Quảng Nam : Hội An - Húy kỵ lần thứ 34 cố HT.Thích Hành Sơn

Nghe đọc bài:

PSO - Ngày 03/01/2023 (22/11/Qúy Mão), tại chùa An Lạc (P.Thanh Hà, TP.Hội An) đã trang nghiêm cử hành lễ húy nhật lần thứ 34 cố HT.Thích Hành Sơn, khai sơn chùa An Lạc.

Chứng minh và tham dự buổi lễ có: HT.Thích Hạnh Niệm, Chứng minh BTS PG tỉnh Quảng Nam, Trụ trì chùa Pháp Bảo; HT.Thích Phước Minh, UV HĐTS, Trưởng Ban Trị sự kiêm Trưởng Ban Tăng sự PG tỉnh; chư tôn đức BTS PG tỉnh Quảng Nam; chư Tăng Ni trụ trì các tự viện trong và ngoài thành phố Hội An; cùng môn đồ đệ tử và Phật tử các đạo tràng.

Tại buổi lễ, chư tôn đức ôn lại cuộc đời đạo hạnh của cố HT.Thích Hành Sơn; niêm hương tưởng niệm và cầu nguyện Giác linh Hòa thượng cao đăng Phật quốc.

Theo tiểu sử, HT.Thích Hành Sơn, sinh năm Mậu Thân (1908) tại xã Tam Thái, huyện Phú Ninh. Ngài là vị giáo phẩm sống trong thời buổi chiến tranh ác liệt vẫn luôn nỗ lực hoằng pháp lợi sanh; trong khoảng 30 năm tu học và hành đạo, Ngài đã trùng kiến và xây dựng 5 ngôi chùa, 1 Cô nhi viện An Hòa tại Quảng Nam.

Hòa thượng Thích Hành Sơn cùng các vị chư tôn đức khác đã thành lập chùa An Lạc tại trại định cư Thanh Đông vào năm 1966. 

Tiểu Sử

Hòa Thượng THÍCH HÀNH SƠN

Hòa Thượng thế danh Lê Đình Nam, sinh năm Mậu Thân (1908) trong một gia đình trung nông, có truyền thống Nho học. ở làng Đại An, xã Kỳ Long (nay là xã Tam Thái, huyện Phú Ninh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam). Thân phụ là cụ ông Lê Văn Thơ, Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Mới.

Những năm đầu của thập niên 40, Ngài mới có nhân duyên gặp Phật Pháp và cũng trong thời gian này Ngài cùng với người anh là Lê Trọng Hoàng, em là Lê Tấn Phước cùng với Phật tử Nguyễn Quế phát tâm sáng lập chùa Đại An tại quê nhà vào năm 1944.

Năm Ất Mùi (1955) Ngài thọ Tam Quy – Ngũ Giới với Hòa Thượng Thích Trí Giác tại Tổ đình Phước Lâm – Hội An với Pháp danh Thị Hải.

Năm Canh Tý (1960) thấu rõ được lẽ vô thường của nhân sinh thế cuộc, Ngài phát tâm xuất gia với Hòa thượng Thích Giải An tại chùa Thọ Sơn, tỉnh Quảng Ngãi với pháp tự Hành Sơn. Sau hai năm thờ thầy học đạo, Ngài được Hòa thượng Bổn Sư cho thọ giới Cụ Túc tại Đại Giới Đàn do Giáo Hội Tăng Già Nam Việt tổ chức tại Phật Học Viện Sài Gòn, chùa Ấn Quang vào ngày mùng 2 tháng 8 năm Nhâm Dần (1962). Sau khi thọ Cụ Túc giới, Ngài lưu lại Sài Gòn ở chùa Giác Nguyên – Vĩnh Hội (nay là Quận Tư) để tu học một thời gian và  tham dự An Cư Kiết Hạ tại dây.

Sau khi về lại quê nhà, Ngài được Giáo Hội Quảng Nam cùng Phật tử Quế Sơn thỉnh làm trụ trì chùa Viên Minh, làng Trung Lộc, xã Sơn Phúc, quận Đức Dục (Nay là xã Quế Lộc, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam). Ở đây, Ngài nỗ lực tu tập, tiếp tăng độ chúng và phát triển Phật Pháp rộng ra các vùng phụ cận như Trung Phước, Đại Bình, Khương Quế, Nông Sơn, Sơn Ninh, Sơn Thuận (tức Quế Ninh, Quế Phước).

Năm 1965, chiến tranh lan rộng nên Ngài về lánh nạn tại Hội An. Đến năm 1966, Ngài cùng với chư tôn đức lãnh đạo GHPGVNTN tỉnh Quảng Nam thành lập chùa An Lạc tại trại định cư Thanh Đông (nay thuộc phường Thanh Hà, Hội An).

Cũng trong thời gian này, Ngài lên khu kỹ nghệ An Hòa, quận Duy Xuyên khai sơn ngôi chùa An Hòa. Tiếp đó, Ngài khai sơn chùa Nông Sơn, chùa Đa Bảo, chùa Minh Giác và được cử làm Chánh Đại Diện Phật Giáo quận Đức Dục. Näm 1968, chiến sự diễn ra mỗi lúc càng khốc liệt, nạn nhân mỗi ngày càng nhiều, được sự ủy nhiệm của tỉnh Giáo Hội Quảng Nam, Ngài đứng ra thành lập Cô Nhi Viện An Hòa và làm Giám Đốc, nhận nuôi nấng các trẻ em mồ côi và giúp cho các nạn nhân chiến tranh.

Năm 1971, chùa An Hòa và Cô Nhi Viện An Hòa bị kẻ lạ mặt dùng pháo và súng liên thanh tấn công vào ban đêm, làm chết một vị tăng và nhiều trẻ em mồ côi. Riêng thầy bị thương nặng, phải chuyển về chữa trị tại Bệnh Viện Duy Tân – Đà Nẵng.

Sau khi phục hồi sức khỏe, được sự chỉ đạo của Tổng vụ Từ Thiện Xã Hội Giáo Hội Trung Ương, Hòa Thượng quyết định chuyển dời Cô Nhi Viện về tại khuôn viên chùa Pháp Hội, An Hải Đông – quận 3 Đà Nẵng, Ngài tiếp tục nhiệm vụ Giám Đốc và nuôi dạy trẻ mồ côi.

Näm 1972, Ngài được thỉnh cử làm trụ trì chùa Pháp Hội, Hòa Thượng đã trùng kiến ​​toàn bộ ngôi chùa này.

Năm 1975 đất nước hòa bình thống nhất, Ngài bàn giao Cô Nhi Viện An Hòa cho Nhà Nước, nghỉ chức Giám Đốc Cô Nhi Viện, chi giữ lại chức vụ trụ trì chùa Pháp Hội.

Vào tháng 3 năm 1975, người dân lánh nạn chiến tranh lần lượt trở về quê cũ. Hòa Thượng trở lên Quế Lộc xây dựng lại ngôi chùa Viên Minh để kịp thời có chỗ cho chư Tăng và Phật tử tu tập, phụng sự Đạo pháp. Sau đó, Ngài giao lại cho đệ tử là thầy Đồng Châu làm trụ trì, Ngài trở về tiếp tục điều hành Phật sự tại chùa Pháp Hội, đồng thời về quê nhà củng cố lại chùa Đại An.

Năm 1986, vì tuổi cao sức yếu. Ngài bàn giao chùa Pháp Hội cho Phật tu tập đảm nhiệm, Ngài lui về chùa Đại An ven đồi núi quê nhà để an dưỡng tu niệm.

Đầu năm Kỷ Tỵ (1989) tự thấy mình tuổi đã cao, sức đã yếu, biết không còn sống được bao lâu nữa, nên Ngài thu xếp mọi việc để chuẩn bị cho chuyến đi xa. Dự tri thời chí, vào lúc 18 giờ, Ngài an nhiên viên tịch. Trụ thế 83 tuổi, 28 Hạ Lạp.

-Một số hình ảnh được ghi nhận:

                                                                                                                          PG Hội An

Download Android Download iOS
Lãnh đạo GHPGVN thăm các hội và đạo tràng người Việt Nam tại Cộng Hòa Séc

Trong 3 ngày 23, 24 và 25/10/2024, tiếp tục hành trình hoằng pháp tại châu Âu, Đoàn Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã có chuyến thăm và gặp gỡ các hội và đạo tràng người Việt Nam, cũng như các đạo tràng Phật giáo tại một số thành phố lớn của Cộng Hòa Séc.

Tác động của Tăng đoàn Phật giáo đến tôn giáo và xã hội Ấn Độ thời Đức Phật

Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, Tăng đoàn Phật giáo đã làm lung lay chế độ đẳng cấp, bất công xã hội, phân biệt giới tính, cuồng tín tôn giáo… Trên nền tảng đó, suốt hơn 2.600 năm qua, Tăng chúng tiếp tục là những người tiên phong thúc đẩy cải cách xã hội tại các quốc gia mà Phật giáo có mặt, vì hạnh phúc và lợi lạc cho loài người.

Bình Định: Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Hội LHTN Việt Nam huyện và Ban Trị sự GHPGVN huyện Hoài Ân

PSO - Chiều ngày 21/10, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN huyện Hoài Ân (chùa Viên Giác, xã Ân Tường Tây) Hội LHTN Việt Nam huyện và Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện tổ chức lễ ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2024 - 2025; Chương trình phối hợp giữa Hội LHTN Việt Nam huyện và Ban Trị sự GHPGVN huyện Hoài Ân nhằm thực hiện Chương trình phối hợp

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online