Kiên Giang: Đại đức Trịnh Trinh hết lòng đóng góp cho sự phát triển vùng đồng bào dân tộc

Thời gian qua, đại đức Trịnh Trinh - Trụ trì chùa Núi Trầu, ấp Núi Trầu, xã Hòa Điền (Kiên Lương) đã có nhiều hoạt động chăm lo đời sống đồng bào Khmer. Bên cạnh đó, đại đức còn vận động các nhà hảo tâm đóng góp vào công tác bảo tồn các giá trị truyền thống của đồng bào. 

Đại đức Trịnh Trinh - Trụ trì chùa Núi Trầu, ấp Núi Trầu, xã Hòa Điền (Kiên Lương) trao quà cho đồng bào có hoàn cảnh khó khăn.

Hòa Điền là xã có đông đồng bào Khmer sinh sống, chiếm trên 11% dân số toàn xã; riêng ấp Núi Trầu đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 60%. Xác định công tác chăm lo cho đồng bào dân tộc Khmer là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua đại đức Trịnh Trinh đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào Khmer chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tập trung phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó, đại đức còn vận động các nhà hảo tâm trao tặng hàng ngàn suất quà cho đồng bào khó khăn, từ đó giúp đồng bào vượt qua khó khăn, dần ổn định cuộc sống. “Gia đình tôi cũng khó khăn và thường xuyên nhận được những suất quà từ đại đức Trịnh Trinh. Những suất quà giúp gia đình tôi vượt qua những lúc khó khăn” bà Thị Vân, ngụ ấp Núi Trầu, xã Hòa Điền (Kiên Lương) cho biết.

Bên cạnh công tác từ thiện xã hội, đại đức Trịnh Trinh tuyên truyền, vận động đồng bào tham gia bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp, chung tay xây dựng nông thôn mới. Năm 2020, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Hòa Điền phối hợp đại đức Trịnh Trinh thành lập câu lạc bộ chùa Núi Trầu tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Thông qua các kỳ sinh hoạt của câu lạc bộ, đại đức đã thường xuyên tuyên truyền, vận động đồng bào tham gia bảo vệ môi trường bằng những việc làm thiết thực như trồng cây xanh, bỏ rác sinh hoạt đúng nơi quy định, quét dọn sân vườn... “Khi đại đức tuyên truyền, vận động về bảo vệ môi trường, gia đình tôi cũng thực hiện theo về bỏ rác đúng nơi quy định và trồng cây xanh. Đến nay, dọc các tuyến đường của ấp đều có cây xanh, môi trường được cải thiện nhiều so với trước đây” ông Lý Tuấn, ngụ ấp Núi Trầu, xã Hòa Điền cho biết.

Đại đức Trịnh Trinh - Trụ trì chùa Núi Trầu, ấp Núi Trầu, xã Hòa Điền (Kiên Lương) đã vận động trên 200 triệu đồng để mua dàn nhạc ngũ âm.

Đến với chùa Núi Trầu, chúng ta được nghe những âm thanh êm tai của dàn nhạc ngũ âm. Hàng ngày, các thành viên đội nhạc công chùa đều luyện nhằm phục vụ các hoạt động lễ lớn của chùa và địa phương. Nhận thức được giá trị và ý nghĩa của nhạc ngũ âm trong đồng bào Khmer, đại đức Trịnh Trinh đã vận động đồng bào, nhà hảo tâm đóng góp trên 200 triệu đồng để mua dàn nhạc ngũ âm. Bên cạnh đó, đại đức còn thuê giáo viên dạy biểu diễn nhạc ngũ âm cho các con em đồng bào Khmer tại địa phương. Từ khi được trang bị dàn nhạc ngũ âm, phong trào học biểu diễn nhạc ngũ âm đã thu hút được đông đảo con em đồng bào tham gia. “Tham gia đội nhạc công của chùa, em hiểu hơn về những giá trị truyền thống nghệ thuật của dân tộc. Em sẽ cố gắng học thêm nhiều bài mới để có thể đi giao lưu và tham gia hội thi để mang về nhiều thành tích cho chùa cũng như bảo tồn và phát huy nhạc truyền thống” em Dương Thị Thanh Thúy - thành viên đội nhạc công chùa Núi Trầu cho biết.

Thời gian qua, cùng với những đóng góp của đại đức Trịnh Trinh đã góp phần cho sự phát triển của địa phương, đặc biệt là công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer. ông Lê Trung Nhẫn - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hòa Điền (Kiên Lương) cho biết: “Thời gian qua, đại đức Trịnh Trinh đã có nhiều đóng góp cho địa phương về công tác an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới. Ủy ban nhân dân xã cũng đã tạo điều kiện thuận lợi để đội nhạc công của chùa hoạt động, nhằm góp phần vào công tác bảo tồn giá trị truyền thống của dân tộc”.

Theo đại đức Trịnh Trinh bên cạnh công tác tu học, là tu sĩ cần có những đóng góp cho sự phát triển của quê hương và dân tộc. Những suất quà trao đi là trao những động lực để đồng bào vượt khó vươn lên thoát nghèo, từ đó đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào ngày càng được cải thiện và phát triển. “Thời gian tới, sư cũng mong sẽ nhận được sự đồng hành của các nhà hảo tâm để chăm lo đời sống cho đồng bào Khmer còn khó khăn tại địa phương. Vào các dịp lễ hội truyền thống, đội nhạc công của chùa sẽ tham gia biểu diễn nhạc ngũ âm để quảng bá, giới thiệu nhạc truyền thống đến người dân gần qua, qua đó góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống của dân tộc” đại đức Trịnh Trinh chia sẻ.

Thiện Hiếu

Download Android Download iOS
Hà Nội: GHPGVN chúc mừng Giáng sinh năm 2024 tại Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam miền Bắc

Chiều 23/12/2024 Phái Đoàn GHPGVN do Hòa thượng Thích Gia Quang - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Thông tin - Truyền thông TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm trưởng đoàn cùng chư tôn đức văn phòng TƯGHPGVN đã tới Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam miền Bắc chúc mừng Giáng sinh năm 2024 và chúc mừng năm mới 2025

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online