Kiên Giang: Thông báo khai giảng khoá thiền Tứ Niệm Xứ tại chùa Thiên Trúc

THÔNG BÁO

Chùa Thiên Trúc - Jampudiparama toạ lạc tại số 197/11, đường Phương Thành, phường Bình San, TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang long trọng tổ chức khai giảng khoá thiền Tứ Niệm Xứ do ngài Hoà thượng thiền sư Khippapanno Kim Triệu hướng dẫn từ ngày 25/12/2022 đến ngày 3/1/2023 với nội quy và chương trình cụ thể như sau:

----------------------------------------

NỘI QUY KHÓA THIỀN

 

Để trợ duyên cho việc thực hành thiền có kết quả tốt đẹp, ban tổ chức rất mong quý hành giả (bao gồm: Chư Tôn Đức Tăng – Ni,…) cố gắng ghi nhớ, giữ đúng những điều đã được quy định chung cho hành giả như sau:

Nền tảng của sự tu tập là Sīla – giới hay đạo đức. Sīla tạo căn bản cho sự phát triển Samādhi – sự định tâm; và sự thanh lọc tâm đạt được nhờ Paññā – trí tuệ hay tuệ giác.

GIỚI

Mọi người tham dự khóa thiền Vipassana phải luôn luôn giữ Năm Giới sau đây trong thời gian của khóa thiền:

  1. Không giết hại sinh vật.

  2. Không trộm cắp.

  3. Không quan hệ tình dục.

  4. Không nói sai sự thật.

  5. Không dùng chất gây say/nghiện.

Những thiền sinh cũ phải tuân theo ba giới luật sau đây:

  1. Không ăn sau 12 giờ trưa.

  2. Không tiêu khiển theo khoái cảm và trang điểm.

  3. Không ngủ trên giường cao và sang trọng.

Thiền sinh cũ giữ giới thứ sáu bằng cách chỉ dùng nước trà (không sữa) và nước trái cây trong giờ giải lao lúc 5 giờ chiều, trong khi đó thiền sinh mới có thể dùng trà với sữa và trái cây. Thiền sư có thể cho phép một thiền sinh cũ không phải giữ giới này vì lý do sức khỏe. Tất cả đều phải giữ giới thứ bảy và thứ tám.

TUÂN PHỤC THIỀN SƯ VÀ PHƯƠNG PHÁP

Trong thời gian khóa thiền, thiền sinh phải hứa sẵn sàng tuân theo mọi sự hướng dẫn và chỉ dẫn cách tu tập của thiền sư. Đó là, tuân theo kỷ luật và hành thiền đúng như sự yêu cầu của thiền sư, không bỏ bớt một phần nào cũng như không thêm vào điều gì. Sự tuân phục phải rõ ràng với sự hiểu biết, chứ không phải là sự phục tùng mù quáng. Chỉ với thái độ tín cẩn này thiền sinh mới có thể tu tập chuyên cần và triệt để. Đặt niềm tin như thế vào thiền sư và phương pháp là yếu tố quan trọng cho sự thành công khi hành thiền.

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP KHÁC, NGHI LỄ, VÀ NHỮNG HÌNH THỨC THỜ PHỤNG

Trong khóa thiền, điều tối quan trọng là mọi hình thức cầu nguyện, cúng bái, hay các nghi lễ tôn giáo – nhịn ăn, thắp nhang, lần tràng hạt, tụng niệm, ca hát, nhảy múa, … phải tạm ngưng. Tất cả những phương pháp thiền khác và các loại kỹ thuật chữa bệnh hay luyện tập về tâm linh khác cũng phải tạm ngưng. Đây không phải là sự lên án những đường lối hoặc phương pháp khác, nhưng là để thử phương pháp Vipassana một cách công bằng trong sự thuần khiết của nó.

Thiền sinh được khuyến cáo rõ ràng là nếu cố tình pha trộn những phương pháp thiền khác vào Vipasana sẽ ngăn cản hoặc làm giảm sút sự tiến bộ. Mặc dù được Thiền sư cảnh cáo nhiều lần, trong quá khứ vẫn có những trường hợp thiền sinh cố tình pha trộn phương pháp này với nghi lễ hoặc một phương pháp thiền khác, và đưa đến nhiều tai hại. Cần phải đến gặp thiền sư để làm sáng tỏ mọi thắc mắc và nghi ngờ.

GẶP THIỀN SƯ

Thiền sư giành thời gian cho thiền sinh đến vấn đáp riêng sẽ thông báo sau buổi khai mạc. Thiền sinh cũng có thể hỏi công khai sau buổi thuyết giảng. Giờ vấn đáp là để làm sáng tỏ phương pháp thực hành.

SỰ IM LẶNG THÁNH THIỆN

Mọi thiền sinh phải giữ Sự Im Lặng Thánh Thiện từ lúc bắt đầu khóa thiền cho đến buổi sáng ngày cuối. Sự Im Lặng Thánh Thiện nghĩa là sự im lặng của thân, khẩu, và ý. Mọi hình thức liên lạc với người đồng tu, bằng cử chỉ, ra dấu, ghi giấy,… đều không được cho phép.

Tuy nhiên, thiền sinh có thể nói chuyện với thiền sư khi cần thiết và có thể gặp ban quản lý khi có những vấn đề liên quan đến thực phẩm, tiện nghi, sức khỏe,… Nhưng những liên lạc này cũng phải được giữ ở mức tối thiểu. Thiền sinh phải giữ thái độ là mình đang tu tập trong sự cô lập.

SỰ CÁCH BIỆT GIỮA NAM VÀ NỮ

Phải duy trì sự cách biệt hoàn toàn giữa nam và nữ. Những cặp vợ chồng hay người yêu, không được liên lạc với nhau dưới bất cứ hình thức nào trong khóa thiền. Điều này cũng áp dụng cho bạn bè, người trong cùng gia đình, …

ĐỤNG CHẠM THÂN THỂ

Vì bản chất cô lập của phương pháp thiền, điều quan trọng là trong suốt khóa, thiền sinh tránh mọi sự đụng chạm thân thể với người cùng phái hoặc khác phái.

YOGA VÀ TẬP THỂ DỤC

Mặc dù tập yoga và thể dục phù hợp với Vipassana, nhưng thiền sinh phải tạm ngưng vì không có sẵn khu vực và phương tiện dành riêng cho các loại thể dục này tại trường thiền. Chạy bộ cũng không được phép. Thiền sinh có thể vận động bằng cách đi bộ trong khu vực dành riêng cho nam hoặc cho nữ.

DỤNG CỤ TÍN NGƯỠNG, TRÀNG HẠT, BÙA, HÌNH, TƯỢNG,…

Không được mang vào trung tâm thiền bất kỳ một vật nào kể trên. Nếu vô tình mang theo, cần phải giao cho ban quản lý giữ giùm trong thời gian khóa thiền.

CHẤT GÂY SAY VÀ MA TÚY

Không được mang ma túy, rượu, hoặc những chất gây say khác vào trường thiền; điều này cũng áp dụng cho thuốc an thần, thuốc ngủ, và tất cả các loại thuốc giảm đau. Những người dùng thuốc theo toa bác sĩ nên thông báo cho thiền sư.

THUỐC LÁ

Vì sức khỏe và sự thoải mái cho tất cả thiền sinh, hút, nhai, ngửi thuốc lá đều bị cấm trong khóa thiền.

THỰC PHẨM

Không thể nào làm thỏa mãn sở thích và nhu cầu của từng thiền sinh, do đó thiền sinh được yêu cầu vui lòng chấp nhận những món ăn đơn giả được phục vụ. Ban quản lý cố gắng chuẩn bị những thực đơn bổ dưỡng và quân bình, thích hợp cho sự thực hành thiền. Nếu thiền sinh nào phải dùng những thức ăn đặc biệt vì lý do sức khỏe, nên thông báo cho ban quản lý biết khi nộp đơn. Không được phép nhịn ăn.

QUẦN ÁO

Quần áo nên giản dị, lịch sự, và thoải mái. Không nên mặc quần áo chật bó, mỏng manh, hở hang hoặc sặc sỡ (như quần soọc, váy ngắn, quần hoặc vớ bó, áo quá ngắn hoặc không có tay). Không được phép phơi nắng hoặc để thân thể hở hang. Điều này quan trọng để tránh gây phân tâm cho người khác.

TẮM GIẶT

Tắm giặt trong giờ nghỉ, không tắm giặt trong giờ thiền.

LIÊN LẠC VỚI BÊN NGOÀI

Thiền sinh phải ở trong phạm vi trường thiền trong suốt khóa. Thiền sinh chỉ được phép rời trường thiền với sự đồng ý đặc biệt của thiền sư. Thiền sinh không được phép liên lạc với bên ngoài trước khi khóa thiền chấm dứt. Sự liên lạc bao gồm thư từ, điện thoại, khách khứa. Điện thoại di động, máy nhắn tin, và mọi thiết bị điện tử khác phải được giao cho ban quản lý giữ cho tới khi khóa thiền chấm dứt. Trong trường hợp khẩn cấp, bạn hoặc thân nhân của thiền sinh có thể liên lạc với ban quản lý.

NGHE NHẠC, ĐỌC VÀ VIẾT

Không được phép nghe nhạc, mở radio, v.v… Không được mang sách báo, giấy bút vào khóa thiền. Thiền sinh không nên làm mình phân tâm bằng cách ghi chép. Hạn chế việc đọc và viết là để nhấn mạnh tính thực tế của phương pháp thiền này.

MÁY GHI ÂM VÀ MÁY CHỤP HÌNH

Không được sử dụng những thứ này trừ trường hợp được thiền sư cho phép.


THỜI KHÓA HÀNH THIỀN HÀNG NGÀY

 

- 03 giờ 30 – 04 giờ 00 – Thức giấc (Đi kinh hành)

- 04 giờ 00 – 05 giờ 00 – Ngồi thiền

- 05 giờ 00 – 05 giờ 30 – HT truyền giới

- 05 giờ 30 – 06 giờ 00 –  Quét dọn

- 06 giờ 30 – 07 giờ 00 – Ăn sáng (Điểm tâm)

- 07 giờ 00 – 08 giờ 00 – Ngồi thiền (quý sư, tu nữ khất thực)

- 08 giờ 00 – 09 giờ 00 – Thiền hành

- 09 giờ 00 – 10 giờ 00 – Ngồi thiền

- 10 giờ 00 – 10 giờ 30 – Thiền hành

- 10 giờ 30 – 12 giờ 00 – Ăn trưa (Thọ trai)

- 12 giờ 00 – 13 giờ 00 – Nghỉ ngơi (Đi kinh hành)

- 13 giờ 00 – 14 giờ 00 – Ngồi thiền

- 14 giờ 00 – 15 giờ 00 – Kinh hành

- 15 giờ 00 – 16 giờ 00 – Ngồi Thiền

- 16 giờ 00 – 17 giờ 00 – Uống nước, tắm giặt, thiền hành

- 17 giờ 00 – 18 giờ 00 – Ngồi thiền

- 18 giờ 00 – 19 giờ 00 – Nghe pháp do HT thuyết

- 19 giờ 00 – 20 giờ 00 – Thiền hành

- 20 giờ 00 – 21 giờ 45 – Ngồi thiền, rải tâm từ

- 21 giờ 45 – 22 giờ 00 – Thiền tự do thư giản trong chánh niệm

                                         (hoặc nghỉ ngơi trong chánh niệm).

Mọi chi tiết đăng ký tham gia khoá thiền vui lòng liên hệ:

  1. Đại đức Thiện Ý: 097 4848515

  2. Tu nữ: Tấn Lực: 098 3361262

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online