15/06/2025 09:31

Ngôi chùa nằm giữa cánh đồng thờ hai "ông Hổ" ở một xã đảo

Nghe đọc bài:

Chùa Giữa Đồng là một điểm đến tâm linh của người dân xã đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây có 2 bộ da hổ từ thời xa xưa được phục dựng lại thành hình con hổ nguyên vẹn, được người dân gọi là "ông Hổ".

Cảnh thanh tịnh trong chùa Giữa Đồng

Chùa Giữa Đồng nằm trên đảo Hà Nam thuộc địa phận phường Nam Hòa, thị xã Quảng Yên, được nhân dân thôn Đồng Cốc xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 17.

Tên chính của chùa trước đây là Hương Đinh Phong Quang, tự tiếng Nôm gọi là chùa Giữa Đồng. Sau này, chùa được đổi tên thành Giữa Đồng bởi tọa lạc giữa cánh đồng trồng lúa. Ngôi chùa cũng là nơi gắn bó với đời sống tâm linh của người dân nơi đây.

Ngôi chùa có không gian rộng, nhiều cảnh quan đẹp, tồn tại cùng xóm làng yên ả của đảo Hà Nam.

Trong khuôn viên chùa có 2 bộ da hổ được phục dựng lại thành hình con hổ nguyên vẹn. Người dân tại đây cung kính gọi là "ông Hổ" và đã đặt vào tủ kính để thờ tự.

Một trong hai "ông Hổ" được để trong tủ kính tại khuôn viên chùa. Người dân xã đảo cho biết hai "ông Hổ" đã có ở chùa từ rất lâu.

Theo Đại đức Thích Thanh Tuân (trụ trì chùa Giữa Đồng), hai "ông Hổ" đã có ở chùa từ rất lâu, do người dân mang tới từ thời nơi đây mới chỉ là một ngôi chùa nhỏ.

Hai "ông Hổ" chỉ có bộ da, lông là thật, còn bên trong độn bông và có khung tạo hình. Mặc dù được bảo quản trong tủ kính nhưng do có từ rất lâu nên phần da của hai "ông Hổ" đã bị hư hại phần nào.

Nằm bên dòng sông Bạch Đằng lịch sử, trải qua thăng trầm của thời gian và dưới sự tác động của thiên nhiên, nhiều hạng mục của chùa đã bị xuống cấp, hư hỏng.

Chùa được người dân địa phương xây dựng vào cuối thế kỷ 17 ở giữa cánh đồng. Năm 2021, chùa được tu bổ vì nhiều hạng mục đã xuống cấp.

Để ngôi chùa hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển chung, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của người dân và du khách thập phương, UBND thị xã Quảng Yên đã phê duyệt quyết định quy hoạch, trùng tu tôn tạo lại chùa Giữa Đồng với diện tích tổng thể là 21.671m2 bằng nguồn xã hội hóa và nguồn công đức.

Và cuối tháng 1/2021, việc trùng tu, tôn tạo chùa Giữa Đồng đã chính thức hoàn thành.

Chùa Giữa Đồng sau khi được tu bổ đã đẹp và khang trang hơn.

Chùa chính được thiết kế xây dựng theo kiến trúc thời Lý với tổng diện tích 600m2, sử dụng gỗ lim và đá nguyên khối, kết cấu 8 mái chồng diêm, 7 gian 2 trái.

Ngoài ra, chùa còn có các hạng mục công trình khác như nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu, nhà tiếp khách, nhà dâng lễ, hành lang thờ La hán, gác chuông, chùa một cột, lầu hóa sớ, động sơn trang, thập bát La hán cùng các công trình phụ trợ phục vụ tín ngưỡng.

Ngoài lễ hội chính vào mùng 9 tháng Giêng hàng năm, mỗi tháng 2 lần vào ngày rằm và mùng 1, người dân và du khách thập phương thường đến chùa chiêm bái.

Khung cảnh chùa Giữa Đồng sau khi được tu bổ.

Theo VietNamNet

Download Android Download iOS
Trung ương Giáo hội thành kính tưởng niệm Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên

Chiều ngày 12/7/2025 (18/6 năm Ất Tỵ), tại Pháp viện Minh Đăng Quang (TP.HCM), Giáo đoàn IV thuộc Hệ phái Khất sĩ đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm 10 năm ngày viên tịch của Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên – bậc Trưởng lão mô phạm, vị Pháp sư uyên thâm của Hệ phái.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online