01/01/2018 07:00

Nghĩ về sự chịu đựng - Đời sống quanh ta

GNO - Chịu đựng là điều mà ai cũng từng trải qua, dù ít dù nhiều, tùy tâm thế đón nhận và sự hiểu biết, năng lực chuyển hóa những điều bất như ý mà ta cảm thấy áp lực hay không.

Theo đó, ta từng chịu đựng những gì đang diễn ra trước mắt về hoàn cảnh, số phận và cả tương lai mà ta đang cố gắng bỏ ngoài tai hay thôi kệ để chờ đợi ngày mai “trời lại sáng”.

chiudung.jpg Ranh giới giữa chịu đựng và cam chịu rất mong manh, bạn cần tinh tế nhận diện để không tiếp tục tàn nhẫn với bản thân và tạo cho người cơ hội tàn nhẫn với mình...

Ta chịu đựng với người ta yêu dẫu người ấy không còn tôn trọng và tha thiết gì nữa. Ta chịu đựng bởi ta còn hy vọng và đợi chờ người đó sẽ thay đổi, sẽ nhìn lại và sẽ khác đi.

Ta chịu đựng người cùng chung máu mủ ruột rà đang đối xử với ta một cách bạc bẽo, vô tình, không nhìn mặt nhau cũng chỉ vì đồng tiền và nghe lời nịnh hót, rồi cũng vì chung cùng máu mủ - mà ta... nhắm mắt làm ngơ để miệng đời không dị nghị.

Ta chịu đựng một công việc nhàm chán đến tận cổ mà ta chưa hề mong muốn hay ưa chịu cũng chỉ vì tạm thời có “đồng vào đồng ra” để sống, để tồn tại - dẫu biết nó cũng không đâu vào đâu cho những gì mà ta hằng mơ ước; rồi ta thầm an ủi: Ôi thôi! Tới đâu hay tới đó - lấy ngắn nuôi dài hoài cũng được.

Ta chịu đựng những môn học, những bài vở ngập đầu mà ta cứ mệt mỏi hỏi hoài cái câu: Rồi để áp dụng vào đâu? Ta thở dài, tắt đèn và nằm ngay trên bàn để ngủ. Cũng vì ta đợi, ta chờ cho cái gọi là cho có bằng cấp với người ta, rồi xa xa là gia đình, là sự nghiệp.

Ta chịu đựng những người bạn trên trời dưới đất, hết giận rồi lại thương, chán chường rồi từ bỏ, hẹn hò rồi quên mau. Để rồi ta dòm, ta ngó có mấy ai sống thật lòng với ta khi ta đã luôn hết lòng với họ. Nên thôi - vì sợ cô đơn mà phải chấp nhận bị bôi sơn lên mặt dài dài để gượng cười với chúng bạn “dễ thương”.

Có rất nhiều sự chịu đựng mà ta đang cố gắng, đang đắn đo và chưa dám chấp nhận từ bỏ để ra đi, để làm lại từ đầu, hay mạnh mẽ nói câu: Mọi thứ nay đã đủ, từ nay ta sẽ khác.

Vì theo nghĩa tích cực thì chịu đựng là một dạng cảm xúc tốt như kiểu nhẫn nại, chịu khó hay biết đủ mà vui sống.

Nhưng theo nghĩa ngược lại thì chịu đựng cũng có thể là tàn nhẫn với mình, là áp đặt và khuôn khổ để dồn nén con người ta vào nanh gai, sắc nhọn. Hay đó là sự cam chịu!

Vì thế, có thể chấp nhận cũng là tốt - mà từ bỏ và thoát ra cũng có thể là tốt hơn cho đời mình - nếu ta đang cảm thấy ngột ngạt, khó thở quá nhiều rồi.

Nên chăng... Đối thoại trực tiếp với những người đang làm ta khổ. Phải thẳng thắn trong từng câu chuyện, vấn đề mà khi ta là người đang chịu đựng.

Thực ra không ai có cái quyền làm ta khổ nếu ta không "cho phép".

Giác Minh Luật

---------------

* Trang Tuổi trẻ của báo Giác Ngộ chào đón bài vở cộng tác của quý bạn đọc. Bài viết có thể là chân dung một người trẻ sống đẹp, dấn thân chia sẻ, làm nhiều thiện sự; là một tấm gương Tăng Ni phát tâm hành đạo vùng sâu, vùng xa - đem ánh sáng Phật pháp tới bà con nơi heo hút; cũng có thể là những trải nghiệm an lành của bạn từ một khóa tu; câu chuyện "thiên thần quét lá" còn lưu giữ với những bài học ý nghĩa... Bài vở hoan hỷ gửi về: bandocgiacngo@gmail.com.

Nguồn: www.giacngo.vn
Download Android Download iOS
Đồng Nai: Quầy nước trại sinh – Nét đẹp của lòng từ bi và tinh thần phục vụ

PSO - Trong khuôn khổ Hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo lần thứ 15, một trong những hình ảnh đẹp đọng lại trong lòng các trại sinh chính là quầy nước trại sinh, được tổ chức và hỗ trợ bởi Thượng toạ Thích Trí Huệ – Tổng điều phối hội trại, cùng với quý Phật tử chùa Pháp Tạng. Quầy nước không chỉ đơn thuần là nơi cung cấp nước uống và đồ ăn nhẹ, mà còn

TP.HCM: Lễ Húy nhật lần thứ 2 cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Thọ, khai sơn chùa Giác Hạnh

PSO - Sáng 20/7 (tức ngày 26/6 năm Ất Tỵ), tại chùa Giác Hạnh (phường Phước Thắng, TP.HCM), Thượng tọa Thích Đồng Sỹ, trụ trì chùa Giác Hạnh đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm húy nhựt lần thứ 2 cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Thọ, khai sơn chùa Giác Hạnh và hiệp kỵ chư vị Hòa thượng ân sư – cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Đồng Huy và cố Trư

Đồng Nai: Quầy nước trại sinh – Nét đẹp của lòng từ bi và tinh thần phục vụ

PSO - Trong khuôn khổ Hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo lần thứ 15, một trong những hình ảnh đẹp đọng lại trong lòng các trại sinh chính là quầy nước trại sinh, được tổ chức và hỗ trợ bởi Thượng toạ Thích Trí Huệ – Tổng điều phối hội trại, cùng với quý Phật tử chùa Pháp Tạng. Quầy nước không chỉ đơn thuần là nơi cung cấp nước uống và đồ ăn nhẹ, mà còn

Đồng Nai: Quầy nước trại sinh – Nét đẹp của lòng từ bi và tinh thần phục vụ

PSO - Trong khuôn khổ Hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo lần thứ 15, một trong những hình ảnh đẹp đọng lại trong lòng các trại sinh chính là quầy nước trại sinh, được tổ chức và hỗ trợ bởi Thượng toạ Thích Trí Huệ – Tổng điều phối hội trại, cùng với quý Phật tử chùa Pháp Tạng. Quầy nước không chỉ đơn thuần là nơi cung cấp nước uống và đồ ăn nhẹ, mà còn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online