Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Phật giáo Việt Nam (tại TP.HCM) và Học viện Phật giáo Quốc tế Sri LanKa

PSO - Nhằm thắt chặt mối quan hệ hợp tác và đồng hành trong những mục tiêu mới, vào lúc 15h ngày 19/06/2021 (nhằm ngày 10/5 nâm Tân Sửu), Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM (VBU) và Học viện Phật giáo Quốc tế Sri Lanka (SIBA) đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác bằng hình thức online. Trước đó, vào tháng 12/2016, theo lời mời của Bộ Phật giáo Chính phủ Sri Lanka, đoàn GHPGVN do HT. Thích Bửu Chánh làm trưởng đoàn, đã có chuyến thăm và làm việc tại đây. Nhân đây, buổi lễ ký kết Biên bản ghi nhớ đầu tiên giữa 2 Học viện Phật giáo cũng đã được diễn ra. Đại diện Hội đồng Điều hành Học viện (VBU), có TT. Thích Nhật Từ - Phó Viện trưởng Thường trực, TT. Thích Tâm Đức - Phó Viện trưởng, TT. Thích Quang Thạnh - Phó Viện trưởng kiêm Tổng Thư ký, TT. Thích Giác Hoàng - Phó Tổng Thư ký. Về phía Học viện SIBA, có GS. Upali M. Sedere - Hiệu trưởng kiêm Giám đốc điều hành, cùng quý lãnh đạo, giảng viên. Đặc biệt, buổi lễ online còn có sự tham dự của ông Prasanna Gamaga - Đại sứ Sri Lanka tại Việt Nam và bà Hồ Thị Thanh Trúc - Đại sứ Việt Nam tại Sri Lanka. Mở đầu buổi lễ online là video phát biểu khai mạc của Trưởng lão HT. Thích Trí Quảng - Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM. Qua đó, Hòa thượng bày tỏ rằng việc ký kết này giữa hai bên không chỉ củng cố mối quan hệ hữu nghị của hai trường mà còn thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Sri Lanka.
Trưởng lão HT. Thích Trí Quảng - Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM phát biểu khai mạc
Trong buổi lễ, TT. Thích Nhật Từ phát biểu về quan hệ hợp tác này sẽ giúp ích cho các hoạt động trao đổi học thuật của cả giảng viên và sinh viên ở 2 Học viện Phật giáo. Điều này góp phần nâng cao trình độ giáo dục và định vị quốc tế của cả 2 trường trong tương lai không xa. Ngoài ra, Thượng tọa hy vọng rằng biên bản ghi nhớ này sẽ được thực hiện tiếp tục trong tương lai.
TT. Thích Nhật Từ phát biểu
Đáp lại tình cảm cùng những hứa hẹn đầy triển vọng trong những năm tới, Hiệu trưởng Học viện SIBA, GS. Upali M. Sedere gửi lời tri ân sâu sắc đến Đại sứ Sri Lanka tại Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Sri Lanka vì sự hỗ trợ chính thức cho Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ lần này. Trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và đôi bên cùng có lợi, những mục tiêu chung của 2 Học viện Phật giáo ở 2 quốc gia sẽ được thành tựu. Cho đến hôm nay, Học viện SIBA đã và đang tiếp nhận nhiều sinh viên Việt Nam theo học ở cấp bậc đại học và sau đại học, cả Thạc sĩ, Tiến sĩ. Được biết, Hiệu trưởng Học viện SIBA đã đến thăm HVPGVN tại TP.HCM vào năm 2018. Với vai trò hỗ trợ chính thức cho lễ ký kết Biên bản ghi nhớ lần 2, cả ông Prasanna Gamaga và bà Hồ Thị Thanh Trúc đều mong muốn mối quan hệ hợp tác giữa 2 quốc gia tiếp tục được phát triển về mọi mặt. Tình hữu nghị giữa Việt Nam và Sri Lanka đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1970. Về mặt văn hóa, Phật giáo chính là một điểm tương đồng lớn giữa Việt Nam và Sri Lanka trên phương diện giáo dục tín ngưỡng. Tiếp tục, lễ ký kết đã được diễn ra với đại diện của 2 trường: GS. Upali M. Sedere và TT. Thích Nhật Từ. Đây chính là cột mốc đánh dấu sự tiếp tục tình hữu nghị, hướng tới việc cùng nhau phát triển bền vững trên con đường đào tạo về Phật học. Thay mặt Hội đồng Điều hành Học viện (VBU), TT. Thích Tâm Đức hy vọng rằng những thành tựu trong giáo dục Phật học của 2 trường sẽ được tăng lên thông qua sự kiện Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hôm nay. Đó không chỉ là sự tăng cường về mối quan hệ hữu nghị, hợp tác trong nhiều lĩnh vực mà còn tạo ra nhiều lợi ích từ các hoạt động trao đổi, nghiên cứu học thuật,... Cuối cùng, GS. Sarath Chandrasekara từ Học viện SIBA gửi lời cảm ơn đến các cơ quan ban ngành, những cá nhân đã giúp buổi lễ ký kết được thành tựu viên mãn.

Bảo Tiên

Download Android Download iOS
Ninh Bình: Lễ khánh thành ngôi Tam bảo và Nhà khách chùa Vĩnh Trung

Sáng nay ngày 26/11/2024 ( 26/10/ Giáp Thìn) Chùa Vĩnh Trung xóm 2 - xã Khánh Mậu - huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức lễ Khánh Thành Ngôi Tam Bảo và Nhà Khách. Được sự cho phép của giáo hội phật giáo Việt Nam – huyện Yên Khánh và chính quyền xã Khánh Mậu sơn môn. Sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo Đảng, sự giúp đỡ trợ duyên

Chuyện vua Minh Mạng với những lần ghé chùa Thiên Mụ

Minh Mạng là vị vua thứ hai của vương triều Nguyễn, giữ ngôi từ năm 1820 đến năm 1840. Ông nổi tiếng thông minh giỏi giang, quyết đoán và siêng năng. Ở mọi lĩnh vực của đất nước từ nội trị đến ngoại giao đều có dấu ấn trị vì của nhà vua.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online