Long An: Chùa Giác Nguyên tưởng niệm 11 năm Trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện Chơn, Thành viên HĐCM GHPGVN

Sáng ngày 13/10/2024 (nhằm mùng 11/5 năm Giáp Thìn), tại chùa Giác Nguyên (thị trấn Cần Giuộc, tỉnh Long An) môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức lễ Tưởng niệm lần thứ 11 của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Chơn – Thành viên HĐCM GHPGVN.

Hiện diện tại buổi lễ có HT.Thích Thiện Lương, HT.Thích Thiện Tấn – đồng Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN quận 8; HT.Thích Huệ Bạch, HT.Thích Thiện Xuân, HT. Thích Đạt Duyên – đồng Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN huyện Cần Giuộc; HT.Thích Huệ Trung - Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN Q.Tân Bình; HT. Thích Thiện Hòa - Trưởng Ban Trị sự GHPGVN Q.Tân Phú; cùng chư Tôn đức Ban Trị sự Phật giáo Quận 8, huyện Cần Giuộc; Tăng Ni trụ trì các tự viện và đạo tràng Phật tử.

Trong không khí trang nghiêm, chư Tôn đức Giáo phẩm đã dâng hương tưởng niệm cố Hòa thượng Thích Thiện Chơn, thành kính tri ân, tưởng nhớ công đức Hòa thượng đã suốt đời phụng sự cống hiến cho đạo pháp, dân tộc, cho sự phát triển của Phật giáo TP.HCM, Quận 8 và chùa Giác Linh.

Hòa thương Thích Thiện Lương - Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN quận 8 cung tuyên tiểu sử cố Hòa thượng Thích Thiện Chơn

Tại buổi lễ, Hòa thương Thích Thiện Lương - Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN quận 8 cung tuyên tiểu sử cố Hòa thượng Thích Thiện Chơn.

Thượng tọa Thích Huệ Phát - Phó ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN huyện Cần Giuộc, Trụ trì chùa Giác Nguyên cảm tạ tại buổi lễ

Sau đó chư Tôn đức giáo phẩm cùng môn đồ pháp quyến đã nhất tâm niệm Phật cầu nguyện Giác linh Hòa thượng cao đăng Phật quốc.

Hòa thượng Thích Thiện Chơn, thế danh Đỗ Văn Thiệt, sinh năm 1928 tại Tân Tập, Cần Giuộc, Long An, trong một gia đình trung nông. Mồ côi cha mẹ từ sớm, Ngài được bà nội nuôi dưỡng và thường xuyên đến chùa Giác Nguyên làm công quả, gắn bó với Phật pháp. Năm 1948, Ngài xuất gia với Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Ngươn, nối truyền dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 41, được ban pháp húy Nhựt Thiệt, pháp danh Thiện Chơn.

Ngài tu học tại nhiều tổ đình danh tiếng, nổi bật với sự chuyên cần lễ bái, học hỏi kinh điển và giữ gìn oai nghi cẩn mật. Năm 1965, Ngài thọ Cụ túc giới tại tổ đình Phụng Sơn, từ đó bắt đầu hành trình hoằng pháp và phụng sự Phật giáo. Sau khi Hòa thượng trụ trì chùa Giác Linh viên tịch, Ngài được cung thỉnh về đảm nhận vai trò trụ trì, nối tiếp sự nghiệp xây dựng và phát triển đạo pháp tại đây.

Sau năm 1975, Hòa thượng là một thành viên tích cực trong Ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước và được bầu làm Phó Ban Đại diện Phật giáo Quận 8 vào năm 1982. Ngài nhận pháp hiệu Bửu Đạt và sau đó được suy tôn vào vị trí Chứng minh Ban Đại diện Phật giáo Quận 8. Năm 1993, Ngài được tấn phong giáo phẩm Hòa thượng tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ III.

Ngài đã đóng góp đáng kể vào việc tái thiết chùa Giác Linh và tổ chức lớp giáo lý cho Phật tử. Năm 2012, Hòa thượng được suy cử làm Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM và suy tôn Thành viên Hội đồng Chứng minh Trung ương GHPGVN. 

Suốt cuộc đời, Ngài cống hiến cho Đạo pháp và tham gia các hoạt động từ thiện, xã hội, nhận được nhiều bằng khen và ghi nhận từ các tổ chức, chính quyền vì những đóng góp của mình.

Trong gần 6 tháng cuối đời, Hòa thượng vẫn giữ được chánh niệm và tỉnh giác dù phải đối mặt với bệnh tật. Ngài dành thời gian nghe kinh, trì chú, và niệm Phật. Hòa thượng thu thần viên tịch vào lúc 1 giờ 10 phút ngày 16 tháng 10 năm 2013 (12 tháng 9 năm Quý Tỵ) tại chùa Giác Linh. Trụ thế 86, trải qua 46 mùa an cư kiết hạ, sự ra đi của Ngài để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng Tăng Ni và Phật tử với niềm kính trọng về công đức, giới hạnh và tấm lòng vị tha của một bậc thầy đáng kính.

Phương Đại - Trung Hiếu

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

TP.HCM: Trước giờ Khai mạc Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024

Chỉ còn ít giờ nữa, Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024 sẽ chính thức khai mạc vào lúc 7 giờ sáng, Chủ Nhật ngày 22/12/2024 tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM. Không khí tại địa điểm tổ chức đang sôi động hơn bao giờ hết khi các khâu chuẩn bị bước vào giai đoạn hoàn tất.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online