Hội từ thiện Tường Nguyên chăm lo đồng bào dân tộc Khmer dịp Tết Chôl Chnăm Thmây

Kiên Giang có trên 61.000 hộ, với 237.157 người, chiếm hơn 13% tổng số dân là đồng bào dân tộc Khmer (đứng thứ ba trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, sau Sóc Trăng và Trà Vinh). 

TT.Thích Phước Nguyên - Phó tổng Thư ký HĐTS, Chánh Văn phòng 2 Trung ương; HT.Danh Lung - Ủy viên Thư ký HĐTS; HT. Danh Đổng - Ủy viên TT HĐTS, Trưởng BTS PG tỉnh Kiên Giang; TT.Thích Minh Nhẫn - Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó Trưởng ban TT BTS PG tỉnh Kiên Giang cùng cắt băng khánh thành 3 phòng học cho đồng bào dân tộc Khmer tại huyện An Biên

Để góp phần tạo nên mùa Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây đầm ấm, ngày 8-4 vừa qua, Thượng tọa Thích Minh Phú - Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực ban Từ thiện xã hội TP.HCM, Chủ tịch Hội từ chùa Tường Nguyên (TP.HCM) cùng các thành viên đã trở về tại xã Đông Yên, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang khánh thành và đưa vào sử dụng 3 phòng học tổng diện tích 235 m2 sau hơn 4 tháng xây dựng, cùng trang bị bàn ghế học dạy tiếng Khmer – Pali, giáo lý cho các vị sư sãi và các em học sinh dân tộc Khmer với tổng kinh phí 1,2 tỷ đồng.

3 phòng học tại ấp Xẻo Đước 3, xã Đông Yên, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang

Bên cạnh đó, Hội đã trao tặng hơn 300 phần quà gồm: gạo, mì cùng các nhu yếu phẩm cần thiết cho các bà con đồng bào dân tộc Khmer khó khăn với trị giá 300 triệu đồng.

Thượng tọa Thích Minh Phú cho biết “Để trở thành một người thiện một công dân tốt cho xã hội, thì quá trình giáo dục có một ý nghĩa đặt biệt quan trọng, không chỉ giúp con người nhận biết được tri thức mà còn giúp hiểu rõ hơn giá trị, văn hoá, dân tộc. Vùng đất Nam bộ, một vùng đất đặc trưng là nơi giao thoa văn hoá của cộng đồng dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer. Việc chăm lo giáo dục cho đồng bào Khmer góp phần bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống văn hóa dân tộc riêng biệt. Qua đó, càng thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa Phật giáo và đồng bào dân tộc Khmer tại vùng Tây Nam Bộ”.

Thượng tọa Thích Minh Phú - Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực ban Từ thiện xã hội TP.HCM, Chủ tịch Hội từ chùa Tường Nguyên

Hòa thượng Danh Lung, Ủy viên Thư ký HĐTS, Trụ trì chùa Thứ 3, huyện An Biên cho biết, tại xã Xẻo Đước 3 nơi đây người dân tộc Khmer sinh sống chủ yếu là nghề nông, đời sống khó khăn, các chùa Phật giáo Nam tông trên địa bàn còn đang gặp nhiều trở ngại trong công tác giáo dục cho con em địa phương. Việc có được ngôi trường học tại nơi đây là việc vô cùng cấp thiết, không chỉ giúp các em nơi đây có được con chữ mà còn hỗ trợ giảng dạy bổ túc chữ cái ngôn ngử Khmer, Pali, giáo lý, mua hát, văn nghệ… từ đó góp phần gìn giữ nét đẹp của người Dân tộc Khmer Nam bộ.

Hòa thượng Danh Lung, Ủy viên Thư ký HĐTS, Trụ trì chùa Thứ 3, huyện An Biên

Thượng tọa Thích Minh Nhẫn - Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó Trưởng ban TT BTS Phật giáo tỉnh Kiên Giang cho biết, Kiên Giang là 1 trong số tỉnh có đông đảo bà con Phật tử dân tộc Khmer sinh sống nên việc giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc vô cùng ý nghĩa. Những ngôi chùa trường học của người Khmer luôn là trung tâm văn hoá và tín ngưỡng cho bà con nơi đây để học tập về chữ viết dân tộc mình cũng như chử Pali theo truyền thống Phật giáo Nam truyền.

Thượng tọa Thích Minh Nhẫn - Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó Trưởng ban TT BTS Phật giáo tỉnh Kiên Giang

Nhiều năm qua, nhờ sự quan tâm, chăm lo, đầu tư, hỗ trợ của Ðảng, Nhà nước và các đơn vị mạnh thường quân, nhất là các công tác an sinh xã hội của Giáo hội các cấp, đời sống đồng bào Khmer không ngừng được nâng lên, các giá trị truyền thống tốt đẹp được bảo tồn, gìn giữ và phát huy.

Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, người Khmer có dân số khá đông với khoảng 1,3 triệu người, chủ yếu tập trung ở các tỉnh Nam bộ. Tại Sóc Trăng, đồng bào Khmer có khoảng 400 ngàn người, chiếm gần 31% dân số của tỉnh.

Tiếp tục hành trình chăm lo Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây cho đồng bào dân tộc Khmer. Ngày 9-4, Hội cũng đến tỉnh Sóc Trăng tặng 500 phần quà gồm: mì, miến, nhu yếu phẩm cần thiết, phong bì tiền mặt đến các bà con đồng bào Khmer khó khăn, khiếm thị, cùng các em học sinh tại chùa Tăng Du, xã Lạc Hòa, TX.Vĩnh Châu (Sóc Trăng).

Bà Danh Thị Hường - dân tộc Khmer ngụ tại, xã Lạc Hòa, TX.Vĩnh Châu vừa được nhận quà Tết của Hội từ thiện chùa Tường Nguyên cho biết gia đình rất vui, đặc biệt Tết năm nay gia đình mới thu hoạch vụ lúa trúng mùa, được giá, tinh thần người dân rất phấn chấn, hưởng trọn niềm vui Tết. 

Tết Chôl Chnăm Thmây là sự kiện có ý nghĩa mừng năm mới của đồng bào dân tộc Khmer. Phần lớn hoạt động của Tết được diễn ra tại chùa với nhiều nghi thức tín ngưỡng Phật giáo, hoạt động văn hóa, trò chơi dân gian... Đây là dịp để cộng đồng dân tộc Khmer gặp nhau, cùng ôn lại truyền thống, chia sẻ kinh nghiệm sau một năm lao động, sản xuất.

Thượng tọa Thích Phước Nguyên, Phó Tổng Thư ký HĐTS, Chánh Văn phòng 2 Trung ương trao quà Tết đến bà con dân tộc Khmer tại tỉnh Kiên Giang

Trong thời gian qua, các cấp Giáo hội trên khắp cả nước cũng đã tổ chức nhiều chương trình chăm lo, tặng quà nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây góp phần mang đến niềm vui cho đồng bào Phật tử dân tộc Khmer đón Tết được nồng ấm hơn, góp phần để Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây diễn ra gìn giữ được bản sắc văn hóa vốn có.

Minh Hiền

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

TP.HCM: Trước giờ Khai mạc Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024

Chỉ còn ít giờ nữa, Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024 sẽ chính thức khai mạc vào lúc 7 giờ sáng, Chủ Nhật ngày 22/12/2024 tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM. Không khí tại địa điểm tổ chức đang sôi động hơn bao giờ hết khi các khâu chuẩn bị bước vào giai đoạn hoàn tất.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online