09/07/2025 12:00

Ngôi chùa ở miền Tây là nơi 'an cư' của chim cò quý hiếm

Không chỉ là nơi gửi gắm niềm tin tâm linh, nhiều ngôi chùa ở miền Tây còn trở thành mái nhà bình yên của hàng ngàn chim cò; trong đó có loài nằm trong Sách đỏ.

Chùa Khmer Nodol (còn gọi là chùa Cò), nơi thu hút hàng ngàn con cò, vạc về trú ngụ.

Đất lành chim đậu

Tọa lạc xã Đại An, H.Trà Cú, Trà Vinh (cũ), ngôi chùa Khmer Nodol (người dân miền Tây quen gọi là chùa Cò) có bề dày lịch sử hơn 300 năm. Nơi đây không chỉ nổi bật về kiến trúc mà còn được biết đến là mái nhà bình yên, thu hút hàng ngàn con chim, cò, vạc, diệc... kéo về làm tổ, sinh sống qua nhiều thế hệ.

Hòa thượng Pháp Tánh, sư cả chùa Cò, cho biết chùa được xây dựng năm 1677, trên diện tích gần 6 ha. Bao quanh chùa có những hàng tre, dầu, sao và sầu đâu rợp bóng, là môi trường lý tưởng cho các loài chim cò tìm đến trú ngụ.

Khu vườn của chùa Cò là nơi cư trú của nhiều loài chim quý hiếm.

"Khoảng 100 năm trước, cò và các loài chim bắt đầu kéo về ngôi chùa này. Thấy chúng hiền lành, không phá hoại mùa màng, các sư và người dân địa phương đều chung tay bảo vệ. Càng về sau, đàn cò sinh sôi nảy nở, bầu trời quanh chùa mỗi ngày thêm rộn rã tiếng chim", hòa thượng Pháp Tánh chia sẻ.

Đến nay, khu vườn của chùa Cò là nơi cư trú của nhiều loài chim quý hiếm như: cò trắng, cò quắm, cò đầu đỏ, cò đầu vàng, cò mỏ vàng, cò mỏ đen, cò giang cùng các loài khác như vạc, diệc, cồng cộc, mòng, két, sáo… Đặc biệt, có cả cò cổ rắn, loài chim quý hiếm được ghi danh trong Sách đỏ, cũng tìm về đây sinh sống.

Các loại chim cò chung sống hòa thuận trong khuôn viên chùa Cò.

Tuy chung sống hòa thuận, nhưng các loài chim cò "an cư" tại đây có vẻ "phân chia lãnh địa" rõ ràng. Cò thường tập trung ở hàng dầu, bụi tre; vạc, cồng cộc chọn những vòm sầu đâu gần chánh điện làm tổ... Đặc biệt, dù số lượng chim cò đông đảo và tiếng kêu vang vọng, không gian chùa vẫn giữ được vẻ uy nghiêm, tĩnh tại vốn có.

"Đất có lành thì chim mới đậu. Chùa là nơi thanh tịnh, an toàn, lại có sự gắn bó và che chở của các sư nên chim về ở lâu dần như quen mặt. Gặp người lạ thì bay đi, nhưng thấy các sư thì rất dạn, chẳng chút sợ hãi", hòa thượng Pháp Tánh lý giải.

Ngôi chùa có đàn vạc thích nghe kinh

Tại xã Định Hòa, H.Gò Quao, Kiên Giang (cũ), chùa DoungLeySiRiVanSa (còn gọi chùa Đường Xuồng Mới) cũng là nơi nương náu của đàn vạc hàng trăm con suốt hơn 2 thập kỷ qua. Với diện tích hơn 1,6 ha, khuôn viên chùa được bao phủ bởi những cây dầu, cây sao cao từ 30 - 50 m, tạo thành hệ sinh thái thu nhỏ lý tưởng cho các loài chim.

Khuôn viên chùa Đường Xuồng Mới có nhiều cây sao, cây dầu cao từ 30 - 50 m, là nơi cư trú lý tưởng cho loài vạc và cò.

Đại đức Danh Tỉ, trụ trì chùa, cho biết loài vạc trắng sinh sống tại đây có trọng lượng rất lớn, con trưởng thành có thể tới 4 kg, sải cánh rộng hơn 50 cm. Ngoài vạc, chùa còn là nơi cư ngụ của hàng ngàn con cồng cộc, tạo nên cộng đồng chim trời vừa phong phú, vừa kỳ thú.

"Có những con vạc rất đặc biệt. Chiều tối bay về đậu trên mái chánh điện, nghe kinh rồi ở lại ngủ đến sáng mới rời đi. Như thể chúng cũng có cảm nhận tâm linh riêng của mình vậy", Đại đức Danh Tỉ kể.

Sự gắn bó của đàn vạc với chùa không chỉ khiến du khách thích thú mà còn thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu sinh thái. Trong những năm gần đây, lượng khách đến chùa ngày một đông, vừa để chiêm bái, vừa để tận mắt chứng kiến sự cộng sinh độc đáo giữa thiên nhiên và tâm linh.

Vạc nơi đây rất dạn dĩ với người.
Một số con thích đậu ở chánh điện.
Những đàn vạc làm tổ trên những ngọn cây cao tại chùa Đường Xuồng Mới.

Những ngôi chùa giữa miền Tây sông nước không chỉ là biểu tượng văn hóa, tín ngưỡng mà còn là minh chứng sinh động cho mối giao hòa giữa con người và tự nhiên.

Ở đó, sự hiện diện của hàng ngàn con cò, con vạc không đơn thuần là hiện tượng sinh học, còn là biểu tượng của sự an lành, viên mãn nơi mà "chốn thiêng" không chỉ dành riêng cho con người mà còn là mái nhà an yên cho vạn vật.

Duy Tân (Thanh Niên)

Download Android Download iOS
[Video] Kiện toàn và trao Quyết định nhân sự Ban Trị sự Phật giáo TP.Cần Thơ sau sáp nhập

Sáng 11/7, tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam – Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN TP.Cần Thơ, Trung ương Giáo hội đã công bố và trao Quyết định nhân sự Ban Trị sự GHPGVN TP.Cần Thơ sau sáp nhập, đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong tiến trình kiện toàn bộ máy tổ chức Giáo hội địa phương, hướng đến sự phát triển bền vững và hiệu quả trong giai đoạn hiện

Tổ sư Phi Lai - Một đại sĩ hóa thân

PSO - Tổ sư Như Hiển Chí Thiền là một bậc Đại sĩ hóa thân. Ngài đã hiện thân để thực hành trọn vẹn lục độ Ba-la-mật, kiên trì thực hành Bồ-tát đạo, thể hiện chí nguyện thực hành giải thoát của Đại sĩ.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online