30/09/2018 01:27

HT Thích Bảo Nghiêm thuyết giảng tại chùa Long Sơn

Nhân khóa Hội thảo Hoằng pháp khu vực 15 tỉnh thành miền Trung – Cao nguyên, tối ngày 29 tháng 09 năm 2018, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng Ban hoằng pháp TW đã quang lâm chùa Long Sơn – phường Phương Sơn - thành phố Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa thuyết giảng cho đông đảo nhân dân Phật tử thập phương về tham dự hội thảo với chủ đề “Hoằng pháp trong thời đại mới”.

Mở đầu thời pháp thoại, Hòa thượng bày tỏ niềm hoan hỷ bởi “thầy và các Phật tử gặp nhau hôm nay tại nơi đây chính là một nhân duyên thù thắng nhất nhật tương phùng vạn kiếp nhân duyên. Tổ tiên ta đã dạy rằng một ngày được gặp nhau là nhân duyên của nhiều đời. Còn Đức Phật lại dạy rằng tất cả là bồ đề quyến thuộc của nhau, gặp nhau một giờ trong tinh thần chính pháp cũng là nhân duyên của vạn kiếp mà chúng ta đã gieo duyên lành với Tam Bảo. Để rồi hôm nay người xuất gia và người tại gia không quen biết nhưng lại đều là người đệ tử Phật, được học hỏi, được nghe và tu theo giáo Pháp của Đức Phật, đây là niềm hạnh phúc nhất mà chúng ta được hưởng ngày hôm nay. Bởi trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật đã tán thán có 2 hạng người hi hữu là hạng người biết nói chính pháp và hạng người biết nghe chính pháp. Ở tại thành phố Nha Trang trong những ngày qua cho tới ngày mai là những ngày diễn ra Pháp hội lớn đối với thành phố biển Nha Trang nói riêng và của các tỉnh miền Trung – Cao nguyên nói chung. Với sự quang lâm của ngài Chủ tịch HĐTS GHPGVN cùng các ngài Phó chủ tịch HĐTS và BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa cũng như chư tôn đức lãnh đạo các BTS và Trưởng, Phó Ban hoằng pháp của 15 tỉnh thành miền Trung – Cao nguyên đã trở về đây để cùng nhau đoàn kết hòa hợp, chung một lý tưởng xây dựng ngành Hoằng pháp phát triển trong thời đại mới và thời đại của kỷ nguyên công nghiệp hóa và hiện đại hóa

Nhiệm kỳ VIII của GHPGVN đc bắt đầu từ ngày 22/11/2017, sau sự thành công của Đại hội đại biểu Phật giáo Toàn quốc tại thủ đô Hà Nội đã mở ra một nhiệm kỳ mới, nhiệm kỳ mà Giáo hội lấy 8 chữ vàng làm phương châm hoạt động trong suốt nhiệm kỳ đó là “Trí tuệ, kỷ cương, hội nhập và phát triển”. Trí tuệ và kỷ cương được nhắc tới trong Tam tạng thánh điển của Đức Phật. Đức Phật dạy trong Kinh Bát Đại Nhân Giác rằng “Duy tuệ thị nghiệp”, người đệ tử Phật lấy trí tuệ làm đầu, nương vào tuệ gíac để tu tập, luôn sống khép mình trong giới luật. Kỷ cương là truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhưng cũng là nếp sống của người Phật tử, dù ở quốc gia nào, thời đại nào cũng phải đề cao Trí tuệ và Kỷ cương.

Với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn cầu hiện nay, “hội nhập và phát triển” chính là mục tiêu của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam cũng nhằm mục tiêu đưa cuộc sống của nhân dân được ấm no, hạnh phúc, giữ gìn đất nước hòa bình phát triển, sánh vai cùng các cường quốc năm châu trên thế giới. Phật giáo là một tôn giáo lớn trên đất Việt, chúng ta nên biết và tự hào rằng mỗi chúng ta đang là người đệ tử Phật, đệ tử của một tôn giáo tồn tại trên khắp năm châu. Đặc biệt, trên đất Việt Nam, hai nghìn năm về trước, Tổ tiên người Việt đã đón nhận ánh sáng từ bi trí tuệ, tinh thần bình đẳng của Đức Phật vào trong cuộc sống văn hóa của người Việt. Hơn hai nghìn năm qua, Phật giáo tuy có những bước thăng trầm, nhưng đặc biệt trong gần 4 trong gần 4 thế kỷ từ năm bắt đầu xây dựng nhà Đinh – triều đại độc lập đầu tiên của đất Việt từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV, Phật giáo được xem là kim chỉ nam cho các bậc vua chúa trị nước chăm dân, là kim chỉ nam của người dân đất Việt. Hơn hai nghìn năm qua, những lời dạy của Đức Phật đã được Tổ tiên ta đón nhận và dạy con cháu đời hiện tại cũng như mai sau qua các câu ca dao, tục ngữ về đạo hiếu, về luật nhân quả, về tình thương và tính bình đẳng mà Đức Phật đã dạy, Tổ tiên cũng đã dạy con cháu trên tinh thần ảnh hưởng của giáo lý Đức Phật….Để có được tinh thần đó để đưa vào nề nếp văn hóa, đời sống tâm linh, đời sống hiện thực của mỗi con người qua các thế hệ đều được nhờ công đức của các bậc Tổ sư cùng với Tổ tiên ta đương thời suốt hơn hai nghìn năm đó. Sự truyền thừa chính pháp của Đức Phật mà các Tổ sư nỗ lực hoằng truyền cũng như sự học hỏi, tiếp thu và áp dụng vào cuộc sống của Tổ tiên ta đã trở thành một nếp sống tốt đẹp trên tinh thần giáo lý của Đức Phật nhằm mang lại sự an lạc giải thoát cho mai sau hay xây dựng cuộc sống bình yên trong đời hiện tại.

Trong thời pháp thoại, Hòa thượng đã nhấn mạnh “Chư Phật trong 3 đời đều vì thương xót chúng sinh, muốn mở cho chúng sinh thấy mỗi chúng sinh đều có tri kiến Phật, mà tri kiến Phật đó nếu được tỏ rạng thì người đó được giải thoát giác ngộ. Tổ tiên ta đã dạy “ma cao thiên xích Phật cao nhất trượng”, nói câu đó không phải rằng phép tắc, thần thông của ma cao hơn của Phật, mà ở đây Tổ tiên ta muốn nói rằng con người vì gặp thầy tà bạn xấu, xã hội không tốt, môi trường không trong sạch, biến con người mất chất người trở thành ma, bị lu mờ tính Phật. Muốn tỏ bày tính Phật cần phải tu và học, như Thiền sư Thích Thanh Từ đã dạy rằng “chuyển tu là chuyển hóa”.

Vì vậy, Hòa thượng đã khẳng định vai trò và ý nghĩa của việc học và truyền trì chính pháp đối với người đệ tử Phật xuất gia cũng như tại gia qua những câu chuyện về các vị Thánh đại đệ tử của Đức Phật, hay lợi ích của việc nghe kinh, thụ trì và biên chép kinh.

Trong Kinh Pháp Hoa, Đức Phật dạy: Mục đích chư Phật ra đời là giúp cho chúng sinh ngộ nhập tri kiến Phật”. Vâng theo lời dạy, những người con Phật chúng ta tiếp nối hạnh nguyện của Đức Bản Sư, đem giáo pháp của Ngài đến với quần sinh, giúp cho con người ngộ nhập tri kiến Phật để sống một đời an vui hạnh lạc và tiến đến giải thoát hoàn toàn luân hồi sinh tử. Đó chính là sứ mệnh hoằng pháp lợi sinh mà chư Tổ lưu truyền suốt hơn 2500 năm qua.

Ngày nay, nhất là trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0, GHPGVN luôn khẳng định tầm quan trọng của công tác hoằng pháp qua Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VIII:”Đổi mới, sáng tạo trong sự nghiệp hoằng dương chính pháp, trong phương thức hướng dẫn Phật tử… Và đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh hoằng pháp”. Thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, Ban Hoằng pháp Trung ương chủ trương đẩy mạnh công tác hoằng pháp trong năm 2018 qua các phương tiện kỹ thuật số.

Trong thời kỳ phát triển bùng nổ công nghệ như hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác hoằng pháp là một phương thức quan trọng được ứng dụng trên 15 năm trở lại đây. Công nghệ số đã chắp cánh cho lời kinh ý Phật bay xa vạn dặm để đến với tất cả những ai quan tâm tìm hiểu. Nhờ có công nghệ thông tin mà người Phật tử dễ dàng tìm đến nghe pháp và nắm bắt các thông tin về hoạt động Phật sự của Giáo hội trong cả nước. Nhờ công nghệ thông tin mà văn hóa Phật giáo lan truyền một cách nhanh chóng đến với mọi tầng lớp trong xã hội. Cũng nhờ ứng dụng công nghệ thông tin mà Phật giáo nhanh chóng tiếp cận được với các quan điểm mới, những ý kiến thuận chiều hay trái chiều từ xã hội để có thể khẳng định quan điểm của mình, định hướng dư luận hay phản những gì chưa chính xác  – điều mà chúng ta khó có thể làm trước đây.

Sau khi phân tích những lợi ích của công nghệ hiện đại mang lại, Hòa thượng đã tán thán công đức Thượng tọa Thích Minh Nhẫn đã hấp thụ được ánh sáng khoa học văn minh của nước ngoài, kết hợp với sự nhiệt tình với công tác hoằng pháp và sự truyền bá chính pháp, Thượng tọa đã đưa công nghệ sử dụng việc quét mã QR để số hóa dữ liệu của Giáo hội, đưa thông tin truyền thông trở thành một công cụ giúp ngành Hoằng pháp phát triển, cũng như đưa những lời giảng dạy sách tấn của chư tôn đức được lan tỏa, đến gần hơn với các Phật tử trên khắp toàn cầu.

Cuối cùng, Hòa thượng sách tấn hàng Phật tử “hãy luôn giữ thân tâm mình trong sạch trang nghiêm, học kỹ những lời Phật dạy, tu tập cho thật chắc rồi chuyển tải lại cho những người xung quanh mình. Đấy chính là các vị đang cùng chư tôn đức Tăng Ni hoằng truyền chính pháp, làm cho chính pháp cửu trụ mãi mãi trên thế gian. Công đức hoằng pháp là công đức vô lượng vô biên, chúng ta hãy phát huy diễm phúc được sinh ra làm người, được học Phật, được nghe Pháp và được truyền tải chính pháp để cuộc sống luôn an lành, cát tường bớt khổ đau, nhờ sự gia trì của Tam Bảo mà được sự giải thoát cho đời hiện tại và mai sau”.

 

Ban biên tập PSO

 
Download Android Download iOS
TP.HCM: Ban Trị sự PG cùng các Ban, Ngành Quận 3 và Công an Quận 10 chúc Tết Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội

PSO - Sáng ngày 20/1 năm 2025 (nhằm ngày 21/12 năm Giáp Thìn), tại Thiền viện Quảng Đức, số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM, đã diễn ra một buổi gặp gỡ chúc Tết giữa chư Tôn đức lãnh đạo Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) cùng các phái đoàn của Ban Trị sự Phật giáo Quận 3, Quận ủy, UBND, MTTQ Quận 3

TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online