Ni Sư Liễu Pháp tham luận về Vai Trò của ngôn ngữ Pali trong Bảo Tồn Giáo Pháp Đức Phật

Nghe đọc bài:

PSO - Tại Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Châu Á (ABS) lần thứ nhất tổ chức ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ do Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (IBC) và Bộ Văn hóa Ấn Độ tổ chức trong 2 ngày 5-6/11/2024, Ni sư Liễu Pháp - Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM đã có bài tham luận đặc sắc về vai trò của ngôn ngữ Pāli trong việc bảo tồn và truyền bá giáo lý của Đức Phật.

Ni sư Liễu Pháp - Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM tham luận tại Hội nghị

Ni sư nhấn mạnh rằng, Pāli không chỉ là ngôn ngữ ghi chép Kinh điển Tam Tạng mà còn mang giá trị văn hóa, triết học và ngôn ngữ học sâu sắc.

Thông qua bài trình bày, Ni sư đã phân tích ý nghĩa của việc học Pāli để nắm bắt được tinh hoa giáo lý nguyên thủy, đồng thời khuyến khích việc dịch thuật các kinh văn sang ngôn ngữ mẹ đẻ để tăng tính tiếp cận. Với các trích dẫn từ các nguồn kinh điển, Ni sư làm rõ vai trò quan trọng của ngôn ngữ trong việc duy trì sự chính xác của Phật ngôn (Buddhavacana).

Ngôn ngữ Pāli không chỉ là một phương tiện học thuật mà còn là chìa khóa mở ra cánh cửa đến với trí tuệ và di sản tâm linh của Đức Phật. Với vai trò là ngôn ngữ cốt lõi trong việc bảo tồn và truyền tải Phật pháp, Pāli tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình, hiểu biết và sự đoàn kết trên toàn cầu.

Ban Tổ chức Hội nghị trao kỷ niệm chương và Chứng nhận vinh danh cho diễn giả Liễu Pháp tại phiên Hội thảo

Bài tham luận nhận được sự quan tâm lớn từ các đại biểu, góp phần thúc đẩy nghiên cứu sâu hơn về ngôn ngữ và văn hóa Phật giáo trong cộng đồng học giả quốc tế. Sự kiện là cầu nối văn hóa và tri thức giữa Việt Nam và Ấn Độ, tiếp tục khẳng định vị thế của Phật giáo Việt Nam trên bản đồ Phật giáo toàn cầu.

Thái Hà

 

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online