PSO - Sáng nay 27/6/2023 (nhằm ngày 10/5 năm Quý Mão), ngày thứ 4 của khoá Bồi dưỡng trụ trì & hành chánh Giáo hội, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An tiếp đón HT. Thích Thọ Lạc – UVTT HĐTS, Trưởng Ban Văn hoá TƯ đến chia sẻ về Văn hoá Phật giáo tại chùa Kim Cang (Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Thủ Thừa).
Được biết đây là khóa bồi dưỡng trụ trì & hành chánh Giáo hội cho Tăng Ni tỉnh Long An lần thứ 21 (với số lượng 420 Tăng, Ni) tính từ năm 1999 đến nay được Ban Trị sự GHPGVN tỉnh đã tổ chức thành công.
TT. Thích Lệ Trí - Trưởng Ban Giáo dục Phật giáo tỉnh Long An giới thiệu HT. Thích Thọ Lạc đến chư Tôn đức Tăng Ni tham dự khoá Bồi dưỡng trụ trì & hành chánh Giáo hội
Theo lời HT. Thích Minh Thiện - Trưởng ban Tổ chức phát biểu tại buổi khai giảng “Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Long An tổ chức Khóa bồi dưỡng trụ trì & hành chánh Giáo hội lần thứ 21 nhằm tạo điều kiện cho Tăng Ni, thành viên Ban Trị sự GHPGVN tỉnh nhiệm kỳ (2022-2027), thành viên Ban Trị sự GHPGVN huyện, thị xã, thành phố nhiệm kỳ (2021-2026) và các ban chuyên môn trực thuộc Ban Trị sự GHPGVN tỉnh; Tăng Ni trụ trì các tự viện nắm kiến thức, kỹ năng hành chánh Giáo hội, chính sách pháp luật nhà nước liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, kiến thức về an ninh quốc phòng, an toàn giao thông và kinh nghiệm trụ trì”.
HT. Thích Minh Thiện - Trưởng ban Trị sự, Trưởng ban Tổ chức chia sẻ tại khoá Bồi dưỡng trụ trì & hành chánh giáo hộiTại buổi chia sẻ, HT. Thích Thọ Lạc nhấn mạnh trọng tâm chuyên đề Văn hóa Phật giáo Việt Nam: “Định hướng đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt Nam và bảo tồn”. Hoà thượng cũng giải thích rõ về: Văn hóa vật thể: những gì có thể nhìn thấy, sờ mó…thuộc về vật thể như chùa, tượng, pháp khí, pháp phục…bao trùm rất nhiều Văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; Văn hóa phi vật thể bao gồm: Tiếng nói, chữ viết, ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội và tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian.
HT. Thích Thọ Lạc - UVTT HĐTS - Trưởng Ban VHTƯ chia sẻ Văn hoá Phật giáo trong khoá Bồi dưỡng trụ trì & hành chánh Giáo hội
Hoà thượng nêu lên điểm chính của Văn hóa vật thể và phi vật thể và trong Phật giáo được áp dụng và thực hiện; nêu định hướng đặc trưng văn hóa Phật giáo Việt Nam và cách bảo tồn …Hoà thượng cũng cho biết Ban VHTƯ đã và đang thực hiện triển khai bốn đề án trên tinh thần hoà hợp các hệ phái Nam tông, Nam tông Khmer, Bắc tông, Khất sĩ. Chi tiết 4 đề án đó là:
Đề án ngôn ngữ: Ban VHTƯ phối hợp với các Ban Nghi lễ TƯ chọn lựa các bài Kinh quan trọng, rất cần thiết cho các lễ hội của Phật giáo. Sau khi thống nhất, Ban VHTƯ GHPGVN đã trình HĐTS (tờ trình số 22/TTr - BVH ngày 14/7/2018) phê duyệt bài khoá tụng thống nhất của Phật giáo Việt Nam: "kinh Chuyển Pháp luân" bằng ngôn ngữ Tiếng Việt và đã được HĐTS chuẩn y bằng Quyết định số 139/QĐ-HĐTS vào ngày 20/7/2018. Hiện tại, Ban VHTƯ đã tổ chức in hàng triệu cuốn kinh Chuyển Pháp luân với trị giá hàng tỷ đồng Việt Nam để gửi tặng đến các Ban, Viện Trung ương và 63 tỉnh thành trong cả nước; Đồng thời, Ban cũng đang hoàn thiện cuốn mẫu câu đối và hoành phi, cuốn thư bằng tiếng Việt, nhằm Việt hóa rộng rãi đến các chùa trên toàn quốc.
HT.Thích Thọ Lạc tương tác cùng chư Tôn đức Tăng Ni trong khoá Bồi dưỡng trụ trì & hành chánh Giáo hội
Đề án pháp phục: Nhằm thống nhất pháp phục Văn hóa Phật giáo Việt Nam để không bị ngoại lai từ các quốc gia khác, với mục tiêu thống nhất trong đa dạng, Ban VHTƯ đã chú trọng thống nhất các màu sắc đúng chuẩn như: Vàng của đất, lam khói hương, nâu sòng…Và các kiểu dáng có: Áo hậu, áo cà sa, thường phục và đặc biệt là trong áo có sự phân biệt giáo phẩm, phù hợp, đúng chuẩn rất riêng của Việt Nam. Tại QĐ số 140/QĐ-HĐTS ngày 20/7/2018 (căn cứ tờ trình số 23/BVH-TTr, ngày 15/7/2018), của Hội đồng Trị sự phê chuẩn, Ban VHTƯ đã và đang tiếp tục triển khai thực hiện mẫu pháp phục Phật giáo Việt Nam gồm: Pháp phục Phật giáo đặc biệt; Pháp phục sử dụng trong các nghi lễ quốc gia và pháp phục sử dụng trong các sinh hoạt hằng ngày cũng như các phụ kiện đi kèm. Hiện tại Ban VHTƯ đã chủ động phối hợp với Hiệp hội Dệt May Việt Nam để phổ cập hóa kết quả này trên địa bàn toàn quốc.
Toàn cảnh Khoá Bồi dưỡng trụ trì & hành chánh Giáo hộiĐề án Kiến trúc và Đề án Di sản: Từ ngày 21/4-02/5/2021, sau khi được sự chấp thuận của Hội đồng Trị sự, Ban đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, Viện Bảo tồn quốc gia Việt Nam, Viện Bảo tàng Quốc gia Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt Nam cùng lãnh đạo và Ban Trị sự các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên, Miền Tây Nam Bộ - Đông Nam Bộ, miền Bắc, các hệ phái đã khởi động chuyến khảo sát.
Toàn cảnh Khoá Bồi dưỡng trụ trì & hành chánh Giáo hộiBan VHTƯ đã tổ chức thành công Hội thảo về Kiến trúc và Đề án Di sản. Hiện nay Ban VHTƯ cũng đang phối hợp các Ban ngành thuộc Kiến trúc - Di sản quốc gia thẩm định để đi đến thống nhất trong đa dạng. Trước mắt thống nhất dẫn các biểu tượng của kiến trúc, logo...Ban VHTƯ cũng khuyến hóa tứ chúng phân biệt những ý tưởng ngoại lai không phù hợp đưa vào kiến trúc Phật giáo Việt Nam, để rồi lầm tưởng di sản của mình, khiến mất đi giá trị của Phật giáo Việt Nam.
Chư Tôn đức Ni chăm chú lắng nghe và ghi chép trong khoá Bồi dưỡng trụ trì & hành chánh Giáo hộiSau hơn 2 giờ chia sẻ, Hoà thượng đã truyền đạt những tâm huyết về 4 đề án trên đến chư Tôn đức Tăng Ni tham dự khóa Bồi dưỡng trụ trì và hành chánh Giáo hội. Chư Tôn đức Tăng Ni rất hoan hỷ lắng nghe.
Chư Tôn đức Tăng, Ni tham dự khoá Bồi dưỡng trụ trì và hành chánh Giáo hội hoan hỉ sau khi nghe bài chia sẻ của HT. Thích Thọ Lạc
Đặc biệt, HT. Thích Thọ Lạc cũng tán thán BTS tỉnh Long An đã áp dụng rất tốt việc thống nhất pháp phục. Riêng cá nhân TT. Thích Lệ Tấn đã thực hiện thống nhất pháp phục cho huyện Tân Thạnh một cách tiên phong và hòa hợp.
TT. Thích Lệ Tấn - Người tiên phong trong việc thống nhất thành công pháp phục của huyện Tân ThạnhHoà thượng mong rằng, chư Tôn đức Tăng Ni nên phối hợp với các làng nghề Việt Nam bằng cách ủng hộ chọn các sản phẩm có biểu tượng văn hóa Phật giáo chưng thờ trong nội viện và ngoại viện ở chùa nhằm chuyển tải tinh thần của đức Phật. Các biểu tượng: Hoa sen trong biển lửa; tinh thần cửu dụ của Kinh Pháp Hoa; Phật Hoàng Trần Nhân Tông; quả tim bất diệt; chuyển Pháp luân…để có thể nhận diện Phật giáo Việt Nam qua Kiến trúc - Di sản; qua ngôn ngữ và Pháp phục. Đó cũng chính là một trong những điều hoằng Pháp lợi sinh, đem Đạo vào đời một cách tự nhiên đúng với phương châm Đạo trong đời và đời trong đạo trên tinh thần thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh.
Liên Thảo