Ninh Thuận: Hòa thượng Thích Thọ Lạc chia sẻ chuyên đề về Văn hóa Phật giáo

Nghe đọc bài:

PSO – Sáng ngày 1/12/2023 (nhằm ngày 19/10/ÂL), tại chùa Sùng Ân, Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Ninh Thuận, nhân khoá bồi dưỡng trụ trì 2023, Hoà thượng Thích Thọ Lạc – Ủy viên Thường trực HĐTS, Trưởng Ban Văn hoá Trung Ương có buổi thuyết trình về chuyên đề Văn hóa Phật giáo.

Tham dự buổi thuyết trình có sự hiện diện của chư Tôn đức Tăng Ni lãnh đạo Phật giáo BTS GHPGVN tỉnh Ninh Thuận, Tăng Ni các tự viện trên địa bàn tỉnh.

Nội dung buổi thuyết trình, Hoà thượng Thích Thọ Lạc đã  trình bày về khái niệm văn hoá, văn hoá Phật giáo, Văn hoá Phật giáo Việt Nam.

Sự khác biệt của Văn hoá Phật giáo Việt Nam với Văn hoá Phật giáo các nước, đặc trưng của văn hoá Phật giáo Việt trong đời sống Tăng Ni, Phật tử thông qua văn hoá vật thể văn hoá phi vật thể cụ thể hoá trong môi trường sống, hành động sống, hành vi sống, và tư duy, nếp nghĩ nếp sống của Tăng Ni, tín đồ Phật giáo điển hình như: Kiến trúc, ngôn ngữ, ẩm thực, nghệ thuật Phật giáo,…

Theo đó, Hoà thượng nhấn mạnh, văn hoá Phật giáo luôn đồng hành cùng văn hoá dân tộc, không thể tách rời đời sống con người Việt Nam, cần kế thừa, phát huy và bảo tồn… cần lan toả trong đời sống của Tăng Ni, Phật tử, người Việt trong và ngoài nước.

Hoà thượng chia sẻ thêm về thực trạng Phật giáo Việt Nam hiện nay, thể hiện trong kiến trúc chùa chiền, kinh sách, y phục, biểu tượng Phật giáo.

Trên cơ sở đó, Hoà thượng cho biết về chủ trương, mục đích và tầm quan trọng của các đề án văn hoá Phật giáo Pháp Phục, ngôn ngữ, kiến trúc, di sản, nghệ thuật và biểu tượng… trong sự nghiệp phát triển, thống nhất và tìm ra bản sắc riêng trong văn hoá Phật giáo của từng hệ phái, vùng miền; trong đời sống Tăng ni, Phật tử Phật giáo trên cả nước.

Chủ trương thống nhất trong đa dạng được triển khai xuyên suốt trong các đề án Văn hoá Pháp phục, ngôn ngữ, kiến trúc, di sản, nghệ thuật và biểu tượng Phật giáo để thấy được tính khu biệt, đặc sắc trong văn hoá Phật giáo Việt Nam. Đồng thời qua đó thể hiện được tính biệt truyền, nét đặc trưng của từng hệ phái, sự kết nối đặc trưng của văn hoá Phật giáo và văn hoá dân tộc, giữa tư tưởng Phật giáo với đời sống văn hoá tín ngưỡng của từng khu vực, vùng miền, hướng đến việc thống nhất trong sắc thái, hoà hợp trong tư tưởng, linh hoạt hội nhập, thích ứng và đồng hành cùng dân tộc, thời đại.

Hoà thượng mong muốn việc xây dựng bộ quy chuẩn văn hoá Phật giáo là cần thiết, cần lan toả các quy chuẩn về pháp phục, ngôn ngữ, kiến trúc, di sản, nghệ thuật, biểu tượng Phật giáo trong các tự viện, các lễ hội văn hoá Phật giáo, cũng như ứng dụng vào trong đời sống tu tập Tăng Ni Phật tử của các tự viện, nhằm tìm ra một hướng đi chung nhất đối với cộng tác tuyên truyền, thể hiện văn hoá Phật giáo với cộng đồng Phật giáo các nước.

Buổi thuyết trình diễn ra trong không khí thân tình, với sự tương tác hiệu quả xung quanh các vấn đề mà Hoà thượng Thích Thọ Lạc trình bày.

Thông qua nội dung buổi thuyết trình này, chư Tôn đức Tăng Ni còn hiểu thêm về hành trình và thành tựu, cũng như kết quả của việc nghiên cứu của các đề án văn hóa Phật giáo Việt Nam, cũng như sự quyết tâm thực hiện của Ban văn hoá Trung ương, sự chỉ đạo trực tiếp của HĐTS trong sự nghiệp phát triển và bảo tồn các giá trị văn hoá Phật giáo vật thể và phi vật thể Phật giáo hiện nay.

Phân Ban CNTT PG

Download Android Download iOS
Bình Định:  Lễ trao học bổng cho các Em học sinh đồng bào Phật tử dân tộc

Ngày 25/10/2024 (nhằm ngày 23/9/Giáp Thìn) tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS  huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Phân ban Phật tử Dân tộc Trung ương phối hợp với Ban Trị Sự - Ban HDPT GHPGVN tỉnh Bình Định, Phối hợp với Chính quyền địa phương & Giáo viên - Ban giám hiệu Nhà trường. tổ chức lễ trao học bổng cho các Em học sinh đồng bào Phật tử d

Tác động của Tăng đoàn Phật giáo đến tôn giáo và xã hội Ấn Độ thời Đức Phật

Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, Tăng đoàn Phật giáo đã làm lung lay chế độ đẳng cấp, bất công xã hội, phân biệt giới tính, cuồng tín tôn giáo… Trên nền tảng đó, suốt hơn 2.600 năm qua, Tăng chúng tiếp tục là những người tiên phong thúc đẩy cải cách xã hội tại các quốc gia mà Phật giáo có mặt, vì hạnh phúc và lợi lạc cho loài người.

Bình Định: Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Hội LHTN Việt Nam huyện và Ban Trị sự GHPGVN huyện Hoài Ân

PSO - Chiều ngày 21/10, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN huyện Hoài Ân (chùa Viên Giác, xã Ân Tường Tây) Hội LHTN Việt Nam huyện và Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện tổ chức lễ ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2024 - 2025; Chương trình phối hợp giữa Hội LHTN Việt Nam huyện và Ban Trị sự GHPGVN huyện Hoài Ân nhằm thực hiện Chương trình phối hợp

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online