HT. Thích Khế Chơn huấn từ tại hội nghị lần thứ I Gia Đình Phật Tử Trung ương

Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật! Trước hết, thay mặt ban Hướng dẫn Phật tử TƯ GHPGVN thay lời hiện tiền chư Tôn đức. Chúng tôi xin chân thành tán thán và ghi nhận tất cả tấm lòng hi sinh của quý vì tổ chức GĐPT Việt Nam mà trải qua nhiều giai đoạn các nhiệm kỳ và đang diễn ra trong giây phút này của các vị huynh trưởng các cấp GĐPT TƯ cũng như các địa phương. Cầu nguyện ơn trên Tam bảo luôn luôn gia hộ cho các vị thân tâm dũng mãnh, phúc thể trang nghiêm để hoàn thành nhiệm vụ hướng dẫn GĐPT mà Giáo hội đã tin tưởng mà giao phó. Kính thưa toàn thể quý vị! như chúng ta đã biết gia đình phật tử là một tổ chức có từ khi hội An Nam Phật Học thành lập năm 1932. Từ đó, các bậc tôn đức tiền bối các vị cư sĩ có lòng hướng về sự chấn hưng Phật giáo, đã nghĩ đến việc tổ chức một đội ngũ thanh thiếu niên để vào lớp kế thừa mà xương minh cho đạo pháp, lợi lạc cho quần sinh. Vì thế, các Ngài đã ngồi lại để bàn thảo một chương trình giáo dục từ Đoàn Phật tử Đồng Ấu được thành lập từ năm 1934, sau đó đã chuyển qua Đoàn thành Phật tử thanh niên Đức Dục rồi đến gia đình Phật pháp Hổ, cho đến ngày 24/4/1951 Đại hội Huynh trưởng Toàn quốc Nam - Bắc – Trung, nhóm họp tại Từ Đàm đã chuyển danh hiệu gia đình Phật pháp hỗ trở thành Gia đình Phật tử (GĐPT) Việt Nam. Và từ đó trong đại hội thành lập tổng hội Phật giáo Việt Nam gồm có 51 đại biểu quy tụ Phật Giáo miền Nam, miền Trung và miền Bắc đã công nhận GĐPT Việt Nam, diễn ra tại Từ Đàm tổ chức vào ngày mùng 5,6,7,8/5/1951. Như vậy GĐPT Việt Nam đã hình thành và phát triển có mặt trên đất nước gắn bó với Giáo hội trên 70 năm qua qua các thời kỳ. Nhắc lại quá trình hình thành và phát triển đó để các vị thấy rằng sự có mặt GĐPT là kết tinh bằng tấm lòng lo lắng của các bậc tôn đức của các vị cư sĩ hữu công trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam và đồng thời sự có mặt của GĐPT cho đến hôm nay cũng là kết quả bằng những tấm lòng vì đạo vì đời mà các vị cư sĩ có tâm hướng về tổ chức xây dựng GĐPT đã dày công xây dựng từ năm 1951 cho đến hôm nay. Vậy thì “ăn quả nhớ phải nhớ đến kẻ trồng cây”, “uống nước thì nhớ đến cội nguồn” đây là một nền văn hóa hết sức cao quý mà dân tộc chúng ta bao đời tổ tiên truyền thừa cho hậu thế. Vậy thì tổ chức GĐPT muốn nhớ đến người trồng cây khi mình ăn được quả tốt, muốn nhớ đến cội nguồn khi mình uống được dòng nước trong thì chúng ta phải làm thế nào đây? Trước hết chúng ta phải hiểu rằng tổ chức GĐPT Việt Nam, với một mục đích cao cả đường hướng rõ ràng đó là kính Phật trọng Tăng, phụng sự đạo pháp và dân tộc khi mình nhìn thấy một cái hướng rõ ràng để đi tới luôn luôn mang 1 tâm niệm kính phật trọng Tăng và đem tấm thân này, đem cõi lòng này, để phụng sự cho đạo Pháp cho dân tộc cho nhân sinh , đây là đường hướng rõ ràng nhất của GĐPT Việt Nam. Và từ đó các vị thấy rằng trải qua nhiều thời kì thì nội quy GĐPT Việt Nam tuy có thay đổi điều này điều khác nhưng mà cái đường hướng chung nhất của GĐPTVN không thay đổi, chỉ là một tổ chức đào tạo thanh thiếu đồng niên trở thành những người tin Phật, những người đệ tử thuần hành của Đức Phật và những người công dân tốt đẹp gương mẫu của đất nước. Nội quy có thay đổi, dân sinh có thay đổi, nhưng nội dung và đường hướng hướng về của GĐPT trước sau như một không thay đổi. Nói như vậy để tất cả các vị thấy rằng nếu đơn vị nào, tổ chức GĐPT ở địa phương nào còn chấp vào văn tự mà quên đi đường hướng, thì cái đó cũng phải bình tĩnh hồi tâm mà nhớ lại để cho tổ chức chúng ta ngày được phát triển bằng không thì mình có tội với tổ chức. Đồng thời, khi nói đến GĐPT thì chúng ta nhắm đến 2 khía cạnh căn bản đó là tự lợi và lợi tha, tự lợi là đào tạo các thiếu đồng niên trở thành người Phật tử chân chính biết đem thân tâm phụng sự cho tổ quốc cho đất nước dân tộc cho chúng sinh hoàn thành được nhiệm vụ. Tự lợi trong tổ chức nhưng đừng quên tinh thần lợi tha phục vụ cho xã hội hai cái đó là hai vế và các vị phải luôn luôn sáng suốt để gắn bó một cách nhuần nhuyễn trên cái con đường hướng dẫn gia đình Phật tử Việt Nam. Nếu chúng ta quên mất phần tự lợi thì sẽ không có những người kế thừa, không có những huynh trưởng để mà duy trì phát triển ngôi nhà áo lam ngày càng tốt. Nhưng nếu chúng ta chỉ lo chuyện tự lợi Tổ chức, để rồi quên đi phần lợi tha. Vì vế rất quan trọng đó là chúng ta những người công dân đang sống trên đất nước Việt Nam “Thở là thở không khí của đất nước Việt Nam, ăn là ăn được hạt gạo từ đồng quê Việt Nam, uống là uống những dòng nước từ Đức mẹ Việt Nam và đi cũng là đi đến đất nước Việt Nam” Vì thế, mà các vị ý thức khác tự lợi tức là lo cho tổ chức một cách hết sức chu đáo lợi tha và đừng quên đi cái trách nhiệm phục vụ nhân sinh, phục vụ xã hội. Khi các vị đã hoàn thành được hai cái chức năng quan trọng đó rồi, thì Tôi tin tưởng rằng bất cứ một tổ chức đơn vị Gia đình Phật tử nào nó sẽ trở thành những GĐPT rất gương mẫu tại địa phương, mà trên gương mẫu đó thì sự nổi bật của từng đơn vị Gia đình Phật tử đó sẽ đóng góp thành tổ chức gia đình Phật tử Việt Nam hết sức có ý nghĩa, hết sức là phong phú và hết sức là có lợi ích cho đạo cho đời. Điểm qua sự hình thành phát triển của gia đình Phật tử trên 70 năm chúng tôi nhận thấy có những ưu điểm như thế này. Ưu điểm thứ nhất là từ tổ chức GĐPT đã đào tạo được những con người rất tốt, đào tạo được những mẫu người rất đạo đức, rất có tư cách, rất có khả năng, rất có trình độ, rất có sự hiểu biết và khi đã đào tạo được những con người có khả năng có độ hiểu biết đó rồi tức là phần tử lợi, các vị đã tốt để dấng thân trong thân lợi tha có người làm giáo viên như huynh trưởng tông giới Phan Ngọc Thảo, có người làm bác sĩ, y tá vẫn có người ra kinh doanh kinh tế thị trường, có người làm môi trường này góc độ nọ. Thế nhưng, dù đảm nhận công việc nào khi đã hoàn thành được một cái môi trường tôi luyện huynh trưởng tốt đẹp đạo đức thì những người đó khi ra phục vụ hết sức là tốt đẹp, có sự lợi ích cho đất nước lợi ích cho tất cả mọi người, làm bác sĩ cũng bằng lương tâm của một huynh trưởng, làm giáo viên giáo dục học sinh cũng bằng lương tâm đạo đức khả năng hiểu biết của một vị huynh trưởng. Đây là cái ưu điểm mà chúng tôi nhận thấy 70 năm trôi qua gia đình Phật tử chúng ta đã đạt được ưu điểm thứ hai đó là tổ chức gia đình Phật tử đã đào tạo nên một đội ngũ kế thừa, đội ngũ kế thừa rất quan trọng của giáo hội thời Thế các đạo hữu các bác đã đi qua tre già thì măng phải mọc, nhưng măng mọc có hàng có lối nhưng măng mọc trên có dưới có trật tự thì tạo thành những lũy tre xanh để tô điểm để chặt đẹp cho làm sớm quê hương mà đây là sự kế thừa nó có giáo dục, sự kế thừa đội ngũ nhưng có đào tạo cho nên đây là một tổ chức có kỷ luật, một tổ chức có đào tạo, có chương trình, các vị thấy được ưu điểm đó. Ưu điểm thứ hai là các vị đã sống trong một môi trường đào tạo tôi luyện thành những đội ngũ kế thừa hôm nay là các vị văn vũ rồi đến huynh trưởng, rồi đến cựu huynh trưởng. Rồi sau đó, khi các vị không còn làm huynh trưởng, các vị cũng trở thành các đạo hữu các bác ở các chùa, Niệm Phật đường, để hộ Trì Tam bảo. Như vậy, các vị thấy được một cái yếu trình khi được đào tạo từ Gia đình Phật tử trở thành những con người mẫu mực đạo đức, có khả năng trí tuệ rồi thì dần dần trở thành những đội ngũ kế thừa rất tốt cho đạo. Điểm thứ ba chúng tôi nhận thấy đó là từ GĐPT đã tạo nên sự gắn kết gắn một đạo trình đối với các bậc đi trước là các bác là cha mẹ của mình, trong từng gia đình phật tử có các vị gia trưởng, vì sao đặt các vị gia trưởng, gia trưởng là trưởng của một gia đình, nhưng mà chính vì gia trưởng này mang một cái trọng nhiệm mà mang gắn kết giữa gia đình Phật tử với các bác, gắn cái giữa gia đình Phật tử với các niệm Phật đường với các khuôn khổ của các đạo tràng, cho nên từ đó cái tình cảm nảy sinh từ những huynh trưởng được đào tạo có nề nếp ở những đoàn sinh gia đình Phật tử, đào tạo có bài bản tạo nên những tình cảm gắn bó với các đạo hữu, hay nói một cách khác là cả vì cư sĩ lớn tuổi và khi các vị cư sĩ đạo hữu lớn tuổi đã tin tưởng và thương mến gia đình Phật tử thì họ sẽ đưa con em của mình đến giao cho các anh các chị giáo dục . Đó là một cái điều các vị thấy lợi điểm mà khi các vị có được một cái tình cảm gắn bó giữa gia đình Phật tử và các bạn trong các khuôn hội Niệm Phật đường, hay nói chung là các đơn vị tự viện, một cái điểm nữa mà chúng tôi thấy rằng từ tổ chức gia đình Phật tử đã đào tạo được tất cả những cái mẫu người để mà kế thừa lo việc tại các cơ sở, tuổi người già đi qua phải có người trẻ kế thừa, mà người trẻ kế thừa đó chính là các vị trong gia đình Phật tử, các bậc tiền nhân lập các chùa, các Niệm Phật đường, các khuôn hội, các lớp đi qua thì các vị mang một cái sứ mệnh là con em của các bác, cho nên trong điện hội An Nam phật học ngày xưa trong truyện tâm ảnh lục của Hòa thượng Trí Quang các vị về tìm mà đọc, có đoạn Ngài nói như thế này, trong mỗi khuôn hội, mỗi khuôn Phật học có hai đơn vị là đơn vị dành cho cư sĩ lớn tuổi và đơn vị dành cho gia đình Phật tử, các vị lớn tuổi gọi là các bác, các vị Gia đình Phật tử gọi là các con em, con em xem các bác như cha mẹ. Cha mẹ phải bảo bọc gia đình Phật tử như bảo bọc con cháu. Từ đó có sự gắn kết giữa tuổi già tuổi trẻ giữa lớp đi qua và lớp kế thừa thì như vậy giáo hội chúng ta không lo gì gọi là bị mai mọt về hàng cư sĩ bởi vì lớp đi qua có đào tạo lớp kế thừa và lớp kế thừa đó căn bản nhất là GĐPT đó là những điểm ưu việt mà tôi được may mắn sinh ra ở Huế, sống gần với các hòa thượng lãnh đạo từ trước đến nay gắn bó với gia đình Phật tử cho nên chúng tôi nhận thấy có những cái điểm hết sức tốt mà gia đình Phật tử chúng ta đạt được. Và đồng thời trong một tổ chức gia đình Phật tử đều có 5 cái điều luật rất rõ ràng Phật tử quy y Phật, Pháp, Tăng và giữ giới đã phát nguyện, Phật tử mở rộng lòng thương và tôn trọng sự sống, Phật tử mở rộng trí tuệ và tôn trọng sự thật, Phật tử trong sạch từ vật chất đến tinh thần từ lời nói đến việc làm, thật sự sống hỷ xả để dùng tiền trên đường đạo thì 5 cái điều luật đó thì các vị thực hiện được đó thì là những người con hết sức thương yêu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chúng ta mà như trong cái bài phát biểu của Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Pháp - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS trong nhiệm kỳ trước mấy nhiệm kỳ trước khi Ngài còn tại thế thì trong kỳ hội nghị của gia đình Phật tử Việt Nam hòa thượng có xác nhận gia đình Phật tử Việt Nam là một tổ chức có kỷ luật có hiểu biết và gia đình Phật tử Việt Nam là người con rất đáng tin cậy của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đây là lời phát biểu cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Pháp trong kỳ hội nghị tổ chức với gia đình Phật tử Việt Nam chắc có lẽ là anh Tâm Giới anh Tâm Duệ có dự rồi, cái gì tôi có đọc, tài liệu nào tôi cũng tìm tôi đọc rồi và tôi hết sức tâm đắc lời phát biểu rất thắm thiết cái tình thương cũng một vị lãnh đạo đối với tổ chức GĐPT và đồng thời song song với 5 điều luật đó các vị sống với 5 hạnh trong sáng của Đức phật từ bi hữu sả thanh tịnh trí tuệ và tinh tiến. Ghép 5 điều luật cộng thêm 5 hạnh lành các vị thực hiện cho điều đó thì chẳng lo chi GĐPT chúng ta ngày càng phát triển về lực lượng nhân sự về tổ chức phát triển ngay cả đơn vị các tỉnh thành mà chưa có tổ chức GĐPT, tôi mong nhiệm kì mới các vị cố gắng lưu tâm mấy điểm, song song những ưu điểm mà GĐPT chúng ta đạt được. Nhân hội nghị này, tôi cũng đề nghị các vị cố gắng lưu tâm các điểm sau đây. Điểm thứ nhất, là tăng cường nhân sự tức là tìm con người giao đúng việc đúng lúc đúng thời để cho từ cấp Trung ương đến các phân ban gia đình các tỉnh thành sinh hoạt gia đình Phật tử được phát triển . Yếu tố con người là yếu tố quan trọng cho nên cổ nhân ta nói “Sơn bất tại cao, Hữu tiên tắc danh, Thủy bất tại thâm, Hữu long tắc linh”... núi không cần cao chỉ cần có tiên ở là có danh tiếng nước không cần sâu mà có rồng ở là trở thành linh thiêng nhà kia tuy nghèo mà người có đức ở thì có tiếng tăm, núi không cần cao mà có tiên ở thì tất nhiên người ta thì chạy ào ào đến tìm cái núi đó xem , nước không cần sâu mà có rồng ở là trở thành linh thiêng, nhà kia tuy nghèo mà người có đức ở thì ai cũng tìm tới. Vậy thì tổ chức GĐPT chúng ta, thành thử tiên, rồng với người, ông bà chúng ta lấy con người làm chính, con người hiện diện ở đâu mà tốt thì tổ chức tốt mà khi tổ chức đã tốt sẽ đào tạo thành con người tốt đó là một sự liên hệ hỗ tương hết sức quan trọng mà trong đạo Phật chúng ta xem đó là một cái yếu tố để thành công mọi công việc, điểm thứ hai là mong rằng các vị lưu tâm để mở các khóa huấn luyện đào tạo huynh trưởng, tình trạng các huynh trưởng các GĐPT các tỉnh thành là một sự thật đang xảy ra, có nhiều gia đình phật tử đang có Đoàn sinh nhưng thiếu Huynh trưởng, từ đó, GĐPT phải ngưng sinh hoạt vậy thì muốn các GĐPT đồng bộ sinh hoạt một cách tốt đẹp thì Ban Hướng dẫn GĐPT TƯ nhiệm kỳ mới phải chỉ đạo cho Phân ban GĐPT các tỉnh thành hoặc giả là trực tiếp Phân ban GĐPT TƯ tổ chức các khóa huấn luyện GĐPT, huynh trưởng bằng chứng rõ ràng tại Huế, huyện Quảng Điền có 59 đơn vị Niệm Phật đường mà trong đó có 20 gia đình Phật tử ngừng sinh hoạt vì thiếu huynh trưởng tổng kết kỳ nào năm nào cũng chúng tôi cũng lưu tâm đến chuyện đó nhưng mà trong báo cáo lại chẳng khi nào nghe đến sinh hoạt vì thiếu huynh trưởng. Vậy thì tại sao không cấp tốc mở các khóa đào tạo huynh trưởng và đồng thời các vị phải có giải pháp gia đình Phật tử này nhiều huynh trưởng cần phải bổ nhiệm gọi là đặc trách để giúp cho GĐPT thiếu huynh trưởng, trong các chiều chủ nhật mà tới sinh hoạt với các em để duy trì lại các đơn vị GĐPT sáng tạo vì sáng tạo nan thử thành bất dị, tạo ra thì khó mà duy trì cho thành tựu không phải là dễ, cho nên mong các vị lưu tâm vì điều này. Điều thứ ba là trong cái sinh hoạt thì các vị nên có nghiên cứu để mà uyển chuyển tùy duyên trong các chương trình sinh hoạt hàng tuần của gia đình Phật tử để có sự cuốn hút của các em trở về với gia đình Phật tử nhằm đào tạo cái môi trường cho các em xa lìa đã ký thú vui có tính cách đồi trụy làm mất cái tính đạo đức của người muốn có sự cuốn hút đó thì chúng ta phải nghiên cứu các chương trình sinh hoạt cho thích hợp ở đây trách nhiệm của ủy viên nghiên huấn phải nghiên cứu, tìm hiểu phối hợp với ban hướng dẫn gia đình Phật tử Trung ương cộng với gia đình Phật tử các tỉnh thành để mà nghiên cứu của chương trình sinh hoạt có thêm có bớt nội quy mình còn thêm còn bớt huống chi cái chương trình sinh hoạt thì mình cũng có thêm có bớt đường hướng thì rõ nhưng mà nội quy vì chương trình sinh hoạt mình có thể tùy duyên bất biến bất biến tùy duyên đó là điểm thứ ba . Còn điểm thứ tư nữa, là chúng tôi trông mong tất cả các vị ban hướng dẫn phân ban gia đình Phật tử Trung ương cho đến ban hướng dẫn phân ban gia đình Phật tử các tỉnh thành, để cố gắng luôn luôn tạo một sự liên hệ gắn kết thường xuyên và ban hướng dẫn phật tử Trung ương cũng như ban hướng dẫn gia đình Phật tử Trung ương Chúng ta sẽ kết hợp phải có tổ chức thành từng đoàn và đi thăm từng đơn vị Gia đình Phật tử có thể kết hợp các vùng miền, năm ba tỉnh mình góp vào một địa điểm để ban hướng dẫn phật tử Trung ương, Chúng tôi sẵn sàng để đi với các vị, ban hướng dẫn gia đình phật tử TƯ kết hợp chúng ta đi, bên thầy tu bên cư sĩ từ áo vàng thêm đồ lam đi là quá đẹp, đi thăm các đơn vị vừa động viên, vừa chia sẻ, vừa tham khảo, vừa nghe ngóng tất cả nguyện vọng tâm tư kể từ đó mình mới có những cái kinh nghiệm đường lối để chỉ đạo chứ nếu mình ngồi trên nhiều khi mình không nghe chi, hành thử đức Quan Âm mà Ngài hoàn thành đại nguyện phổ độ chúng sanh là Ngài lắng nghe bây giờ mình ra dấng thân phục vụ mình thì cũng phải lắng nghe đó là bấy nhiêu điều mà chúng tôi sở dĩ có hơi dài dòng làm phiền cả Tôn Đức cũng như làm phiền các anh chị em nhưng mà để vậy làm một cái dịp hiếm có mà khó được như lời phát biểu của anh là huynh trưởng trưởng ban bảo trợ dịp hiếm có mà khó có được với gia đình Phật tử hôm nay chúng tôi có mấy lời gọi là chia sẻ cùng các vị mong rằng tất cả các vị là những huynh trưởng của phân ban gia đình Phật tử Trung ương nhiệm kỳ mới cũng như những huynh trưởng đại diện cho GĐPT các cấp phải cố gắng làm sao chúng ta luôn luôn giữ vững cái tinh thần mà GĐPTVN đã có một đường lối rõ ràng từ các bật tiền bối các vị cư sĩ hữu công và có sự chỉ đạo của GHPGVN hiện nay mà trực tiếp Ban hướng dẫn Phật tử TW GHPGVN, chúng tôi xin chúc tân ban hướng dẫn Phân ban GĐPT TƯ nhiệm kỳ mới, toàn thể quý vị Huynh trưởng, Đoàn sinh GĐPT các cấp trong toàn quốc thân tâm dũng mãnh, phúc huệ trang nghiêm và tinh tiến trên con đường phụng đạo giúp đời phát triển ngôi Già lam để mãi mãi sống hạnh phúc an vui trong ánh sáng từ bi trí tuệ của đức Phật. Nhân hội nghi cũng như phiên họp thứ nhất của Phân Ban GĐPT TƯ thì tôi xin cúng dường 20 triệu để các vị làm quỹ sinh hoạt của Phân Ban GĐPT. Xin cảm ơn tất cả các vị . NAM MÔ THƯỜNG HOAN HỶ BỒ TÁT MA HA TÁT
Download Android Download iOS
Kỷ niệm 30 năm Lớp Sơ cấp Phật học Quận 3 - Hành trình ba thập kỷ truyền đăng tục diệm

Sáng ngày 24/11/2024, tại chùa Phước Hòa (Quận 3, TP.HCM), buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Lớp Sơ cấp Phật học Quận 3 đã diễn ra trang trọng, đánh dấu hành trình ba thập kỷ phụng sự giáo dục Phật học và đào tạo Tăng Ni sinh.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Bình Phước: Phật giáo huyện Bù Gia Mập tưởng niệm 716 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn

Sáng nay, ngày 24/11/2024, tại Thiền Tự Trúc Lâm Thiên Sơn (thôn Khắc Khoan, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) Thường trực Ban Trị sự Phật giáo huyện Bù Gia Mập đã tổ chức khóa tu lần thứ 10 cho Tăng Ni Phật tử huyện nhà và tưởng niệm 716 năm ngày Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn (1308-2024).

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online