hán gồm nhiều tác phẩm Đạo giáo và số ít Nho giáo, Phật giáo. Nội dung sách khuyến khích con người làm điều thiện, răn trừng sự ác, giáo dục kỹ năng sống, có sức truyền cảm. Ngoài nội dung khuyến thiện, cuối sách có một số phương thuốc chữa bệnh theo phương pháp dân gian.

Nhà lưu giữ cũng trưng bày nhiều ngói cổ niên đại từ thế kỷ 6 đến 15, được phát hiện trong đợt khai quật năm 2015.

Tháp chuông chùa Vĩnh Nghiêm gồm hai tầng cao gần 8 m, mái chồng diềm 6 tầng, nằm theo trục dọc giữa nhà Tổ đệ nhất và nhà Tổ đệ nhị.

Tầng trên sàn gỗ, treo một quả chuông lớn đúc vào đầu thế kỷ 19. Tầng dưới dùng làm nơi tiếp khách, kết cấu khung gỗ lim chạm khắc tinh xảo theo phong cách thời Nguyễn, tạo nên nét kiến trúc đẹp và hài hòa.

Không gian phía trước điện thờ Tam thánh tổ trồng nhiều loại cây, trong đó có cây nhập nhân trồng năm 1330.

Cách chùa Vĩnh Nghiêm 40 km, chùa Bổ Đà là một trong những ngôi chùa cổ và độc đáo nhất vùng Kinh Bắc, tọa lạc trên ngọn núi Phượng Hoàng (Bổ Đà sơn) ở phường Vân Hà, tỉnh Bắc Ninh.

Chùa Bổ Đà được xây dựng từ khoảng thế kỷ 11, thời nhà Lý, trải qua nhiều lần trùng tu lớn dưới triều Lê Trung Hưng. Ảnh: Gia Chính

Mộc bản chùa Bổ Đà là một trong những kho mộc bản kinh Phật cổ nhất và quý giá nhất Việt Nam, với gần 2.000 tấm khắc bằng gỗ thị niên đại từ giữa thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20, phần lớn được khắc trong thời vua Lê Cảnh Hưng (1740-1786).

Những mộc bản này được bảo quản tốt, vẫn còn sắc nét sau gần 300 năm, không bị mối mọt do chất liệu gỗ thị dùng để khắc rất đặc biệt và không dùng hóa chất bảo quản. Phòng bảo quản được lắp đặt đồng hồ theo dõi nhiệt độ và độ ẩm giúp kiểm soát môi trường trong phòng.

Vườn tháp chùa Bổ Đà tọa lạc trên sườn núi Phượng Hoàng với diện tích gần 8.000 m2, được xem là vườn tháp cổ lớn nhất và đẹp nhất Việt Nam. Có khoảng 110 ngôi tháp và mộ lớn nhỏ, trong đó 97 ngôi tháp cổ hàng trăm năm tuổi, chôn giữ tro cốt xá lỵ hơn 1.200 tăng ni tu hành thuộc dòng thiền Lâm Tế khắp cả nước.

Kiến trúc tháp mộ trong vườn hầu hết là tháp 3-4 tầng, cao 3-5 m, riêng tháp của sư tổ có kích thước lớn và đồ sộ hơn. Các tháp này được xây bằng gạch chỉ, đá núi, mạch vữa từ mật mía và bột giấy bản, tạo nên kết cấu chắc chắn và bền vững qua nhiều thế kỷ.

Vườn tháp được công nhận là Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia đặc biệt vào năm 2016.

Bao quanh vườn tháp là bức tường cổ kính xây bằng đá núi, gạch chỉ và đất nện, tạo nên không gian u tịch, yên tĩnh, rất phù hợp với không khí tu hành, tưởng niệm và thiền định.

Hoàng Giang
vnexpress.net

Download Android Download iOS
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn sách tấn hành giả tại Đạo tràng an cư chùa Long Phước Thọ

Sáng 19/7, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN đã quang lâm thăm và sách tấn gần 250 hành giả Tăng Ni đang cấm túc an cư theo truyền thống Phật giáo Bắc tông trong mùa An cư kiết hạ Phật lịch 2569, tại chùa Long Phước Thọ (Đồng Nai).

Khánh Hòa: Trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm húy nhật Hòa thượng Thích Ngộ Tịnh tại chùa Viên Ngộ

PSO - Trong hai ngày 17 – 18/7/2025 (nhằm 23 – 24/6 năm Ất Tỵ), tại chùa Viên Ngộ (xã Bắc, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa), môn đồ pháp quyến và tứ chúng đồng tu đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm húy nhật lần thứ 2, kỷ niệm 4 năm ngày viên tịch của cố Hòa thượng Thích Ngộ Tịnh.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

Thanh Hóa: Chương trình “Rung Chuông Pháp Hỷ” tại khóa tu Phật giáo với tuổi trẻ lần thứ 15

PSO - Trong khuôn khổ Khóa tu Phật giáo với tuổi trẻ lần thứ 15 do Phật giáo tỉnh tổ chức, chiều ngày 19/7/2025, chương trình “Rung Chuông Pháp Hỷ” đã diễn ra trong không khí vui tươi, đầy sinh động và ý nghĩa. Đây là một trong những hoạt động nổi bật, nhằm tạo sân chơi Phật pháp bổ ích, giúp các khóa sinh vừa học, vừa chơi, vừa ôn tập lại kiến thứ

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online