Kiên Giang: Nét đẹp ngôi chùa Nam tông Kinh duy nhất của tỉnh

Là ngôi chùa theo hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh duy nhất của tỉnh, nhiều năm qua, chùa Thiên Trúc (TP. Hà Tiên) là nơi tu học của nhiều tăng ni, phật tử và là điểm du lịch của nhiều khách du lịch gần xa. Những ngày qua, lượng khách du lịch đến với chùa nhiều hơn vì chung niềm vui khánh thành ngôi chánh điện.

Nhắc đến TP. Hà Tiên, bên cạnh những cảnh đẹp về bãi biển đẹp, khách du lịch còn nhớ đến các ngôi chùa, các khu di tích lịch sử. Đặc biệt, chùa Thiên Trúc là ngôi chùa Nam tông kinh duy nhất của tỉnh vừa mang đẹp của kiến trúc Nam tông Khmer vừa có kiến trúc giống các thuyền viên phương Tây. Chùa Thiên Trúc tọa lạc tại đường Phương Thành, phường Bình San được xây dựng vào năm 1962. Trải qua 4 đời trụ trì, chùa Thiên Trúc vẫn là nơi tu học của nhiều tăng, ni và là điểm du lịch tâm linh của nhiều khách du lịch. Cổng chùa được lấy ý tưởng từ sư tử 4 đầu, kiến trúc đặc trưng của các chùa tại Ấn Độ. Đặc biệt là ngôi chánh điện được xây dựng theo kiến trúc của phật giáo Nam tông gồm 1 tầng trệt và 2 tầng lầu.

Mái chánh điện được xây dựng theo hình dáng của lá bồ đề tạo nên sự mềm mại với ý nghĩa là sự che chắn cho chư tăng ni và phật tử gần xa. Theo đại đức Pháp Hảo - Trụ trì chùa Thiên Trúc, tầng trệt của ngôi chánh điện là nhà thờ tổ và tiếp khách; tầng 2 được xây dựng nhằm để phật tử và khách du lịch gần xa có nhu cầu ngồi thiền hoặc nghe pháp; tầng 3 được xây dựng để thực hiện các nghi thức Tăng sự. “Đặc biệt tại chánh điện chùa có tượng Phật được xây dựng cách đây trên 300 năm. Đây là điểm nổi bật của chánh điện chùa cũng là điểm thu hút phật tử và khách du lịch gần xa đến với chùa. Cũng giống như chánh điện của các chùa Nam tông Khmer, chánh điện chùa Nam tông Kinh là nơi diễn ra các nghi thức, các lễ hội lớn” đại đức Pháp Hảo cho biết.

Những ngày qua, không khí tại chùa Thiên Trúc rộn ràng với lễ kiết giới, khánh thành chánh điện mới. Hàng ngàn phật tử thập phương đã cùng tề tựu về đây để chung vui với chùa; nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức góp phần tạo nên một mùa lễ hội ngập tràn sắc màu văn hóa dân tộc. Chánh điện chùa Thiên Trúc được khởi công xây dựng vào năm 2020, bằng những tâm huyết của chư tăng ni và sự đóng góp của phật tử, chùa đã tưng bừng tổ chức lễ khánh thành chánh điện sau gần 2 năm xây dựng với tổng kinh phí trên 32 tỷ đồng.

Từ ngày 22 đến ngày 25-12, đồng bào phật tử và du khách gần xa được hòa mình vào các nghi thức rất đặc sắc như: Định vị trụ đá Sima; an vị Phật; cầu kinh quốc thái dân an... Có mặt tại đây, chúng tôi cảm nhận được niềm vui của hàng ngàn phật tử đến từ các địa phương trong và ngoài tỉnh. Anh Ngô Vũ Văn Hoài Thương, ngụ xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) cùng gia đình đến viếng chùa Thiên Trúc vui mừng cho biết: “Khi thấy thông báo khánh thành chánh điện, gia đình tôi cũng sắp xếp thời gian đến với chùa Thiên Trúc. Tôi rất ấn tượng với kiến trúc chánh điện và tượng phật của chùa. Tôi nghĩ đây cũng là điểm du lịch hấp dẫn cho nhiều khách du lịch ghé thăm khi đến với TP. Hà Tiên”.

THIỆN HIẾU

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online