Kiên Giang: Vị thượng tọa hết lòng với công tác giáo dục tỉnh nhà

Nghe đọc bài:

Thời gian qua, thượng tọa Danh Phản - Ủy viên Hội đồng trị sự GHPGVN, Phó trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, Trụ trì chùa Sóc Xoài (Hòn Đất) đã tích cực vận động các nguồn lực để chăm lo cho các vị tăng sinh và đồng bào Khmer khó khăn được tiếp tục học tập. Từ những sự hỗ trợ của thượng tọa, đến nay nhiều tăng sinh và học sinh đã thành công trong cuộc sống.

Thượng tọa Danh Phản - Ủy viên Hội đồng trị sự GHPGVN, Phó trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, Trụ trì chùa Sóc Xoài (Hòn Đất)

Hơn 30 năm tu học, thượng tọa Danh Phản luôn xác định, chỉ có con đường học tập mới giúp đồng bào thoát khỏi cảnh khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Chính vì thế, hàng năm thượng tọa Danh Phản đã tích cực vận động các nguồn lực để hỗ trợ những tăng sinh, học sinh là đồng bào Khmer khó khăn. Năm 2017, thượng tọa Danh Phản vận động đồng bào phật tử đóng góp xây dựng ngôi tăng xá, phòng học, mua bàn ghế... với tổng kinh phí 7,585 tỷ đồng. Từ khi xây dựng các phòng học đến nay, chùa trở thành nơi tu học của tăng sinh trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, trung bình trường có khoảng 200 tăng sinh, học sinh theo học, có năm cao điểm lên đến 500 tăng sinh, học sinh.

Khoảng 2 thập niên qua, thượng tọa Danh Phản là một vị sư có công lớn trong việc bảo tồn và giữ gìn tiếng nói, chữ viết của đồng bào Khmer. Hàng năm, thượng tọa luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các tăng sinh và con em đồng bào phật tử tiếp cận ngôn ngữ, chữ viết Khmer. Đặc biệt, vào các dịp hè, thượng tọa Danh Phản còn vận động đồng bào phật tử đóng góp kinh phí để mua tập, viết, sách cho tăng sinh, học sinh tham gia học chữ Khmer tại chùa. “Năm nay nữa em học chữa Khmer được 3 năm, bên cạnh dạy đọc viết chữ Khmer, thầy còn dạy em và các bạn biết hiếu thảo và tôn trọng những người lớn tuổi. Chùa cũng thường xuyên tặng tập viết cho em và các bạn khó khăn để có đủ điều kiện học tập” em Danh Hạo Khang, ngụ ấp Vàm Răng, xã Sơn Kiên (Hòn Đất) chia sẻ.

Thượng tọa trao học bổng hỗ trợ tăng sinh có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó học tập

Có những năm tăng sinh tham gia học tập tại chùa đông, thượng tọa Danh Phản lại vận động đồng bào đóng góp xây dựng tăng xá để tăng sinh an tâm tu học. Thượng tọa còn thường xuyên trao tặng những suất học bổng cho những tăng sinh và học sinh khó khăn. Những suất học bổng đã hỗ trợ kịp thời giúp tăng sinh, học sinh vượt qua khó khăn để tiếp tục công việc học tập. “Gia đình cũng khó khăn, nhà xa trường nên sư chọn được ở chùa Sóc Xoài để học tập. Tại chùa có chổ ăn, ở cho tăng sinh ở xa. Thượng tọa cũng thường xuyên thăm hỏi, động viên và trao tặng học bổng. Từ những suất học bổng giúp sư trang trải trong việc học” sư Danh Như cho biết.

Thạc sĩ Danh Đồng - Bí thư Đoàn Trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học phổ thông Kiên Giang

Nhiều tăng sinh được đào tạo tại Trường Pali - Kinh luận giới tỉnh đến nay đã có việc làm ổn định. Thạc sĩ Danh Đồng - Bí thư Đoàn Trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học phổ thông Kiên Giang cho biết: “Khi còn học tại chùa Sóc Xoài, thượng tọa Danh Phản thường xuyên thăm hỏi tôi và các tăng sinh khác. Thượng tọa còn thường xuyên vận động tăng sinh và đồng bào Khmer học các lớp cao học để nâng cao thêm sự hiểu biết. Tôi còn nhớ, khi tôi gặp khó khăn, thượng tọa đã động viên và hỗ trợ tôi, nhờ đấy tôi đã hoàn thành được ước mơ như ngày hôm nay”.

Đối với đồng bào Khmer, chùa được xem là nơi tập trung nhiều loại hình văn hóa kiến trúc lâu đời, cũng là nơi phục vụ sinh hoạt văn hóa của đồng bào Khmer. Chùa cũng là nơi bảo tồn và duy trì tiếng nói, chữ viết, những di sản văn hóa. Hiểu được điều đấy, bên cạnh việc dạy chữ Khmer, tiếng Pali, kinh Luận giới, thượng tọa Danh Phản còn tổ chức cho các trẻ là đồng bào Khmer học nhạc ngũ âm, học các điệu múa truyền thống của đồng bào. Vào các dịp lễ hội truyền thông, tại chùa Sóc Xoài những bạn trẻ sẽ mặc trang phục truyền thống của dân tộc. Thông qua những việc làm đã góp bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của đồng bào Khmer.

Theo thượng tọa Danh Phản việc học là vô cùng quan trọng. Khi có được những kiến thức, đồng bào có thể áp dụng vào sản xuất hoặc kinh doanh, từ đó sẽ vươn lên thoát nghèo. Từ đầu năm đến nay, thượng tọa đã trao tặng trên 1.000 quyển tập, viết, sách, trao tặng trên 100 suất bổng cho tăng sinh, học sinh khó khăn với tổng số tiền trên 300 triệu đồng. Bên cạnh đó, thượng tọa còn hỗ trợ cho những tăng sinh đang theo học tại các trường đại học và những tăng sinh đang là nghiên cứu sinh. Mới đây, thượng tọa đã tham mưu Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh thành lập học bổng “Ươm mầm Tăng tài phụng sự Đạo pháp - Dân tộc”. Học bổng được thành lập nhằm kịp thời hỗ trợ chư tăng có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục con đường học tập.

Riêng bản thân thượng tọa Danh Phản cũng không ngừng phấn đấu học tập, tiếp thu những chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước có liên quan đến hoạt động tôn giáo, để tuyên truyền, giáo dục đến chư tăng, đồng bào Khmer. “Khi thấy được những học trò từ chùa giờ đã trở thành những thạc sĩ, cử nhân và trở thành người có ích cho xã hội đó làm niềm vui, niềm tự hào của sư. Sư sẽ cố gắng hơn nữa trong công tác vận động để chăm lo cho các tăng sinh, học sinh để cùng chính quyền địa phương nâng cao được trình độ dân trí, giúp người dân nâng cao nhận thức, sự hiểu biết để từ đó vươn lên thoát nghèo bền vững” thượng tọa Danh Phản cho biết.

Thiện Hiếu

Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online