04/06/2025 13:56

Ngôi chùa gần 1.000 tuổi mang dấu ấn lịch sử Phật giáo, di sản văn hóa khảo cổ độc đáo

Nghe đọc bài:

Chùa Nhẫm Dương (Kinh Môn) không chỉ là một ngôi chùa cổ kính mang đậm dấu ấn lịch sử Phật giáo, mà còn là một di sản văn hóa - khảo cổ có giá trị đặc biệt.

Theo sử liệu, chùa Nhẫm Dương được xây dựng từ thời Trần (1225 - 1400) - giai đoạn mà Phật giáo giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc. Đặc biệt, vào khoảng thế kỷ XVII, chùa trở thành trung tâm tu tập, hoằng pháp và đào tạo tăng tài quan trọng của Thiền phái Tào Động tại Việt Nam.

Chùa Nhẫm Dương vẫn giữ được cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc cổ kính

Nằm ẩn mình giữa hệ thống núi Nhẫm Dương thuộc phường Duy Tân, thị xã Kinh Môn, chùa Nhẫm Dương hay còn gọi là Thánh Quang tự là một trong ba ngôi chùa cổ kính từ thời Trần tọa lạc ở trên dãy núi này, cùng với chùa Châu Xá (Hoa Nghiêm tự) và chùa Xanh (Thiên Quang tự). Không chỉ nổi bật về cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc cổ kính, chùa Nhẫm Dương còn mang trong mình những giá trị đặc biệt về lịch sử Phật giáo, khảo cổ học và văn hóa trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

Nhiều hiện vật quý hiếm được khai quật trong khuôn viên và xung quanh chùa, trong ảnh là hiện vật văn hóa Đông Sơn.

Thiền phái Tào Động được sáng lập bởi hai nhà sư Động Sơn Lương Giới và Tào Sơn Bản Tịch từ cuối đời Đường, sau truyền vào Việt Nam từ thế kỷ 17. Thiền sư Thủy Nguyệt – người khai sáng dòng Thiền Tào Động ở nước ta từng tu hành và truyền pháp tại đây. Dưới sự dẫn dắt của Thiền sư Thuỷ Nguyệt, chùa Nhẫm Dương trở thành nơi quy tụ tăng ni và Phật tử khắp nơi về học đạo, mở đầu cho một giai đoạn phát triển rực rỡ của Thiền phái này trong các thế kỷ tiếp theo.

Tháp đá thời Lê trong khuôn viên chùa.

Ngày nay, dấu ấn về vai trò trung tâm Phật giáo xưa vẫn còn được lưu giữ rõ nét qua hai ngọn tháp đá thời Lê trong khuôn viên chùa. Tháp thứ nhất cao 5 tầng là nơi an trí xá lỵ của Đệ nhất tổ Thiền phái Tào Động Việt Nam - Thiền sư Thông Giác Thủy Nguyệt.

Tháp thứ hai cao 3 tầng là tháp tưởng niệm Đệ nhị tổ Tông Diễn Chân Dung. Mỗi mùa xuân về, từ mồng 5 đến mồng 7 tháng 3 âm lịch, lễ hội chùa Nhẫm Dương lại được tổ chức nhằm tưởng niệm ngày hóa của Thiền sư Thủy Nguyệt – người có công lớn trong việc truyền bá và phát triển Thiền học nước nhà.

Cây thị 800 năm tuổi tại chùa Nhẫm Dương

Không chỉ nổi bật trong đời sống tôn giáo, chùa Nhẫm Dương còn là một địa chỉ khảo cổ học có giá trị lớn. Từ đầu thế kỷ XXI, các nhà nghiên cứu đã tiến hành khai quật nhiều di chỉ trong khu vực chùa, phát hiện hàng loạt hiện vật quý hiếm như: răng hóa thạch, tiền cổ, đồ gốm và các công cụ sản xuất cổ xưa. Bộ sưu tập tiền cổ tìm thấy tại đây lên tới 728 đồng tiền, thuộc 120 loại khác nhau của bốn quốc gia: Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Lào. Đây là minh chứng sinh động cho sự giao thương rộng mở của khu vực Kinh Môn trong lịch sử, đồng thời phản ánh vai trò của chùa Nhẫm Dương như một điểm giao lưu văn hóa – tín ngưỡng quan trọng.

Khu di tích chùa Nhẫm Dương và các hang động tại xã Duy Tân đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích quốc gia vào năm 2003

Khu di tích chùa Nhẫm Dương và các hang động tại xã Duy Tân đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích quốc gia vào năm 2003, khẳng định giá trị văn hóa, lịch sử đặc biệt của nơi đây.

Nguồn: Vietnamnet

Download Android Download iOS
[Video] Ban Thường trực HĐTS họp triển khai Thông tư về việc sáp nhập Ban Trị sự tỉnh, thành

Sáng 19/6/2025, tại Văn phòng II Trung ương Giáo hội (Thiền viện Quảng Đức, TP.HCM), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự khu vực phía Nam đã tổ chức phiên họp triển khai Thông tư số 258/TT-HĐTS về việc sáp nhập Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố n

Tổ sư Phi Lai - Một đại sĩ hóa thân

PSO - Tổ sư Như Hiển Chí Thiền là một bậc Đại sĩ hóa thân. Ngài đã hiện thân để thực hành trọn vẹn lục độ Ba-la-mật, kiên trì thực hành Bồ-tát đạo, thể hiện chí nguyện thực hành giải thoát của Đại sĩ.

Bến Tre: Lễ Khai mạc Khóa tu mùa hè với chủ đề “Tuổi Trẻ Đoàn Kết Tự Hào Dân Tộc” lần thứ VIII tại Chùa Kim Long huyện Chợ Lách

PSO - Hòa trong tinh thần phụng sự đạo pháp, phát huy truyền thống giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, và không khí rộn ràng của mùa hè, ngày 19/06/2025 (nhằm ngày 24/05/năm Ất Tỵ),khóa tu mùa hè với chủ đề “Tuổi Trẻ Đoàn Kết Tự Hào Dân Tộc” lần thứ VIII đã chính thức khai mạc tại tại Chùa Kim Long – xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách. Chương trình do BTS

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online