11/07/2025 10:12

Ngôi chùa nằm giữa sông ở TP.HCM

Chùa Phước Long nằm trên cù lao Bà Sang (P.Long Bình, TP.Thủ Đức, TPHCM cũ), nơi hàng ngàn tín đồ tìm đến hành hương.

Chùa thuộc hệ phái Phật giáo Bắc Tông. Ngay cổng chùa là dãy các tượng Phật, thần cùng cặp rồng uốn lượn.

Chùa nằm trên một cù lao nhỏ, giữa sông Đồng Nai, với diện tích khoảng 1,5 ha. Vị trí của chùa hiện nay thuộc P.Long Bình, TP.Thủ Đức (cũ), đồng thời tiếp giáp với địa phận tỉnh Đồng Nai chỉ một nhánh sông.

Chùa như một ốc đảo tâm linh thu nhỏ, được bao quanh bởi sông nước kèm hệ sinh thái cây cỏ mọc tự nhiên. Đặc biệt, chùa còn được nhiều người đặt cho cái tên khác là "chùa Bà Châu Đốc 3", bởi nơi đây ngoài tôn trí tượng các vị Phật, thần còn có tượng và miếu thờ Bà Chùa Xứ ở Châu Đốc, núi Sam (An Giang).

Hòa thượng Thích Nhật Phát, nguyên trụ trì chùa Phước Long cho biết, chùa đã có từ những năm 1960. Ban đầu, chùa chỉ là một am tu nhỏ, được lợp tôn và lá để che mưa nắng.

Trước năm 1975, Hòa thượng Thích Nhật Phát đã có mặt, sống và tu tập ở chùa này. Tuy nhiên, sau đó vài năm, hòa thượng rời cù lao để vào đất liền, làm trụ trì của một số chùa ở khu vực Q.9 cũ. Đến năm 1993, Hòa thượng Thích Nhật Pháp mới quay trở lại cù lao Bà Sang và bắt đầu tìm cách tôn tạo và xây dựng lại chùa. Đến năm 2009, chùa được trùng tu và xây mới.

Theo hòa thượng, khi xưa, chùa được xây dựng từ hơn 2.000 m3 gỗ căm xe được chở từ đất liền sang. Chính hòa thượng mời những thợ lành nghề nhất ở Huế vào TP.HCM để xây chùa. Phải mất đến 2 năm chùa mới hoàn thành. Đến năm 2016, cảm thấy không còn sức khỏe quán xuyến nên hòa thượng đã giao chùa lại cho đệ tử và lui về ở ẩn, tu tập tại Miếu Ngũ hành phía sau chùa.

Chia sẻ thêm về Miếu Bà Chúa Xứ, hòa thượng Thích Nhật Phát cho hay, trước đây một số thương nhân người Hoa ngỏ ý muốn tạc tượng Bà và đặt gần chùa. Sau đó, chính tay hòa thượng cùng những thương nhân này xin lễ tại núi Sam và về đặt tượng Bà ở chùa.

Khuôn viên chánh điện chùa nằm tại tầng 2, gồm ba gian với kết cấu chính là gỗ. Màu nâu gụ của gỗ, các cột kèo, mái sơn son thếp vàng càng làm không gian thêm phần cổ kính. Đây là gian thờ chính, đồng thời cũng là nơi các sư tụng kinh hoặc hành lễ.
Các tượng Phật, thần ở chùa Phước Long.

Điểm đặc biệt ở chùa có rất nhiều tượng Phật, Bồ tát, A la hán.. Ngay từ cổng chùa, dễ dàng nhận thấy tượng các vị Phật. Cổng chùa được xây theo lối kiến trúc tam quan, hai bên có rồng uốn lượn và 2 vị hộ pháp.

Trước chính điện chùa là những bức tượng lớn, lộ thiên. Bên trái có pho tượng Phật nằm dài 10 m, cùng với đó là tượng Phật Di Lặc, Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát, Thập Bát La Hán, Quan Thế Âm Bồ Tát… Khu chánh điện chùa được xây 2 tầng. Tầng trên làm nơi thờ tự cũng như nơi hành lễ, tụng kinh. Nơi đây được xây dựng hầu hết bằng gỗ căm xe.

Phạm Hữu (Thanh Niên)

Download Android Download iOS
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn sách tấn hành giả tại Đạo tràng an cư chùa Long Phước Thọ

Sáng 19/7, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN đã quang lâm thăm và sách tấn gần 250 hành giả Tăng Ni đang cấm túc an cư theo truyền thống Phật giáo Bắc tông trong mùa An cư kiết hạ Phật lịch 2569, tại chùa Long Phước Thọ (Đồng Nai).

Khánh Hòa: Trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm húy nhật Hòa thượng Thích Ngộ Tịnh tại chùa Viên Ngộ

PSO - Trong hai ngày 17 – 18/7/2025 (nhằm 23 – 24/6 năm Ất Tỵ), tại chùa Viên Ngộ (xã Bắc, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa), môn đồ pháp quyến và tứ chúng đồng tu đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm húy nhật lần thứ 2, kỷ niệm 4 năm ngày viên tịch của cố Hòa thượng Thích Ngộ Tịnh.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online