Kiên Giang: ĐĐ. Thích Giác Minh Tường chia sẻ pháp thoại chủ đề “Quán Thế Âm – Kính thờ Tôn tượng & Tu theo hạnh nguyện” tại khóa tu Gia Hạnh lần thứ II

PSO – Sáng ngày 07/4/2023 (nhằm ngày 17/02 nhuận năm Quý Mão) tại chùa Phật Quang Phổ Chiếu (ấp Tân Hưng, xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang), Đại đức Thích Giác Minh Tường – Uỷ viên TT Trung Tâm nghiên cứu PGKS trực thuộc Viện Nghiên Cứu Phật học Việt Nam, trú xứ Tịnh xá Ngọc Thạnh (TT. Giồng Riềng) đã có buổi pháp thoại với chủ “Quán Thế Âm – Kính thờ Tôn tượng & Tu theo hạnh nguyện” trong khóa tu Gia Hạnh lần thứ II.

Đại đức Thích Giác Minh Tường – Uỷ viên TT Trung Tâm nghiên cứu PGKS trực thuộc Viện Nghiên Cứu Phật học Việt Nam, trú xứ Tịnh xá Ngọc Thạnh

Mở đầu thời Pháp thoại, Đại đức bày tỏ niềm hoan hỷ và tri ân khi được TT. Thích Minh Nhẫn - Trưởng BTC khoá tu Gia hạnh tạo duyên lành để Đại đức được chia sẻ Phật pháp đến đại chúng và đọc bài thơ do Đại đức cảm tác.

Ngàn xưa kinh-sử còn ghi

Quan Âm Bồ-tát, Từ Bi hạnh nguyền

Nghe tiếng khổ, pháp mầu tuyên

Hoá thân cứu độ, khắp miền chúng sanh.

Ngày nay ở xứ Kiên thành

Tăng Ni tứ chúng chí thành phát tâm.

Xây dựng Tôn tượng Quán Âm

Làm phương lễ bái, tu hành về sau.

Theo đó, Đại đức đã nói lên sự gần gũi của Bồ-tát Quán Thế Âm trong đời sống người dân Việt. Mỗi khi trong lòng mình cảm thấy bất an, đau khổ thường niệm danh hiệu của Ngài “Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát” câu niệm này muốn nói Ngài nghe tiếng kêu thầm kín thiết tha từ tâm khảm chúng sanh trong thế gian mà đến cứu khổ. Đem an lạc từ bi tâm vô lượng không phân biệt đến với mọi loài.

Ngài được tôn thờ và kính ngưỡng như người mẹ hiền của tất cả chúng sanh, chính là phát xuất nơi tâm từ bi vô lượng của Ngài. Chính vì vậy mà hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm được khắc họa theo vóc dáng của người nữ có nét đẹp đoan nghiêm, thanh thoát. Ngài được mọi người cung kính tôn thờ bởi đã từng có rất nhiều sự cảm ứng nhiệm mầu xuất phát từ hạnh nguyện cứu khổ cứu nạn cho tất cả chúng sanh của Ngài.

Liên hệ đến công trình xây dựng Tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm cao 33m và 33 ứng hoá thân của Bồ-tát Quan Thế Âm tại chùa Hải Sơn (chùa Hang) do TT. Thích Minh Nhẫn trụ trì vừa đặt đá khởi công xây dựng. Đại đức chia sẻ: “Đây là một công trình mang ý nghĩa Phật pháp to lớn. Đối với người Phật tử có lòng kính tin nơi Bồ-tát Quán Thế Âm, thì công trình này là một nhân duyên để hàng Phật tử gieo duyên lành cúng dường xây dựng”. Đồng thời Đại đức giải thích rõ, việc cúng dường tôn tượng này cùng lúc thực hành được ba hạnh nguyện Bố thí, gồm: Tài thí, Pháp thí và Vô uý thí.

Tiếp theo, dựa trên lời Phật dạy trong Kinh Đại Thừa Công Đức Tạo Tượng Phật: “Nhờ tư duy công đức chư Phật bên ngoài, cho nên thành tựu công đức của Phật tâm bên trong tâm. Nhờ tư duy công đức của Phật bên trong tâm chúng ta, cho nên thành tựu các phước báu thuộc sắc thân và hoàn cảnh bên ngoài”, Đại đức nhấn mạnh quá trình trước, đang và sau khi cúng dường xây dựng tôn tượng; Phật tử thường suy tư niệm tưởng đến hình ảnh Bồ-tát trong tâm chính là cách để gieo trồng và trưởng dưỡng các hạnh nguyện từ bi và trí tuệ của Bồ-tát. Khi hiểu được điều này, người Phật tử cần tinh tấn trưởng dưỡng và thực tập các hạnh nguyện của Bồ-tát Quan Thế Âm để tự thân có được công đức và đón nhận sự gia hộ của Bồ-tát.

Qua thời pháp thoại, Đại đức mong rằng quý Phật tử cùng ghi nhớ và thực hành theo những hạnh nguyện, tâm từ bi vô lượng của Bồ tát Quán Thế Âm mang vào đời sống hằng ngày, để từ đó lan tỏa những giá trị cốt lõi của Đạo Phật, mang tình thương sẻ chia đến với muôn loài.

Đạo tràng Phật tử lắng tâm nghe và ghi nhớ những lời dạy của Đại đức giảng sư với lòng hoan hỷ, đồng tâm y giáo phụng hành nguyện thực hành theo những lời dạy của Đại đức.

Tin, ảnh: Tường Vi, Thanh Hòa, Thanh Hùng

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online