14/02/2020 20:47

Nhà thư pháp nổi tiếng Lê Thiên Lý – người đã sáng tạo ra 2 lối viết thư pháp mới


PSO – Nhà thư pháp Lê Thiên Lý là một nghệ nhân thư pháp nổi tiếng đến từ huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Cứ mỗi độ Tết đến, Xuân về, ông đồ Lê Thiên Lý lại bày mực tàu, giấy đỏ cho chữ tại đền Trạng Trình danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng). Và Ông còn thường đi đến những nơi danh thắng lịch sử của đất nước để cho chữ thư pháp, với ông việc cho chữ không phải để kinh doanh mà đó là niềm đam mê với nghệ thuật thư pháp.

Bàn tay tài hoa của ông đồ Lê Thiên Lý vẩy chiếc bút lông trên giấy đỏ, giấy vàng chỉ một thoáng chữ “Phúc”, “Đức”, “Tâm”… hiện lên với những nét vẽ mềm mại trên trang giấy, khiến không ít người phải trầm trồ thán phục.

Mùa xuân năm Canh Tý này, với một tâm nguyện khát khao xin chữ “Phật” trên đỉnh thiêng Yên tử, nhà thư pháp Lê Thiên Lý đã không quản ngại tuổi  cao, Ông mang theo giấy bút mực lên tận chùa Đồng – nơi non thiêng Yên Tử di tích Quốc gia, đặc biệt là danh thắng Yên Tử, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh để viết thư pháp. Nơi đây hơn bảy trăm năm trước, Đức vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã tu tập, nhập Niết bàn và sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ngày nay.

Theo dân gian ta lưu truyền thì chùa Đồng linh thiêng chính là một nơi có thể cầu được “sinh lực của vũ trụ” cho mọi mặt của đời sống. Và ngôi chùa Đồng cũng chính là nơi mà các tín đồ Phật tử có một niềm tin vào sự linh ứng khó lý giải này. Dân gian có câu:

“Trăm năm tích đức tu hành

Chưa về Yên Tử chưa thành quả tu”.

Trước non thiêng trong không khí của mùa xuân, nhà thư pháp Lê Thiên Lý đã biểu diễn múa bút trước trời đất linh thiêng và xin viết chữ “Phật”. Bằng bàn tay điêu luyện và sự hòa quyện của đất trời trên đỉnh núi thiêng, ông đã cho ra những bức thư pháp thật độc đáo và mang đầy ý nghĩa. Có thể nói, múa bút xin chữ thư pháp trên đỉnh núi Yên Tử là một việc làm nên phát triển thành thông lệ.

Từ ngàn xưa, cứ mỗi khi mùa Xuân về mọi người chúng ta thường đến chùa hay những nơi thờ tự, để xin chữ các ông đồ về treo trong nhà, với mong muốn trong một năm sẽ gặp nhiều may mắn.

 Lên tận đỉnh núi thiêng Yên Tử viết thư pháp và xin chữ là một điều rất đặc biệt. Điều này không phải cứ muốn là được, mà phải có nhân duyên gặp gỡ giữa người cho và người nhận, nhân duyên bởi thời tiết trên đỉnh núi không phải lúc nào cũng có thể viết.

Tâm sự về tình yêu với thư pháp, ông Lê Thiên Lý cho biết: Niềm đam mê với thư pháp của ông được bắt nguồn từ chính người cha của mình,  từ thuở nhỏ ông đã thuộc Tam Tự Kinh. Mới 15 tuổi, ông đã thông thạo chữ Nho và những bức tranh thư pháp. Mùa xuân năm nay, ông có nguyện vọng lên chùa Đồng xin chữ “Phật” và ông chỉ có thể mang theo 5 bức thư pháp để viết tặng cho những người có đủ nhân duyên.

 Với “Nhân diện thư”, chữ viết trên bức thư pháp không chỉ giống người thật ở hình thức mà còn thể hiện được nội tâm, tính cách…của nhân vật. Còn lối viết “Vật điểu thư” thì mỗi nét chữ lại mang dáng dấp của một  con chim hoặc một bông hoa.

Hai lối viết thư pháp mới của nghệ nhân Lê Thiên Lý là một sáng tạo trong nghệ thuật viết thư pháp, đã loại bỏ được cái thô cứng và khuôn mẫu của những lối viết thư pháp trước đó.

Biểu diễn múa bút khai hoa xin chữ và viết thư pháp trên đỉnh núi thiêng Yên Tử của nhà thư pháp Lê Thiên Lý xuân năm Canh Tý – 2020,  là một nét chấm phá trong văn hóa phong phú của người Việt Nam luôn biết sáng tạo và giữ gìn nền văn hóa dân tộc.

PV. Tronghaitb

The post Nhà thư pháp nổi tiếng Lê Thiên Lý – người đã sáng tạo ra 2 lối viết thư pháp mới appeared first on Phật Sự Online Miền Bắc.

Download Android Download iOS
BR-VT: Bổ nhiệm Đại đức Thích Minh Nguyện trụ trì chùa Hội Phước (TP.Bà Rịa)

PSO - Sáng ngày 21-11, Tại phường Phước Nguyên, TP. Bà Rịa, tỉnh BR-VT đã long trọng tổ chức Lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Hội Phước (chùa Cây Dương) đến Đại đức Thích Minh Nguyện và Lễ húy kỵ cố Hòa thượng Thích Tâm Thiệu.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online