Nét Kiến trúc Phật giáo độc đáo tại thành phố Hoa phượng đỏ

(PSO) Nhắc đến Hải Phòng (TP. Hoa Phượng đỏ) - vùng đất  tự hào khi có nữ tướng Lê Chân cùng tướng lĩnh lấn đất mở cõi thuở xa xưa. Hải Phòng cũng là địa phương có nhiều ngôi cổ tự, nhiều chùa làng gắn với tập tục lúa nước, chợ quê dân dã nổi tiếng. Trong chuyến khảo sát Kiến trúc Phật giáo tại các tỉnh phía Bắc,  Ban Văn hoá TƯ GHPGVN do HT. Thích Thọ Lạc cùng các nhà nghiên cứu, chuyên gia...đã có một ngày làm việc trọn vẹn với Ban Trị sự Phật giáo TP. Hải Phòng.  

Ban Văn hóa TƯ đã đến làm việc tại các chùa: chùa Hàng, chùa tháp Tường Long, chùa Hang, chùa Long Hoa, chùa Long Hoa, chùa Mét, chùa Quang Long. Hoà thượng Thích Quảng Tùng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP. Hải Phòng cùng Chư Tôn đức Tăng Ni đã tiếp đoàn.

* Chùa Hàng (có tên Phúc Lâm tự) thuộc đất Dư Hàng Kênh (huyện An Dương), nay là phường Hồ Nam, quận Lê Chân, TP. Hải Phòng. Chùa Dư Hàng khởi xây dựng thời Lê Sơ - Đại Cồ Việt (khoảng năm 980 - 1009).

Quan cảnh chùa Hàng Trụ gỗ khắc kinh điển chùa Hàng

Năm 1672, thời hậu Lê, Vua Lê Gia Tông, có đại thần Nguyễn Đình Sách (Chân Huyền) góp công mở rộng chùa. Thời vua Thành Thái, sư Thông Hạnh đã trùng tu chùa, dựng lầu chuông.

Tháp cổ chùa Hàng

Chùa Dư Hàng là chốn tổ của một sơn môn riêng trong thiền phái Lâm Tế, ngày càng khang trang, là danh lam cổ tự bậc nhất của Hải Phòng, được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá quốc gia năm 1986.

* Chùa tháp Tường Long trên đỉnh núi Tháp (Mẫu Sơn) ở phường Ngọc Xuyên (Đồ Sơn) được xếp vào hàng đại danh lam cùng các chùa Long Đọi (Duy Tiên, Hà Nạm), chùa Một Cột, tháp Báo Thiên (Hà Nội), tháp Chương Sơn (Ý Yên, Nam Định).

Toàn cảnh Chùa Tường Long nhìn từ trên cao Chánh điện chùa

Hơn 1000 năm trôi qua, do khí hậu, thiên nhiên khắc nghiệt, gió biển mặn mòi bị hư hại nặng, tháp Tường Long thành phế tích 2 lần.

Quang cảnh chùa Di tích chùa cũ còn xót lại

Với mong muốn khôi phục lại tháp Tường Long, HT Thích Quảng Tùng đã vận động Tăng Ni, Phật tử góp công của phỏng dựng tháp Tường Long và chùa Tháp trên đỉnh núi Ngọc, công trình đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Tháp Tường Long là niềm tự hào của người Hải Phòng

* Chùa Hang tên chữ là Cốc tự. Tương truyền, đây là địa điểm đầu tiên tiếp nhận Phật giáo Tây Trúc vào Việt Nam.

Kiến trúc sư đang phác hoạ lại toàn cảnh Chùa Hang

Chùa Hang có từ trước Công nguyên. Vào cuối đời Hùng Vương có nhà sư tên Bần (sư Phật Quang) người Thiên Trúc theo thuyền đi truyền đạo đã đến hang núi Vạn Tác tu hành. Có thuyết nói rằng Phật giáo Việt Nam được du nhập từ Ấn Độ có từ thời kỳ đó. Đệ tử đầu tiên là ngài Chử Đồng Tử.

Chư Tôn đức thảo luận về kiến trúc chùa Hang

Chùa Hang vốn là một hang núi, sát biển, cao khoảng 3,5 mét, rộng 7 mét, bậc thềm ngoài 23 m2, bậc thềm trong cao khoảng 0,5 mét lòng hình thang xuyên vào lòng núi, dài 25 mét, phía sâu lòng hang chỉ cao 1,2 mét, rộng 1,3 mét. Đã có những lúc chùa Hang thành phế tích. Mùa xuân năm 1990, các tín đồ Phật tử chủ yếu ở Đồ Sơn đã góp công sức trùng tu, sửa chữa lại ngôi chùa có tuổi lâu năm nhất ở Việt Nam.

* Chùa Long Hoa do vua Lý Nhân Tông (1072 - 1128) đứng ra hưng công xây dựng trên núi An Lão. Thời Lý, đạo Phật là Quốc giáo, hệ thống chùa ở núi Voi và khu chùa tháp Tường Long ở Đồ Sơn trở thành một trong những trung tâm Phật giáo lớn của nước Đại Việt thời độc lập tự chủ. chùa ở núi Voi, Thời Trần, chùa được trùng tu. Toà cảnh chùa Long Hoa

Trải qua nhiều biến cố, chùa Long Hoa thành phế tích. Đến năm 2010, Thượng toạ Thích Thanh Giác, nay là HT Thích Thanh Giác - Phó TBTS, Trưởng Ban trùng tạo công trình này đảm nhận khởi công phục dựng Long Hoa tại khu di tích lịch sử danh thắng núi Voi (được xếp hạng Di tích cấp Quốc năm 1962).

Chánh điện

Đây là một vùng đắc địa để tu tập và phát triển đạo giáo. Công trình đang dần hoàn thiện, làm rạng rỡ một vùng non nước hữu tình.

* Chùa Mét (Thiên Hương tự) là ngôi cổ tự được xây dựng tại xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo từ rất xa xưa. Chùa Mét được nhà nước xếp hạng di tích LSVHQG năm 1998. Đoàn khảo sát làm việc với Trụ trì chùa

Thiên Hương tự gắn với cuộc đời và sự nghiệp của vị tướng thời Trần (Trần Khắc Trang) cùng sự hình thành, phát triển của làng Cổ Am. Chùa Mét còn có di tích về Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nơi gìn giữ nhiều di sản có giá trị sử liệu cao.

Tượng cổ

Ngôi chùa được xây dựng từ thời nhà Trần, khoảng 1407.

Tháp cổ

Tương truyền, chùa do Trần Khắc Trang xây, đặt tên, sau này ông viên tịch, được suy tôn là tổ khai sơn. Tướng Trần Khắc Trang cùng gia đình về khu rừng Mét mai danh ẩn tích, ông đã cho xây dựng ngôi chùa trên nền đất gia đình khai hoang, nên ngôi chùa này có tên Nôm là chùa Mét.

Chư Tôn đức thảo luận về kiến trúc cổ

Khi mới được xây dựng, ngôi chùa nhỏ có tên là “Hương tản tự”, sau đổi tên thành “Thiên Hương Tự”. Tòa Điện phật còn nguyên vẹn và chắc chắn, ít được trang trí, chủ yếu là bào trơn đóng bén, đôi chỗ điểm vài đường lá hoa cách điệu.

Các chuyên gia tác nghiệp tại chùa

Đặc biệt có một số bộ câu đối hình lòng máng được chạm khắc ngay trên cột cái rất đẹp. Đây là nét độc đáo trong kiến trúc chùa Mét.

HT. Trưởng ban thảo luận cùng các chuyên gia về vấn đề khôi phục pháp phục cổ

* Chùa Quang Long (hay chùa Trấn Dương) thuộc xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, là ngôi chùa có kiến trúc lạ, độc đáo. Chùa có 5 nóc mái, có 2 giếng trời, người dân địa phương quen gọi là chùa Năm Nóc.

Cổng chùa Chánh điện

Kiến trúc vật chất hiện còn là quả chuông đồng treo tại chùa có niên đại thời Nguyễn, niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 6 (năm 1789), tên quả chuông là Quang Long tự chung. Thân chuông khắc bài minh ghi rõ tên tuổi người Trấn Dương và các vùng lân cận góp công của tu dựng chùa.

Kiến trúc sư tái phát thảo lại toàn cảnh chùa

Đại diện chính quyền cung cấp thông tin lược sử chùa Quang Long

Điều khiển Flycam thu lại hình ảnh quang cảnh chùa Quang Long

HT. Trưởng ban thảo luận cùng các chuyên gia về kiến trúc 5 nóc chùa Quang Long

Thảo luận về nét đặc sắc của chùa Quang Long

Dù thời gian khắc nghiệt, ngôi chùa làng có phong cách độc đáo riêng vẫn tồn tại khá nguyên vẹn trong sự gìn giữ tín ngưỡng và tôn kính đạo Phật của người dân trong vùng. Cổng tam quan vào chùa mang nét đặc sắc riêng, mà nhiều ngôi cổ tự và chùa làng quê khác không có.

Ban Văn hoá Trung ương

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online