Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM có tân Tiến sĩ đầu tiên

Nghe đọc bài:

Chiều ngày 30/10/2023, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM đã tổ chức bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Học viện cho nghiên cứu sinh khóa I – 2019 tại Cơ sở 1 Học viện (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), đây là học viên đầu tiên bảo vệ luận án cấp Học viện kể từ khi Học viện được thí điểm đào tạo tiến sĩ Phật học.

Hội đồng bảo vệ luận án do HT.TS. Thích Thiện Tâm - Phó Chủ tịch HĐTS làm Chủ tịch; thành viên đồng Uỷ viên nhận xét có HT.TS. Pháp Tông, TT.TS Thích Viên Trí, HT.TS Danh Lung; TT.TS Thích Chơn Minh; TT.TS. Thích Giác Hoàng - đồng Uỷ viên Hội đồng; NS.TS Thích Nữ Liễu Pháp - Uỷ viên Thư ký.

Luận án Tiến sĩ được bảo vệ có đề tài "Nghiên cứu Y ca-sa trong Phật giáo Theravada" của NCS Thích Định Phúc (thế danh Nguyễn Hoàng Phúc) do HT.TS. Thích Bửu Chánh và TT.TS. Thích Nhật Từ đồng hướng dẫn.

Thay mặt khoa Sau Đại học, TT.TS. Thích Đồng Văn báo cáo kết quả nghiên cứu của nghiên cứu sinh tại Học viện 
NS.TS. Thích Nữ Liễu Pháp báo cáo lý lịch khoa học trích ngang của nghiên cứu sinh

Trong 30 phút trình bày tóm lược các kết quả nghiên cứu chính của luận án, NCS đã nêu bật được những vấn đề còn tồn đọng và mâu thuẫn về tấm y giữa truyền thống với những học giả đương đại.

Nghiên cứu sinh Đại đức Thích Định Phúc bảo vệ Luận án trước hội đồng

Trên cơ sở kế thừa những công trình trước đây, luận án đã phân tích và làm sáng tỏ những khái niệm về tấm y trong sinh hoạt của tu sĩ Phật giáo. Ngoài ra đề tài còn được so sánh, đối chiếu giữa các bộ luật thuộc nhiều bộ phái Phật giáo để thấy được những nét tương đồng và khác biệt giữa truyền thống văn hóa trong việc truyền thừa và phát triển của tấm y. Pháp phục tu sĩ Phật giáo được phân tích rõ từng học giới, từng cách thực hành để làm nổi bật giá trị của tấm y, ngoài chức năng che thân còn là một pháp tu trong sinh hoạt để tạo nên một biểu tượng của Tăng đoàn hòa hợp và thánh thiện.

Sau phần trình bày khái quát của nghiên cứu sinh, chư Tôn đức thành viên Hội đồng chấm luận án lần lượt nhận xét, cho ý kiến nội dung và đặt câu hỏi cho luận án. Tiếp đó, nghiên cứu sinh lần lượt trả lời các câu hỏi được đặt ra.

Hòa thượng Tiến sĩ Pháp Tông nhận xét và đặt câu hỏi cho Luận án
Hòa thượng Tiến sĩ Danh Dung nhận xét và đặt câu hỏi cho Luận án
NCS Đại đức Thích Định Phúc phản biện câu hỏi của Hội đồng

Luận án góp phần làm rõ nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa của tấm y trong Phật giáo Theravada từ góc nhìn liên ngành Phật học và Sử học với mục đích: tìm hiểu về nguồn gốc của tấm y trong Phật giáo Theravada, làm rõ đặc điểm của tấm y trong Phật giáo Theravada và khái quát những ý nghĩa của tấm y trong Phật giáo Theravada.

Thượng tọa Tiến sĩ Thích Chơn Minh nhận xét Luận án
Thượng tọa Tiến sĩ Thích Giác Hoàng nhận xét và đặt câu hỏi cho Luận án

Tổng hợp các ý kiến nhận xét, Hoà thượng Tiến sĩ Thích Thiện Tâm, Chủ tịch Hội đồng bảo vệ Luận án đánh giá cao nỗ lực nghiên cứu của NCS Đại đức Thích Định Phúc. Theo đó, NCS đã so sánh, đối chiếu nhiều nguồn tư liệu Phật giáo, các bộ phái Phật giáo, đã đóng góp cho nền học thuật, nghiên cứu Phật giáo để thấy rõ sự đa dạng, phong phú của tấm y trong quá trình truyền thừa qua các nên văn hóa khác nhau. Đây cũng là đề tài rất ý nghĩa, nhất là hiện nay việc pháp phục Tăng Ni trong Ban Văn hóa Trung ương đang thực hiện theo đúng sự chỉ đạo của Trung ương Giáo hội.

Hoà thượng Tiến sĩ Thích Thiện Tâm, Chủ tịch Hội đồng bảo vệ Luận án phát biểu đúc kết

Đề tài nghiên cứu này là một công trình mới mẻ và thực tiễn về tấm y của Phật giáo. Luận án đóng góp cho người đọc và giới nghiên cứu Phật học một cái nhìn rõ nét và thực tiễn về pháp phục của tu sĩ Phật giáo.

TT.TS. Thích Nhật Từ thay lời giảng viên hướng dẫn kính gửi lời tri ân đến Hội đồng chấm Luận án và giải trình thêm một số nội dung liên quan cấu trúc, nội hàm, phương pháp nghiên cứu của đề tài

Sau khi hội ý, trao đổi, Hội đồng chấm luận văn đã công bố kết quả. Theo đó luận án Tiến sĩ của NCS Đại đức Thích Định Phúc được đánh giá đạt loại khá 6/7 thành viên. TT.TS. Thích Viên Trí đại diện Hội đồng, công bố quyết định NCS Thích Định Phúc (thế danh Nguyễn Hoàng Phúc) đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ với đề tài "Nghiên cứu Y Ca sa trong Phật giáo Theravada”.

TT.TS. Thích Viên Trí đại diện Hội đồng, công bố quyết định bảo vệ Luận án Tiến sĩ 
HT.TS. Thích Bửu Chánh thay lời giảng viên hướng dẫn kính gửi lời tri ân đến Hội đồng bảo vệ Luận án

Hội đồng cũng đề nghị luận án của NCS Đại đức Thích Định Phúc tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện luận án lần cuối và gởi về Học viện lưu trữ.

Tin, ảnh: Công Minh

 

Download Android Download iOS
Khai mạc Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024 với hơn 4400 Phật tử tham dự

Sáng ngày 22/12/2024, vòng thi cấp thành phố của Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, với sự tham dự của 4.403 Phật tử đến từ TP.Thủ Đức và 20 quận, huyện trên địa bàn thành phố.

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Khai mạc Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024 với hơn 4400 Phật tử tham dự

Sáng ngày 22/12/2024, vòng thi cấp thành phố của Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, với sự tham dự của 4.403 Phật tử đến từ TP.Thủ Đức và 20 quận, huyện trên địa bàn thành phố.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online