Người Sài Gòn đi chùa lễ Phật, phóng sanh Rằm tháng Giêng

NÉT ĐẸP VĂN HÓA

Theo truyền thống Phật giáo, Ngày Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên tiêu, nghĩa là đêm trăng tròn đầu tiên của năm. Trong ngày này, người dân đến các chùa, đền, miếu… để cầu nguyện gia đạo bình an, yên vui, may mắn.

Dù là ở trong tôn giáo, truyền thống hay tín ngưỡng nào, việc giữ được nét văn hóa truyền thống luôn là điều đáng phát huy và gìn giữ. Với niềm tin tín ngưỡng của người dân Việt, những lời cầu nguyện luôn hướng tới cái chung của xã hội, rồi mới đến những lời cầu nguyện cho riêng cá nhân. Sự chuyển tiếp văn hóa này là một nét đặc sắc mà không phải quốc gia nào cũng có được.

Vào ngày Rằm tháng Giêng, lượng người đi chùa lễ Phật rất đông. Ngày này, nhiều người quan niệm và khuyến khích nên ăn chay, giảm sát sinh, nói điều hay lẽ phải. Có người đi lễ chùa là thời khắc để họ thư thái, kiểm điểm lại bản thân, bình tâm nhìn lại một năm đã qua và định hướng cho bản thân trong năm tới.

Còn đối với các bạn trẻ, đi lễ chùa không chỉ để cầu nguyện những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình, mà còn là dịp thưởng lãm cảnh đẹp, nét thanh tịnh chốn linh thiêng và hiểu hơn về truyền thống văn hóa của dân tộc. Từ đó, giúp thế hệ trẻ hiểu biết thêm về nét văn hóa truyền thống của dân tộc và thấy được trách nhiệm trong việc gìn giữ nét đẹp ấy cho đời sau.

Có thể thấy, đi lễ chùa đầu năm là nét văn hóa truyền thống được hình thành từ lâu, tạo nên bức tranh đặc sắc trong nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Qua đó không chỉ thể hiện niềm tin, hy vọng về cuộc sống hạnh phúc, no đủ, mà còn là món ăn tinh thần của người Việt, góp phần vun đắp thêm niềm yêu quý và trân trọng những giá trị cội nguồn.

Hòa mình vào dòng người Việt đi Lễ chùa ngày Rằm tháng Giêng để cầu mong sức khỏe, bình an.

VIẾNG CHÙA ĐẦU NĂM

Theo nhà văn Tô Hoài thì “đi chùa, lên chùa, lễ chùa” là một nét sinh hoạt văn hóa tâm linh của người Việt Nam có từ xa xưa. Nhiều ngôi chùa đã bố trí nơi để xe, người trông xe cho khách viếng chùa; đồng thời bố trí phật tử, thanh niên phục vụ hướng dẫn khách tham quan, cúng viếng chùa chu đáo, nhiệt tình.

Trong không gian tĩnh lặng hòa quyện vào tiếng chuông chùa ngân vang, người viếng chùa cầu mong một năm mới an lành, vạn sự hanh thông. Cô Nguyễn Thị Tuyết cho biết: “Đã thành thông lệ, năm nào cũng vậy, tôi và gia đình thường đi lễ chùa vào Rằm tháng Giêng, để cầu mong bình an cho mọi người trong gia đình và với tất cả mọi người được ấm no, an yên làm ăn, không còn phải chịu cảnh dịch bệnh khủng khiếp như trước đây. Ngày Rằm tháng Giêng, các thành viên trong gia đình tôi thường bảo nhau cư xử đúng mực, không làm việc xấu, yêu thương, giúp đỡ tất cả mọi người”.

Còn với anh Đăng cho biết: “Nhiều năm đi chùa, tôi học được rất nhiều điều bổ sung kiến thức cho bản thân. Đi ngôi chùa nào tôi cũng đều tìm hiểu những câu chuyện lịch sử riêng của nó và đi lễ chùa như thế nào, sắm lễ ra sao, mặc trang phục như thế nào… Nhưng hơn hết, đi chùa giúp tâm của mỗi người thanh tịnh hơn, được thả hồn vào đất trời, lòng người rất nhẹ nhàng”.

Ở một khía cạnh khác, thì với người Phật tử “Chùa là nơi trang nghiêm, thanh tịnh để mọi người chiêm nghiệm, cầu mong bình an, tốt lành. Bên cạnh đó người Việt vẫn luôn duy trì những nét đẹp văn hóa truyền thống đi chùa lễ Phật, thờ cúng tổ tiên đậm chất nhân văn trong dịp Rằm tháng Giêng, Trong làn khói nhang nghi ngút hòa quyện với tiếng chuông chùa, dòng người đi viếng chùa, lạy Phật, tất cả đều cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc và bình an.

Một số hình ảnh Phật tử ngày Rằm tháng riêng đi chùa lễ Phật.

Sư Chơn Minh - ảnh Sông Thương

Download Android Download iOS
Ban Trị sự Phật giáo TP. Cần Thơ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 26/7/2024, tại Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam (xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ) chư Tôn đức BTS PG TP. Cần Thơ, chư Tôn đức Ban kiến đàn và giới tử Đại giới đàn Từ Quang đã cử hành lễ tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa từ trần trong không khí trang nghiêm và thành kính.

Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo Trung ương thăm, làm việc và tặng quà tại Quảng Nam

PSO - Ngày 24/7/2024 (nhằm 19/6/Giáp Thìn), đoàn Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo Trung ương GHPGVN đã đến thăm, làm việc với Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Nam tại trường Trung cấp Phật học tỉnh (phường Tân Thạnh, Tp.Tam Kỳ).

Bình Phước: Xúc động đêm tri ân và tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

PSO – Trong không khí cả nước đang hướng về cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từ trần ngày 19/7/2024. Trước sự ra đi của người, đó là sự mất mát lớn của Đảng, Nhà nước và Tổ quốc Việt Nam ngày 26/7/2024 cũng là ngày Quốc Tang, ngày đưa tiễn cố Tổng Bí thư về lòng đất mẹ. Đêm thắp nến tri ân và tưởng niệm đến cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tran

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online